Sư toại khanh là ai

Nguyên nhân khiến CHÁNH PHÁP ĐẠO PHẬT biến mất chính là do tứ chúng không trao dồi kiến thức giáo lý nguyên thủy, các giáo lý giả mạo Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, giáo lý nguyên thủy của Đức Phật bị gán là tiểu thừa không được giảng dạy rộng rãi, những giáo lý ngạo đạo được tụng đọc thường xuyên...


Tiếp theo bài kinh 155. Có 5 lý do khiến diệu pháp hỗn loạn: 

1- Tứ chúng không quan tâm trau dồi kiến thức giáo lý.

2- Các giáo lý không được phép thuyết giảng hướng dẫn rộng rãi đầy đủ.

3- Giáo lý không được tạo điều kiện để dạy, giảng.

4- Những vấn đề giáo lý không được trùng đọc, tụng đọc thường xuyên [tụng đọc ở đây không phải là cầu nguyện mà để ôn tập].

5- Những giáo lý được tụng đọc, không được học tập suy tư tới nơi tới chốn.

Ở đây tôi phải mở ngoặc tụng đọc là sao? Không phải mình ê a, mà tụng đọc ở đây là mình phải trùng thuật, ở đây có ai từng tiếp xúc với chư tăng Miến Điện các vị sẽ thấy về khoản này VN không có. Chữ tụng đọc ở đây có nghĩa là có một vị thầy ở Houston, ở trong căn hộ chung cư, tôi ở chung với ngài mấy đêm, ngài ngủ sớm và thức dậy  khoảng 2 giờ sáng ngài đọc bộ A tỳ đàm số 7: nhân duyên là cái gì, cảnh duyên là gì, trưởng duyên là gì, tiền sanh duyên là gì, hậu sanh duyên là cái gì, ngài đọc suốt. Có những vị họ thích về tạng luật thì họ đọc tạng luật, họ đọc đi đọc lại nhiều lần.

Thay vì đọc cầu cho quốc thái dân an, thiên nhân loại thái bình, xin oai lực Tam bảo chư thiên hộ trì, đọc kệ chiến thắng Đức Phật,  thắng Ma Vương, thắng Dạ Xoa, thắng Rồng, rồi đọc kể chuyện bài kinh mang tính cách phép thuật huyền thoại. Tôi không dám chê mấy nội dung bài kinh đó, nhưng có những kinh chỉ để mình tham khảo, còn bài kinh mình đọc tụng mỗi ngày xét lại có phải là nội dung tu học hay không. Tôi nói chắc quí vị hiểu, những nội dung kinh mang tính cách cầu khẩn, van xin. Tôi là ông Sư mà có những bài kinh tôi đọc cũng thấy hơi xấu hổ , thí dụ như: sự tấn tài, sự phát tài, sự phát lộc, được nhan sắc, được sống lâu, được sức mạnh. Người VN mình đọc mấy bài kinh đó nhiều lắm. Những bài kinh đó giao thừa hoặc sáng mùng 1 tết đọc ở chợ Bến Thành là hốt bạc, đọc suốt mùa thu hết chùa này tới chùa khác. 

Các vị biết những bài kinh mang nội dung tu tập, thí dụ như kinh Chuyển Pháp Luân , kinh Tứ Niệm Xứ , kinh Từ Bi thì hiếm, hoặc kinh Từ Bi được đọc để trừ tà thì nhiều, chứ Phật tử không được hướng dẫn pháp tu rãi từ tâm. Thay vì mình dạy cho họ ý nghĩa trừ tà thì tại sao không dạy cho họ quán tưởng từ tâm.

Có chuyện này tôi nói quí vị giận tôi cũng nói, có bao nhiêu người Phật tử VN biết cách tu tập bốn từ tâm, khoan nói đến tứ niệm xứ. Bốn từ tâm thí dụ như muốn rãi từ tâm phải làm sao, có mười hướng, bảy đối tượng và bốn câu nguyện. Nguyện cho chúng sanh được vui đừng oan trái lẫn nhau... Bốn câu nguyện đó đem nhân với mười hướng Đông Tây Nam Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên và dưới là mười, bốn câu nguyện đó đem nhân với mười hướng, rồi nhân cho bảy hạng người. Và niệm như vậy thì rãi tâm từ nó mới dẫn đến đắc định, mà có bao nhiêu người Phật tử VN được hướng dẫn cái này. Đây chính là điều khiến cho Phật pháp biến mất.

Phật tử theo tôi phải học thuộc lòng kinh Chuyển Pháp Luân . Thuộc lòng ở đây có hai cách: 1/ thuộc nguyên văn không thiếu một dấu phẩy. 2/ nội dung ngắn gọn của pháp rãi từ tâm. Đó là những nội dung kinh người Phật tử bắt buộc phải học thuộc lòng nếu anh thờ Phật trên đầu và thương Phật trong tim, anh phải biết một cách căn bản về những nội dung ấy. Nếu không được như vậy thì đương nhiên và mặc nhiên chúng ta từng ngày góp phần vào việc đẩy Phật giáo vào bóng đêm của lịch sử được gọi là mạt pháp. [Nếu anh không có Phật trong đầu trong tim thì tôi không nói].

Có 5 lý do: 1- Tứ chúng không quan tâm trau dồi kiến thức giáo lý. 2- Các giáo lý không được phép thuyết giảng hướng dẫn  rộng rãi. 3- Giáo lý không được tạo điều kiện để dạy giảng. 4- Những vấn đề giáo lý không được tụng đọc, trùng thuật thường xuyên [tụng đọc ở đây không phải là cầu nguyện mà để ôn tập].

5- Những giáo lý được tụng đọc không được học tập suy tư tới nơi tới chốn.

Đây chính là 5 điều kiện đẩy Phật pháp đến chỗ bị mạc, ngược lại 5 điều đó chính là điều kiện khiến cho Phật pháp được trường tại, trường tồn ở đời.

Một buổi lễ mê tín cúng sao giải hạn trong chùa. Ảnh: Cao Tâm

* Chép lại bài giảng của Sư ngày 29-10-2018 - [V] [155] Diệu Pháp Hỗn Loạn.

Chia sẻSao chép liên kếtChia sẻ với FacebookChia sẻ với TwitterChia sẻ với PinterestEmail

Chia sẻ với LinkedinGửi bài qua EmailNguyên nhân khiến CHÁNH PHÁP ĐẠO PHẬT biến mất chính là do tứ chúng không trao dồi kiến thức giáo lý nguyên thủy, các giáo lý giả mạo Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, giáo lý nguyên thủy của Đức Phật bị gán là tiểu thừa không được giảng dạy rộng rãi, những giáo lý ngạo đạo được tụng đọc thường xuyên...

Bạn đang xem: Sư giác nguyên toại khanh

Toại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng… Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.

Nguồn : //thuvienhoasen.org

Bài viết liên quan
  • Ngọc Bích
  • Giang Thiên Tường
  • Nguyễn Đình Toàn
  • Microwave
  • Trường Kỳ

www.toaikhanh.com được thiết kế làm nơi lưu trữ các bài giảng cùng những đoạn trích dẫn pháp thoại giáo lý Phật giáo Nguyên thủy [Nam truyền] của Sư Giác Nguyên [bút hiệu Toại Khanh]. Xin đặc biệt chú ý: Sư Giác Nguyên không quản lý và không chịu trách nhiệm cho bất cứ dữ liệu thông tin nào trên trang này.

Mọi ý kiến thắc mắc xin liên lạc chủ nhiệm trang: Cao Xuân Kiên [].

Vài hàng về Sư Toại Khanh

Sinh năm 1969, vào chùa từ năm 1977. Ngoài chút khả năng đọc hiểu một vài ngoại ngữ, không có bất cứ bằng cấp nào về thế học. Toàn bộ những thông tin cá nhân về Toại Khanh phần lớn là những gì thiên hạ đã thấy, nghe và đọc từ bao năm qua với những thêm bớt của người thương hay kẻ ghét.

Nếu phải có một câu tự nhận xét về mình thì Toại Khanh chỉ dám nhận mình là một cánh chim di trú, mỗi năm xê dịch đôi lần để trú đông. Những đóng góp gì đó cho đời chỉ là từng nắm cỏ rơm kết tổ cho mình, và những lầm lỗi nào đó của bản thân thì chỉ xin đem hết mấy năm cuối đời, sau tuổi 50, tự biến mình thành nến cháy đến hơi tàn để đền bồi muôn một...

Hiện nay, Sư Toại Khanh đang chú tâm vào dự án Thiền viện Kalama, tại Myanmar. Few words about Venerable Toai Khanh

He was born in Vietanm in 1969 and entered the life of a Buddhist monk from 1977. Apart from the ability to read and write in a few languages, he has absolutely no certificates or degrees. All personal information about Toai Khanh mostly are from what people see, hear and read over the years, with few additions and omissions from those who like him and those who dislike him.

If he has to say something about himself, Toai Khanh would liken himself to a migrating bird, moving a few times each year to avoid the winter's cold. All he has contributed in his life is but dead grass for his nest. As for his mistakes, he would spend the rest of his late 50s life, like a candle burning to the end, to repair and repay ...

Toai Khanh's current project is developing Kalama Tawya Centre, a meditation retreat in Myanmar.

Email:

Phụ trách trang [web master]:
Cao Xuân Kiên [Sydney Australia]

Toại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng… Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.

Chủ trương trang nhà điện toán toàn cầu: www.luylau.com
Có bài đăng trên báo chí và website Phật Giáo Việt Nam như Phương Trời Cao Rộng, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, v.v…

Tác phẩm đã xuất bản:
– A Tỳ Đàm Trong Truyền Thống Hữu Bộ – Jintaro Takakusu, Giác Nguyên dịch Việt
– Giáo Tài A Tỳ Đàm – Hòa Thượng Saddhammajotika, Giác Nguyên dịch Việt
– Văn Học A Tỳ Đàm Ở Miến Điện – Shwe Zan Aung, B.A., Giác Nguyên dịch Việt
– Họ Đã Nghĩ Như Thế.

Video liên quan

Chủ Đề