Ngậm bông bao lâu sau khi nhổ răng khôn

Collacone - 1 vật liệu bảo vệ ổ răng và hạn chế sự xâm nhập thức ăn vi khuẩn được áp dụng tại nha khoa Eden

Một số vật liệu bản chất collagen như Collacone thúc đẩy sự hình thành cục máu đông, giúp cầm máu tốt và thúc đẩy sự lành thương nhanh chóng. Hầu như lỗ hổng nhổ răng được lấp đầy bởi niêm mạc sau vài ngày đến 1 tuần.

Cần ghi nhớ những điều được bác sĩ căn dặn sau nhổ răng khôn để quá trình lành thương diễn ra tốt

4. Nhổ răng khôn xong bao giờ được ăn?

Ngay sau nhổ răng khôn, bạn cần đợi hết thuốc tê và cảm giác tê mới bắt đầu ăn nhai. Thời gian này tuỳ thuộc lượng thuốc tê được sử dụng và cơ địa, thông thường trung bình 2-6 tiếng đồng hồ. Do đó đa số trường hợp bác sĩ yêu cầu bạn đã ăn trước khi nhổ răng, và đợi hết tê mới ăn lại. Trong thời gian đợi hết tê sau nhổ răng, bạn có thể uống nước và sữa, hoặc các thức uống ngọt khác [nên dùng lạnh thay vì nóng].

5. Khi nào có thể ăn uống bình thường sau khi nhổ răng khôn?

Đối với răng khôn hàm trên, khi nhổ thường ít gây chấn thương, thời gian lành thương nhanh chóng, ít gây khó chịu, có thể ăn uống bình thường ở ngày hôm sau .Nhưng đối với răng khôn hàm dưới dù nhổ thông thường hay phẫu thuật, độ khó càng tăng, thời gian hồi phục sẽ càng kéo dài. Có thể mất vài ngày cho đến 1 tuần để có thể ăn uống bình thường trở lại sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn.

Sau khi nhổ răng khôn nên ăn thức ăn mềm lỏng trong 2-3 ngày đầu

Trong quá trình lành thương, không nên ăn uống đồ nóng, cứng, vì chúng sẽ kích thích lên vùng vừa nhổ răng, làm cho vết thương lâu lành. Bạn nên chọn những thức ăn mềm, nguội, giàu dinh dưỡng trong những ngày đầu sau nhổ răng.

Bệnh nhân nên tránh ăn nhai gần khu vực vừa nhổ răng. Khi thức ăn mắc kẹt lại ở chỗ nhổ răng, chỉ súc miệng nhẹ nhàng với nước thường hoặc tốt hơn là dung dịch sát khuẩn, như : KIN,..Súc miệng quá mạnh có thể làm máu rỉ ra do ảnh hưởng cục máu đông.

Tại nha khoa EDEN, các bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn phẫu thuật, ngay cả răng khôn hàm dưới hay các răng khó khác, thường ăn uống như bình thường chỉ trong 2-3 ngày sau khi nhổ răng.

6. 5 điều tốt cho quá trình lành thương sau nhổ răng khôn

1/ GIỮ VỆ SINH RĂNG MIỆNG SẠCH SẼ: 1-2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, nên hạn chế khạc nhổ hay súc miệng mạnh, có thể chải răng bình thường, nhưng tại nơi nhổ răng chỉ nên chải nhẹ nhàng. Dung dịch súc miệng được sử dụng tại nhà sau nhổ răng được khuyến nghị thường là  0.12% Chlorhexidine [Vd Kin Gingival] .

2/ SỬ DỤNG THUỐC: nên sử dụng thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt 1-2 ngày đầu sau nhổ răng. Thường sẽ có thêm kháng sinh, kháng viêm được chỉ định bởi nha sĩ, để kiểm soát nhiễm trùng, viêm nhiễm sau nhổ răng.

3/ CHƯỜM LẠNH: Sử dụng một cái túi chứa đá lạnh, chườm phía ngoài da tương ứng vị trí răng đã nhổ, không nên chườm đá trực tiếp lên da. Chườm và giữ yên từ 5-20 phút, sau đó nghỉ 5-20 phút ,chườm lặp lại như vậy càng nhiều càng tốt trong 1-2 ngày đầu. Chườm lạnh sẽ giúp co mạch máu xung quanh, giảm chảy máu và giảm sưng phù. Sau 48h [2 ngày] sau khi nhổ răng khôn, khi quá trình cầm máu đã ổn định, bạn nên chườm ấm thay vì chườm lạnh, để tăng lưu lượng máu đến, giúp cho quá trình hồi phục nướu và xương diễn ra tốt hơn.


 

4/ ĂN UỐNG CẨN THẬN: Nên ăn những thức ăn mềm, nguội hoặc lạnh như: sữa chua, sinh tố, nước ép, cháo nguội, soup nguội, bánh flan, mứt, kem,...Đến ngày kế tiếp, bạn có thể ăn bình thường, nhưng nên nhai ở phía đối diện vùng nhổ răng, đến khi bạn cảm thấy thoải mái thì có thể ăn nhai phía đối diện, nhưng chú ý đừng nhai đồ cứng như: xương, đá lạnh,... trong những ngày đầu sau nhổ răng.

5/ NGHỈ NGƠI NHIỀU: 24h [1 ngày] sau khi nhổ răng khôn, nên hạn chế các hoạt động mạnh, làm việc nhiều,.. Nên tăng cường nghỉ ngơi, khi nằm ngủ nên nghiêng đầu về phía đối diện bên nhổ răng, và nằm kê đầu cao, để tránh đè nén gây áp lực lên vùng răng khôn vừa mới nhổ.

7. 5 điều không tốt cho quá trình lành thương sau nhổ răng khôn

Sưng má, đau nhức, chảy máu rỉ rả là những điều mà bệnh nhân cảm thấy khó chịu và sợ hãi sau khi nhổ răng khôn. Bên cạnh thực hiện nhổ răng khôn ở cơ sở nha khoa có uy tín, chất lượng, bạn cũng cần cẩn trọng các điều sau để hạn chế những biến chứng không mong muốn.
 

1/ KHÔNG VẬN ĐỘNG MẠNH: ít nhất 24h [1 ngày] đầu tiên sau nhổ răng khôn hoặc các răng khác

Hoạt động mạnh sẽ làm tăng áp lực máu, ảnh hưởng đến giai đoạn cầm máu; cục máu đông hình thành trong ổ răng sau khi nhổ, giúp làm đầy chỗ trống răng đã nhổ và bảo vệ ổ răng trong quá trình lành thương. Hoạt động mạnh như: chạy nhảy, nhào lộn, tập thể hình, khiêng vác đồ nặng,.. có thể ảnh hưởng đến sự hình thành, và vững ổn của cục máu đông, khiến máu chảy rỉ rả kéo dài, gây khó chịu và lâu lành thương.

2/ KHÔNG HÚT THUỐC LÁ: ít nhất 48-72h [2-3 ngày] đầu tiên sau khi nhổ răng khôn hoặc các răng khác

Động tác hút thuốc gây áp lực lên chỗ nhổ răng làm phá hủy cục máu đông; kèm những thành phần không tốt trong thuốc lá như carbone monoxide đi vào trong các tế bào máu, làm giảm lượng oxy nuôi các tế bào , dẫn đến chậm lành thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm như: viêm ổ răng khô, viêm tủy xương hàm,...Theo đó là những cơn đau kéo dài.  

Cannabinoid- chất kích thích thần kinh từ thuốc lá tương tác và ảnh hưởng hoạt tính của nhiều chất gây tê. Cannabinoid đào thải rất chậm khỏi cơ thể, và vẫn còn tồn động trong cơ thể đến nhiều tuần. Vậy nên trước khi nhổ răng khôn, tốt nhất bạn nên ngưng hút thuốc khoảng một vài tuần, để tránh giảm tác dụng của việc gây tê, và tạo sự lành thương tốt sau khi nhổ răng.

3/ KHÔNG DÙNG CÁC CHẤT CÓ CỒN- ALCOHOL :

Tránh sử dụng nước súc miệng có cồn, và nước uống có cồn như : bia, rượu,... ít nhất 24h [1 ngày] sau nhổ răng khôn. 

Bạn càng kiêng các chất có cồn trước và sau khi nhổ răng càng lâu, thì khả năng xảy ra viêm nhiễm càng thấp, quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn sau khi nhổ răng.

Hơn nữa, chất cồn tồn tại trong cơ thể cũng sẽ tương tác với thuốc gây tê, gây ra nhiều biến chứng khó kiểm soát. Nên trước khi thực hiện nhổ răng, đặt biệt các răng khó như răng khôn hàm dưới mọc ngầm,...bạn không nên sử dụng các chất có cồn trước và sau khi nhổ răng càng lâu càng tốt.

4/ KHÔNG SỬ DỤNG ỐNG HÚT : Không nên sử dụng ống hút ít nhất 24h [1 ngày] sau khi nhổ răng.
Động tác hút tạo áp lực lên vùng nhổ răng, làm cho cục máu đông [ phủ đầy ổ răng đã nhổ, giúp cầm máu và lành thương] thiếu sự vững ổn, dễ bị rớt ra khỏi ổ răng, bộc lộ xương và những đầu tận cùng thần kinh. Hiện tượng này dẫn đến viêm ổ răng khô, gây đau nhiều và mùi hôi khó chịu, có thể gây sốt nhẹ. 
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để xử trí.

5/ KHÔNG BỎ HẸN CẮT CHỈ: Chỉ khâu cố định vết thương trong nhổ răng khôn, hay các răng khó, nếu là chỉ không tự tiêu, sẽ tồn tài lâu dài trong miệng. Càng để lâu thức ăn, mảng bám sẽ tích tụ càng nhiều quanh chỉ khâu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên các viêm nhiễm, cùng mùi hôi gây khó chịu. Nên theo lịch hẹn của nha sĩ, thường là 7-10 ngày để cắt chỉ khâu, trong nhổ răng khôn hoặc các răng thông thường khác.
 

Nguồn tham khảo:

Lê Đức Lánh [2016]. Cấy ghép nha khoa, NXB Y học, TP Hồ Chí Minh

//mendwell.com

//www.ada.org

//www.colgate.com

//botiss-dental.com
 

Bài viết mới nhất

Nhổ răng khôn đau bao lâu là một trong những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất sau quá trình nhổ răng khôn. Vậy sau bao lâu thì vết nhổ răng lành lại và liền hoàn toàn?

1. Khi nào cần nhổ răng khôn?

Phần lớn răng khôn đều cần nhổ bỏ vì mọc lệch, ảnh hưởng tới răng hàm số 7 hoặc dễ gây biến chứng khác

Răng số 8 còn được gọi với tên khác là răng khôn [răng mọc khi đã trưởng thành]. Theo thống kê, có hơn 85% dân số trên toàn thế giới sẽ mọc răng khôn.  Tuy nhiên, do mọc muộn, mọc sau khi các răng còn lại đã phát triển nên răng khôn thường có xu hướng bị mọc lệch do không đủ không gian cần thiết để nhô lên một cách bình thường, và các răng khôn mọc lệch đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, chính vì thế mà những răng này phần nhiều cần nhổ bỏ. Cụ thể trong các trường hợp dưới đây:

– Răng khôn khi mọc gây tình trạng nhiễm trùng, u nang quanh chân răng và gây ảnh hưởng đến các răng còn lại [răng mọc chèn, xô, trùm lợi lên các răng khác,…].

– Răng khôn mọc chưa gây ra các biến chứng nhưng tạo nên các khe, kẽ gây giắt thức ăn, tương lai dễ gây sâu răng, ảnh hưởng tới răng hàm số 7.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến răng hàm số 7. Tuy nhiên răng khôn không có răng đối diện ăn khớp khiến mọc trồi dài tới hàm đối diện, tạo nên các khe bậc thang gây nhồi nhét thức ăn và có thể gây lở loét nướu hàm đối diện.

– Răng số 8 mọc thẳng nhưng có hình dạng bất thường, dễ gây viêm nha chu.

– Răng khôn bị viêm nướu, viêm nha chu hoặc sâu răng.

– Người bệnh đang thực hiện chỉnh hình nha khoa.

Khi đau răng khôn, hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết

Có rất nhiều trường hợp khiến răng khôn mọc lên cần nhổ bỏ. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có những trường hợp không cần nhổ bỏ răng khôn như:

– Răng mọc bình thường, mọc thẳng và đủ chỗ, không kẹt mô xương và nướu, không có biến chứng. Với trường hợp này, hàng ngày cần giữ gìn vệ sinh răng miệng để làm sạch triệt để như các răng còn lại, tránh sâu răng, viêm lợi,…

– Bệnh nhân mọc răng khôn song có các bệnh lý mạn tính về tim mạch, rối loạn đông máu, bệnh nhân bị đái tháo đường,…

– Răng khôn mọc liên quan trực tiếp tới các dây thần kinh xoang.

Do răng khôn có thể cần nhổ, có thể không cần loại bỏ. Chính vì thế để biết chính xác răng số 8 này có cần loại bỏ hay không, hãy tới trực tiếp nha sĩ để được kiểm tra.

2. Nhổ răng khôn đau bao lâu?

Với các trường hợp cần thực hiện loại bỏ răng số 8 thì câu hỏi nhổ răng khôn đau bao lâu luôn được chú ý. Vậy, thời gian đau răng khôn là bao lâu?

2.1. Quá trình phục hồi sau nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn đau bao lâu là câu hỏi nhiều người quan tâm

Trung bình, sau khoảng từ 2-3 ngày, cảm giác đau nhức do nhổ răng sẽ giảm hẳn, cụ thể quá trình phục hồi sẽ diễn ra như sau:

– Trong vòng một giờ, cần ngậm chặt bông gòn để cầm máu. Đồng thời cần uống thuốc ngay để giảm đau và chống nhiễm trùng.

– Trong vòng 24 giờ, sau khi hết thuốc tê, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau buốt răng, cục máu đông cũng hình thành. Tuy nhiên trong thời gian này cần tránh tuyệt đối không để vật gì tiếp xúc với huyệt ổ chân răng. Nếu quá đau, bạn có thể sử dụng đá để chườm lạnh. Lưu ý trong 24 giờ, khi quan sát tại vết nhổ có thể xuất hiện màng màu trắng, ghi nhớ không nên cậy ra bởi đây là lớp màng trắng hình thành để bảo vệ. Trong 24 giờ đầu, bệnh nhân không được súc họng mạnh, đặc biệt là súc miệng vào vị trí nhổ răng.

– Trong 2- 3 ngày sau, cảm giác đau nhổ răng vẫn còn khá nhiều. Sang ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, gần như bệnh nhân không còn cảm giác đau do nhổ răng.

– Sau 30 ngày, huyệt ổ gần như liền hoàn toàn trên bề mặt.

– Sau khoảng 2 – 4 tháng, lỗ hổng trên xương hàm do nhổ răng gần như được làm liền bề mặt

– Sau khoảng 6 – 8 tháng, toàn bộ cấu trúc xương được liền hoàn toàn.

Quá  trình hết đau sau nhổ răng khôn diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên quá trình phục hồi hoàn toàn lại kéo dài. Chính vì thế, ngay cả khi hết đau, người bệnh vẫn đang trong quá trình phục hồi hoàn toàn cho đến khi mật độ xương hàm trở lại bình thường. Vì vậy chế độ chăm sóc cần đặc biệt chú ý.

Chờm đá lạnh sau nhổ răng giúp giảm bớt cơn đau

2.2. Các yếu tố liên quan tới quá trình phục hồi sau nhổ răng

Trên thực tế, thời gian đau sau nhổ răng khôn cũng như quá trình phục hồi ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Tình trạng sức khỏe: Bệnh nhân nhổ răng có sức khỏe tốt thì khả năng chịu đau cũng sẽ lớn hơn, đồng thời tốc độ phục hồi nhanh giúp quá trình lành thương nhanh hơn.

– Tình trạng răng khôn nhổ bỏ: Tùy từng kiểu mọc răng, cấu trúc răng khôn mà khi nhổ bỏ thời gian đau cũng khác nhau. Răng mọc lệch, mọc ngầm, phần lớn cần rạch lợi lớn hơn để loại bỏ răng ra ngoài. Răng một chân sẽ dễ nhổ và bớt đau hơn các răng khôn hai chân, ba chân, đồng thời hố răng cũng sẽ nhỏ hơn giúp cho quá trình lành thương được nhanh hơn.

– Trang thiết bị thực hiện: Việc trang thiết bị cần đảm bảo trong quá trình nhổ răng là vô cùng cần thiết giúp chống nhiễm trùng, áp xe hố nhổ răng.

– Chế độ chăm sóc sau nhổ răng: Sau nhổ răng, thực hiện chăm sóc tốt sẽ giúp quá trình liền lợi, đầy huyệt ổ diễn ra nhanh hơn.

3. Chăm sóc như nào sau nhổ răng khôn để ít bị đau?

Sữa là thực phẩm được lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng những ngày đầu sau nhổ răng khôn

Để quá trình phục hồi sau nhổ răng nhanh chóng, người bệnh giảm đau sau nhổ răng thì chế độ chăm sóc sau nhổ răng không là vô cùng quan trọng. Sau nhổ răng, cần ghi nhớ:

– Trong 24 giờ đầu không tác động bất cứ thứ gì tại vị trí nhổ răng.

– Chế độ vệ sinh như sau: Sau 1 ngày có thể vệ sinh răng miệng bình thường. Tránh bàn chải đưa vào chỗ nhổ răng, tránh súc miệng quá mạnh. Nếu chảy máu, hãy ngậm bông để cầm máu bình thường.

– Chế độ ăn uống như sau: Ưu tiên ăn đồ mềm, lỏng và nguội trong tuần đầu sau khi nhổ răng. Không ăn các đồ ăn quá mặn, cay và quá nóng, không ăn các đồ ăn cứng, phải dùng lực xé quá nhiều. Không uống rượu bia và không hút thuốc lá trong tuần đầu sau nhổ răng.

Nếu gặp phải các hiện tượng như: huyệt ổ xuất hiện mủ trắng nhiều [cần phân biệt với màng trắng xuất hiện sau 24 giờ được nêu bên trên], chảy máu không cầm,.. cần gặp ngay bác sĩ nha khoa để khắc phục.

Những thông tin trên đây hy vọng phần nào giúp bạn hiểu hơn về thời gian đau sau khi nhổ răng khôn và trang bị được những kiến thức cần thiết trong chăm sóc sau nhổ răng để quá trình phục hồi được nhanh nhất. Nhổ răng khôn không đáng sợ như bạn nghĩ, hơn hết nhổ răng còn giúp bạn loại bỏ “nỗi đau” và các biến chứng có thể xảy ra. Chính vì thế hãy lựa chọn và thăm khám, nhổ răng tại địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và ghi nhớ những lưu ý về chăm sóc răng đã nêu trên nhé.

Video liên quan

Chủ Đề