Tộc trưởng là ai

Dòng tộc là cộng đồng những người có chung một ông tổ, cùng mang một họ về phía người cha. Dưới góc nhìn di truyền học thì điều này là vô lý, không bình đẳng nam nữ nhưng đó là truyền thống, là quan niệm dân gian cổ truyền tích tụ bao đời, sao mà thay được! Đứng đầu một họ có Trưởng họ 長族 tức là người con trai thứ nhất của chi thứ nhất hay còn gọi là chi trưởng, ngành trưởng. Những gia tộc ở miền Bắc Việt Nam, trưởng họ do cha truyền con nối. Trường hợp trưởng họ không có con trai thì truyền lại trong nội bộ chi trưởng, không truyền lại cho các chi dưới.Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi.  Người làm trưởng họ phải có phẩm chất, có tư cách đạo đức, được mọi người trong dòng họ tin tưởng, tín nhiệm. Nếu người đó hội đủ các yếu tố: Tâm [心 Hiếu đễ, Hòa kính, trách nhiệm…], Tài [財 khả năng tài chính đủ ăn, đủ chi], Trí [智 hiểu biết về xã hội, về lệ tục, có trình độ, có vị thế trong xã hội, biết sắp xếp công việc], Thể [體 có sức khỏe, xốc vác, minh mẫn] thì gia đình đó hay Chi, Phái đó hoặc toàn Gia tộc sẽ vững vàng đi vào hưng thịnh. Đây là người Thiên định 天定, không phải do bầu, do cử hay tranh mà được. Nhưng khó ai hội đủ 4T [心財智體] đó nên căn bản nhất vẫn là cái Tâm 心. Tâm sáng, lòng trong thì có thể vượt qua được, xứng là ngọn cờ tập hợp toàn gia, dù có nhiều khó khăn trắc trở. Kéo theo đó, vai trò của Dâu trưởng lại càng quan trọng ở tính Nhẫn, Hiếu, Đễ. Nếu gặp bậc gia trưởng 族長,兄長 chưa được như ý mà người nào trong họ, trong nhà tỏ ý khinh nhờn thì người đó, nhà đó sớm muộn gì cũng không có hậu vận hanh thông. Ngược lại, có người tuy thuộc Chi thứ, ngành thứ, là con thứ nhưng nếu hội đủ hay đáp ứng phần nào 4T mà thực sự có Tâm thì rất có vai trò, ảnh hưởng trong dòng họ và khi đó gia trưởng mà biết lắng nghe, tận dụng thì gia tộc sẽ hưng thịnh. Đó là do Đời định 人定! Nếu Thiên định và Nhân định hài hòa thì thật là toàn vẹn!. Có họ khi Trưởng họ mất, người con cả thay thế được quan viên họ tổ chức Lễ suy tôn. Lễ này tuy đơn giản nhưng mang đậm nét truyền thống. Ngày đó các cụ già, anh em, họ hàng đến dự. Người được suy tôn làm trưởng họ phải cúng bái tổ tiên và ra mắt anh em họ hàng trước khi gánh vác những công việc quan trọng được giao. Người được suy tôn phải hứa trước bàn thờ tổ tiên là: Hoàn thành tốt trọng trách của người trưởng họ, là người đứng ra giải quyết tất cả những việc trọng đại của dòng họ như cưới xin, ma chay, giải quyết các mối quan hệ trong dòng họ và giữ gìn sự đoàn kết trong dòng họ. Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng. Trưởng họ có trách nhiệm trông nom nhà thờ họ, tổ chức các kì cúng lễ, chủ trì các nghi lễ lớn trong dòng họ. Ngày trước, họ nào cũng có ruộng hương hoả và tự điền. Nếu sung túc thì thì lễ to, nhà thờ họ lớn, tế khí đầy đủ và ngược lại. Khi vào tế lễ, tộc trưởng đầu còn trẻ tuổi vẫn là chủ tế, các ông chú dẫu cao tuổi vẫn là bồi tế. Nếu nhỏ quá thì một ông chú kế trưởng thay thế, cũng như ông vua trẻ chưa thành niên có phụ chính đại thần. Người ta có thể thực hiện việc ly khai, tách, hợp một vùng đất, chia phái trong một tôn giáo nhưng không ai bỏ được họ [trừ những trường hợp phải thay, cải họ như đã viết ở điểm 1 phần Mở đầu]. Việc thờ cúng Thần 神, Thánh 聖, Phật 佛, Chúa 教主... là đi theo cái tưởng tượng, nó sẽ biến đổi theo thời cuộc và sự nhận thức của mỗi người, của xã hội. Còn việc thờ cúng Tổ tiên là tâm linh tưởng niệm về cái có thực, ghi nhớ đấng sinh thành. Đồng thời suy cho cùng thì các bậc được tôn xưng là Thánh, Thần, Phật, Chúa đều được gắn với những gương Hiếu thảo. Do đó việc “Họ” sẽ trường tồn, tất nhiên mỗi thời sẽ mỗi khác. Trong việc này vai trò của Gia trưởng rất quan trọng, quan viên họ phải theo. Việc họ 族事 thời nào cũng quan trọng, nó bao gồm nhiều phần việc khác nhau mà quan trọng là: Giỗ Tổ 忌日肇祖, xây Từ đường 造祠堂, soạn, ghi chép Gia phả 撰家譜, chắp nối họ mạc 寻族氏…Nhưng do nhiều nguyên nhân, qua bao thăng trầm của lịch sử, của dòng tộc, từng Chi và mỗi cá nhân, do “Thuỷ, Hoả, Đạo, Tặc” 水火盜賊 làm cho việc họ bị sao nhãng, vai trò của tộc trưởng có thời mờ nhạt. Sau những năm tháng cam go, Việt Nam vào thời bình trị, ổn định. Do đó việc khôi phục truyền thống văn hoá lâu đời đã bị xâm hóa nghiêm trọng sau những thời thăng trầm của đất nước là cần thiết. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia tộc là giữ lấy cho con cháu đời sau một mảng văn hóa độc đáo gắn liền với đạo hiếu. Trong tiến trình Đổi mới và khi mà UNESCO lấy ngày 15/5/1994 làm Ngày Quốc tế gia đình và Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định Số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28/6/2001 là Ngày Gia đình Việt Nam thì vấn đề khơi lại việc họ; tìm lại, soạn Gia phả ở Việt Nam được quan tâm, chú ý rộng rãi hơn.Theo trào lưu chung, đối với mọi người, nhất là với những người xa quê việc tìm về cội nguồn là cần thiết và bức xúc nhằm biết được gốc tích, quan hệ trên dưới, thân sơ...biết ngày giỗ, nơi đặt mồ mả và công tích của tiền nhân. Nhưng vì "Duy ý chí", nên phong trào loé lên một thời gian ngắn rồi lụi dần. Trước mắt, họ nào mạnh hay yếu, thành đạt hay suy vi, tình cảm họ hàng gắn bó hay không, tác động tốt xấu tới phong trào chung, còn tuỳ thuộc vào nhiệt tình, khả năng tổ chức lãnh đạo của một số cá nhân, đóng vai trò chủ chốt, chứ chưa có một cơ chế nào bảo đảm sự bền vững lâu dài. Thời nay ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, không còn ruộng hương hoả, không còn chế độ thu tô, quyền lợi của tộc trưởng hoặc người thay tộc trưởng, đối với tổ tiên và họ hàng cũng tuỳ thuộc vào nhận thức; tâm tư, trình độ hiểu biết, hoàn cảnh sinh sống của từng người, không có một chế độ quy định nào ràng buộc. Có nhiều họ, tộc trưởng ngụ cư hoặc không thoát ly công tác ở phương xa cũng không giao [hoặc không giao được] việc họ cho ai họ chỉ rảnh tay dốc lực khi đã về hưu, nhưng lúc đó sức đã hết cũng chỉ hô không thôi, người ứng cũng khó!. Lại nữa. vì mưu sinh các chi phái, gia đình đâu còn quần cư tại quê gốc mà tản mát nhiều nơi. Ở đâu mà có người còn anh em ruột tại quê thì sự gắn bó còn chặt chẽ, ngược lại thì sẽ mau nhạt phai. Càng mau phai hơn nếu những gia đình đó kinh tế eo hẹp, học hành ít, giao lưu hạn chế! Không còn ruộng hương hoả của tổ tiên để lại thì con cháu đóng góp tiền gửi vào quỹ tích kiệm để lấy lai hàng năm mà lo hương khói. Song nền kinh tế Việt Nam chưa ổn định, do trượt giá, một vài yếu tố khách quan nữa tác động nên việc họ có lúc lại rơi vào quên lãng. Đa phần, mọi thế hệ đều có những người, tuy khó khăn về nhiều mặt nhưng rất tâm huyết với việc họ. Đặc biệt là trong việc tạo dựng Từ đường, duy trì cúng giỗ, tưởng niệm Tổ tiên, soạn thảo Gia phả, chắp nối nhận họ. Nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề lực bất tòng tâm 力不從心 và có thành viên còn tỏ ra miễn cưỡng, tự ti, tự ái lẫn nhau đứng ngoài nên việc họ dễ bị đứt quãng. Đó là nỗi lòng trăn trở của những người tâm huyết muốn khuyếch trương việc họ, muốn làm cho anh linh tổ tiên, cha ông được “mỉm cười nơi chín suối”. Nhưng tất cả còn ở phía trước!. Trong bối cảnh đó, cần xác định việc Họ là việc làm tự nguyện, công tâm hướng về cội nguồn và là trách nhiệm chung. Mọi quyết định cần bàn bạc dân chủ trên cơ sở thỏa hiệp, tôn trọng ý kiến các bậc Trưởng lão, cần có những quy ước mới về cúng giỗ cho thích hợp. Khi đó, người Trưởng tộc chỉ cần giữ vai trò cố vấn và quyết định những vấn đề thuộc về Việc họ còn mọi việc khác nên tôn trọng tự do của các thành viên, Cùng với việc đó là việc thường xuyên, liên tục duy trì việc lập Gia phả. Ngày sinh, ngày mất, mộ phần, những công tích của các thành viên trong Họ phải được chép, bổ xung thường xuyên. Việc chắp nối nhận họ, nhận chi trong tông tộc cũng cần được chú trọng. Những điều hay, lẽ phải, việc tốt phải ghi lại, lưu truyền làm gương cho đời sau. Đồng thời việc dở, điều xấu cũng phải chép ra để đời sau thấy thế mà sợ, mà tránh và mỗi thành viên, mỗi đời trong họ đều được hưởng Phúc Mãn Đường 福滿堂, góp phần để cho Đức Lưu Quang 德流光.

Trưởng họ biết tận dụng sức mạnh tổng hợp của toàn họ, biết khơi dậy những Mạnh Thường Quân chắc mọi khó khăn sẽ được tháo gỡ.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trang chủ » Các thể loại khác » Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam » 48. Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào?

Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam

Lời nói đầu 1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì? 2. Mối lái là gì? 3. Lễ vấn danh có ý nghĩa gì? 4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không? 5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không? 6. Sự tích tơ hồng 7. Tục thách cưới hay dở ra sao ? 8. Bánh su sê hay bánh phu thê? 9. Tiền nạp theo [hay treo] là gì? 10. Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới 11. Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ? 12. Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành. 13. Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà? 14. Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? 15. Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim? 16. Tại sao phải có phù dâu 17. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì? 18. Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi 19. Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì? 20. Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ? 21. Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao? 22. Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào? 23. Dạy con từ thủa bào thai 24. Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh? 25. Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao? 26. Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính? 27. Tại sao tuổi trong khai sinh, trong văn bằng không đúng với tuổi thật? 28. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào? 29. Có mấy loại con nuôi? 30. Xưng hô thế nào cho đúng? 31. Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào? 32. Cách xưng hô trong họ 33. Phải chăng 34. Nhập gia vấn húy là gì ? 35. Ai vái lạy ai? 36. Đạo thầy trò 37. Miếng trầu là đầu câu chuyện 38. Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng 39. Tại sao gọi là tóc thề? 40. Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc 41. Vì sao có tục bán mở hàng ? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ? 42. Đạo hiếu là gì? Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào? 43. Tục khao lão 44. Yến lão 45. Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ 46. Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào 47. Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì? 48. Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào? 49. Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng 50. Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự? 51. Gia phả là gia bảo có đúng không? 52. Gia phả hoàn chỉnh có những mục gì? 53. Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc 54. Ba cha tám mẹ là những ai? 55. Chúc thư là gì? 56. Cư tang là gì ? 57. Vì sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy? 58. Năm hạng tang phục [Ngũ phục] là gì? 59. Cha mẹ có để tang con không? 60. Tại sao có tục kiêng không để cha mẹ đưa tang con? 61. Đám tang trong ngày tết tính liệu ra sao? 62. Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang, tính sao đây? 63. Người dự đám tang nên như thế nào? 64. Đi đường gặp đám tang nên như thế nào? 65. Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước? 66. Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì? 67. Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì? 68. Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan? 69. Trường hợp chết đã cứng lạnh, người co rúm không bỏ lọt áo quan thì làm thế nào? 70. Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan? 71. Tại sao trước khi khâm liệm nhập quan có tục đưa người chết nằm xuống chiếc chiếu giải dưới đất? 72. Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì? 73. Những người điều hành công việc trong lễ tang? 74. Lễ an táng tiến hành như thế nào? 75. Hơi lạnh ở xác chết, cách phòng? 76. Tại sao, tại sao và tại sao? 77. Hiện tượng quỷ nhập tràng 78. Lễ ba ngày [lễ tế ngu] tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất? 79. Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày? 80. Làm lễ chung thất [49 ngày] và tốt khốc [100 ngày], có phải chọn ngày không? 81. Lễ nào là lễ trọng? 82. Khi hết tang làm lễ trừ phục [đàm tế] như thế nào? 83. Vì sao có tục đốt vàng mã? 84. Chiêu hồn nạp táng là gì? 85. Hình nhân thế mạng là gì? 86. Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng? 87. Thiên táng là gì? 88. Đất dưỡng thi là gì? 89. Tại sao kiêng không đắp mộ trong vòng tang? 90. Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che? 91. Ma trơi hay ma chơi? 92. Tục bái vật là gì? Trong phong tục cổ truyền của ta có tục bái vật không? 93. Lễ cúng giỗ vào ngày nào? 94. Mấy đời tống giỗ? 95. Trưòng hợp chết yểu có cúng giỗ không? 96. Cúng giỗ và mừng ngày sinh? 97. Tết nguyên đán có từ bao giờ? 98. Ngày Tết có những phong tục gì? 99. Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày tết? 100. Tại sao cúng giao thừa ngoài trời? 101. Tại sao có Tết Hàn Thực? 102. Tết Đoan Ngọ [Mồng 5 tháng 5] có những tục gì? 103. Có ngày tốt hay xấu không? 104. Xem ngày kén giờ 105. Chú giải bài xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính 106. Thế nào là âm dương, ngũ hành? 107. Thiên can, địa chi là gì? 108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi 109. Cách tính ngày tiết, ngày trực và ngày nhị thập bát tú 110. Cách đổi ngày dương lịch ra ngày can chi 111. Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo 112. Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo?

Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi. Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng. Ruộng hương hoả và tự điền có nhiều thì lễ to,nhà thờ họ lớn, tế khí đầy đủ và ngược lại. Khi vào tế lễ, tộc trưởng đầu còn trẻ tuổi vẫn là chủ tế, các ông chú dẫu cao tuổi vẫn là bồi tế. Nếu nhỏ quá thì một ông chú kế trưởng thay thế, cũng như ông vua trẻ chưa thành niên có phụ chính đại thần.

Thời nay ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, không còn ruộng hương hoả, không còn chế độ thu tô như trước, quyền lợi của tộc trưởng hoặc người thay tộc trưởng, đối với tổ tiên và họ hàng cũng tuỳ thuộc vào nhận thức; tâm tư, trình độ hiểu biết, hoàn cảnh sinh sống của từng người, không có một chế độ quy định nào ràng buộc. Có nhiều họ, tộc trưởng ngụ cư hoặc không thoát ly công tác ở phương xa cũng không giao [hoặc không giao được] việc họ cho ai. Trong hoàn cảnh đó, việc hương khói tế tự tổ tiên và quan hệ họ hàng bị phế khoáng.

Thể theo nguyện vọng, tâm tư, tình cảm"Uống nước nhớ nguồn", ngày giỗ ngày tết con cháu muốn dâng lên Tổ tiên bát nước, nén hương. Để bổ cứu tình trạng trên nhiều họ đã có sáng kiến thành lập một hội đồng gồm những người có uy tín, nhiệt tình trong họ để chăm lo việc họ. Chưa có một văn bản hay có một tiền lệ nào qui định đó là ban nghi lễ. là hội đồng gia tộc hay hội đồng tộc biểu...

Trước mắt, họ nào mạnh hay yếu, thành đạt hay suy vi, tình cảm họ hàng gắn bó hay không, tác động tốt xấu tới phong trào chung, còn tuỳ thuộc vào nhiệt tình, khả năng tổ chức lãnh đạo của một số cá nhân, đóng vai trò chủ chốt, chứ chưa có một cơ chế nào bảo đảm sự bền vững lâu dài.

Trong thời kỳ kháng chiến con cháu tản mác, nhiều họ bị phế khoáng không còn cơ sở vật chất để chăm lo từ đường hương hoả. Từ sau hoà bình, thống nhất đất nước, một số họ được khôi phục nhưng vì " Duy ý chí ", nên phong trào loé lên một thời gian ngắn rồi lụi dần. Không còn ruộng hương hoả của tổ tiên để lại thì con cháu đóng góp tiền gửi vào quỹ tích kiệm để lẫy lai hàng năm mà lo hương khói. Nhưng rồi do trượt giá, một vài yếu tố khách quan nữa tác động, hương khói cũng nguôi dần. Đó là nỗi lòng trăn trở nhất của những con cháu muốn kế tục sự nghiệp cha ông, muốn làm cho anh linh tổ tiên, cha ông, muốn cho dòng họ ngày càng thành đạt.

  • 47. Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?
  • 49. Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng

Video liên quan

Chủ Đề