Các nước trung đông giáp với khu vực nào năm 2024
Hỏi: Người Việt thường dùng từ “Vùng Trung Đông” để chỉ vùng “Middle East” (gồm Ai Cập, Iran và các nước nằm giữa 2 nước này). Dùng như vậy có đúng không? KHÁNH HƯNG (Đường Huỳnh Tịnh Của, P17, Bình Thạnh, TPHCM) AN CHI: Trung Đông là một cách nói mà ta đã mượn từ tiếng Hán, còn tiếng Hán thì dùng hai chữ này để dịch ngữ danh từ tiếng Anh Middle East. Đối với người châu Âu, châu Mỹ và châu Phi thì Trung Đông là khu vực nằm giữa bờ phía Đông của Địa Trung Hải và đường biên giới giữa một bên là Iran còn bên kia là Pakistan và Afghanistan. Vậy, đây là một khu vực chủ yếu thuộc về châu Á nhưng lại gồm cả Ai Cập ở châu Phi vì bán đảo Sinai của nước này lại thuộc châu Á. Về địa lý thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng thuộc Trung Đông nhưng từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nước này đã đệ đơn xin gia nhập EU (nhưng đến nay vẫn chưa được chấp nhận vì “chưa đủ tiêu chuẩn”). Middle East là một cách gọi do nhà lý luận quân sự người Anh là Alfred Mahan đề xướng hồi cuối thế kỷ XIX và chủ yếu là xuất phát từ cách nhìn của người châu Âu. Tiếng Việt và tiếng Hán cũng theo đó mà gọi khu vực đang xét là Trung Đông mặc dù phía Đông của nước ta và cả Trung Quốc là Thái Bình Dương và bờ biển phía Tây của châu Mỹ; chứ “Trung Đông” thì lại nằm về phía Tây của cả nước ta lẫn Trung Quốc. Cách gọi này đánh dấu một thời kỳ mà hoạt động thông tin và ngôn ngữ báo chí của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nói chung còn phụ thuộc nặng nề vào hoạt động thông tin và ngôn ngữ báo chí của các cường quốc phương Tây. Khu vực mà phương Tây gọi là Trung Đông – và ta đã gọi theo – thực chất là khu vực Tây Nam Á, bao gồm: Ai Cập, Lebanon, Palestine, Israel, Syria, Jordan, Irak, Kuwait, Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Yemen, Oman và Iran, như có thể thấy trên bản đồ chính trị vùng Trung Đông (trừ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)) (Xin xem bản đồ). Như vậy Tây Nam Á nằm ở thế đối lập với Đông Nam Á của chúng ta, mà ở giữa là Nam Á, trên đó nước rộng lớn nhất là Ấn Độ, như ai nấy đều biết. Cùng với lợi thế phát triển ngành công nghiệp dầu khí, thời gian qua, nhờ đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phi dầu mỏ, tập trung vào các ngành, như công nghệ cao, logistics, du lịch, tài chính, các quốc gia Trung Đông, nhất là các nước phát triển hàng đầu khu vực, bao gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar,... ngày càng khẳng định vị thế trung tâm, động lực phát triển mới của kinh tế thế giới. Các tổ chức kinh tế quốc tế lớn, như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Đông năm 2024 đạt khoảng 3%, cao hơn so với mức 2% của năm 2023. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tăng mạnh, đạt khoảng 3,9% trong năm 2024 so với mức 1% của năm 2023. Công nghiệp dầu khí được dự báo tiếp tục đóng vai trò “xương sống” trong tiến trình phát triển, cải cách kinh tế khu vực. Theo báo cáo của một số tổ chức, như WB, Goldman Sachs, Barclays..., giá dầu thô Brent sẽ dao động ở mức trung bình 80 - 90 USD/thùng trong năm 2024, mức duy trì đà tăng trưởng tích cực. Xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào đồng USD, phát triển các ngành công nghiệp phi dầu mỏ, như du lịch, phát triển xanh và kinh tế số cũng sẽ tiếp tục được thúc đẩy. Các tập đoàn công nghệ cao, dịch vụ, tài chính hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục lựa chọn Trung Đông là nơi đặt trụ sở, mở rộng hoạt động, phát huy lợi thế cầu nối trung chuyển, liên kết các lục địa Á - Âu - Phi của Trung Đông. Tuy nhiên, kinh tế khu vực cũng đối mặt với nhiều thách thức từ ảnh hưởng của cạnh tranh địa - chính trị, xung đột vũ trang tới những khó khăn nội tại, như lãi suất, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách gia tăng. Nhiều nền kinh tế, bao gồm cả các nền kinh tế lớn (Saudi Arabia, Israel) đối mặt với nguy cơ trì trệ, thậm chí khủng hoảng. Ngân hàng Trung ương Israel hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 còn khoảng 2%, chủ yếu do tác động từ chiến sự tại Dải Gaza. Trong khi đó, một số nền kinh tế, như Lebanon, Yemen, Syria tiếp tục đối mặt với khủng hoảng, suy thoái. Chính trị nội bộ phức tạp, một số điểm nóng leo thang căng thẳng Do những khác biệt lợi ích từ các phe nhóm chính trị, bất đồng, căng thẳng chính trị được dự báo sẽ tiếp tục leo thang tại chính trường nhiều nước khu vực, tiềm ẩn nhiều thách thức, bất ổn xã hội. Trong khi Palestine khó đạt được giải pháp tiến tới tổng tuyển cử; Lebanon, Iraq cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bầu tổng thống và chủ tịch quốc hội. Chính trường Israel tiềm ẩn bùng phát khủng hoảng chính trị - xã hội sau chiến sự. Các vấn đề an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, đói nghèo, bất bình đẳng, di cư, khủng bố,... tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ hơn, là những thách thức lớn đối với chính quyền các nước. Các điểm nóng nhiều khả năng sẽ leo thang, khó được cải thiện trong thời gian tới, như: 1- Xung đột bạo lực giữa Israel và lực lượng Hamas được dự báo tiếp tục phức tạp, kéo dài. Kể từ khi bùng phát vào tháng 10-2023, cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas leo thang, mở rộng ra khu vực Bờ Tây và biên giới giữa Israel với Lebanon, Syria, Jordan và Ai Cập. Hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn ngắn ngày, song vẫn còn khác biệt lớn trong quan điểm, khó chấm dứt chiến sự trong ngắn hạn; 2- Vấn đề hạt nhân Iran tiếp tục rơi vào bế tắc, có nguy cơ đổ vỡ trong bối cảnh bất đồng giữa Iran - Mỹ ngày càng lớn và Iran đẩy mạnh sản xuất uranium, tên lửa; 3- Chiến sự tại Syria sẽ có nhiều diễn biến mới trong bối cảnh nước này đang tái hòa nhập mạnh mẽ với khu vực; 4- Cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Yemen sẽ tiếp tục nghiêm trọng hơn khi Chính phủ Yemen và các lực lượng đối lập khó đạt được đồng thuận về chia sẻ quyền lực, chấm dứt xung đột. Sau khi cuộc xung đột Israel - Hamas bùng phát, Mỹ và Iran liên tiếp đưa ra những cáo buộc trách nhiệm liên quan tới cuộc chiến, gia tăng bất đồng. Ngày 15-11-2023, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết, Iran đã tăng dự trữ urani tinh khiết lên 60%, với tổng trữ lượng khoảng 128,3kg. Các nước lớn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, cạnh tranh chiến lượcTrong bối cảnh tình hình khu vực Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tác động từ chiến sự tại Dải Gaza, các nước lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Nga sẽ tiếp tục coi trọng hơn vị trí của Trung Đông trong tổng thể chính sách đối ngoại, đẩy mạnh hợp tác, tăng cường hiện diện, mở rộng tập hợp lực lượng, cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực. Đối với Mỹ, nhằm bảo vệ vị thế và các mục tiêu cốt lõi tại khu vực, tạo đà thuận lợi cho cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 11-2024, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chú trọng triển khai chính sách đối ngoại theo hướng: 1- Ưu tiên quan hệ với Israel, tham gia giải quyết cuộc xung đột Israel - Hamas, vừa duy trì cam kết bảo đảm an ninh với Israel, vừa tạo sức răn đe, hạn chế các nguy cơ leo thang quá giới hạn; 2- Củng cố, tạo đột phá trong quan hệ với các đồng minh, đối tác chủ chốt, nhất là với Saudi Arabia, UAE và các nước GCC...; 3- Tích cực tham gia giải quyết các điểm nóng, nhất là vấn đề hạt nhân Iran, tiến trình hòa bình Trung Đông; 4- Duy trì chiến lược quân sự - đối ngoại có kiểm soát, tiếp tục nhất quán chủ trương giảm can dự trực tiếp tối đa; 5- Tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, năng lượng, phát triển xanh, kinh tế số, ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai Sáng kiến Hành lang Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEC). Đối với Trung Quốc, trên cơ sở những thành tựu đạt được thời gian qua, Trung Quốc sẽ tiếp tục ưu tiên mở rộng hợp tác với khu vực Trung Đông, theo hướng: 1- Gia tăng hợp tác kinh tế, thương mại, mở rộng đầu tư tại khu vực; 2- Chủ động tham gia giải quyết các vấn đề khu vực, nhất là xung đột giữa Israel và Palestine trên cơ sở “đề xuất 3 điểm” được đưa ra bởi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) vào tháng 6-2023; 3- Đẩy mạnh hợp tác quân sự, chính trị - đối ngoại trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), Cộng đồng chung vận mệnh và các cơ chế đa phương, như Nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), khẳng định vị thế cường quốc tại khu vực. Đối với Nga, chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với khu vực Trung Đông trên tinh thần quan hệ truyền thống, đối tác ưu tiên, gia tăng tập hợp lực lượng, góp phần phá kế hoạch cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga. Theo đó, chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực Trung Đông sẽ được triển khai theo hướng: 1- Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Iran, hỗ trợ Syria, tăng cường quan hệ đối tác thân thiện với Saudi Arabia, UAE và các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo; 2- Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề khu vực, nhất là xung đột giữa Israel - Hamas, tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Iran, Syria với các nước khu vực; 3- Gia tăng hợp tác với các quốc gia và tổ chức khu vực, như Liên đoàn Arab, GCC, triển khai Khái niệm An ninh tập thể của Nga với khu vực vùng Vịnh Ba Tư, coi việc thực hiện sáng kiến là một bước quan trọng hướng tới bình thường hóa toàn diện và bền vững tình hình Trung Đông; 4- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, gia tăng đầu tư, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh như dầu khí, công nghiệp năng lượng, quốc phòng. Trong bối cảnh đó, các nước trong khu vực sẽ tiếp tục đẩy mạnh chính sách đối ngoại tự chủ chiến lược, tập hợp lực lượng linh hoạt, ưu tiên lợi ích quốc gia - dân tộc, giảm thiểu áp lực do cạnh tranh nước lớn, coi trọng tăng cường hợp tác quốc tế, nỗ lực giải quyết các vấn đề chung. Một số quốc gia tầm trung khu vực, như Saudi Arabia, Iran, Israel, UAE sẽ nỗ lực nâng cao vai trò, ảnh hưởng trong giải quyết các vấn đề khu vực, củng cố, mở rộng tập hợp lực lượng, duy trì vị thế trong cục diện khu vực. Tuy nhiên, đáng chú ý, quan hệ đối ngoại của Israel, nhất là với các nước Arab, được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí rơi vào khủng hoảng do ảnh hưởng từ chiến sự tại Dải Gaza, đẩy lùi tiến trình bình thường hóa quan hệ Israel - Arab đạt được trong thời gian qua./. |