Cho trẻ ăn xong bao lâu thì vỗ ợ hơi

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bú mẹ vẫn có thể phải ợ hơi thường xuyên, đặc biệt nếu trẻ bú nhanh hoặc sữa mẹ chảy rất nhanh.

Tại sao trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau khi bú?

Khi trẻ bú, thông thường trẻ sẽ hít thêm một lượng không khí đáng kể. Sau đó, không khí sẽ đi đến dạ dày và tạo ra bọt khí, lấp đầy bụng của em bé. Những bọt khí này có thể khiến trẻ khó chịu và tạo cảm giác no ngay cả khi trẻ chưa bú xong. 

Khi bé bú chưa đủ lượng sữa nhưng cảm thấy bụng đầy khó chịu, bé có thể quấy khóc và cáu kỉnh. Do đó, cho bé ợ hơi để thải không khí là một việc làm cần thiết. 

Tuy nhiên, mỗi em bé là khác nhau. Một số bé có thể không cần thường xuyên ợ hơi, nhưng những trẻ khác có thể cần nó trong và sau mỗi bữa ăn, trong khi có những bé có thể cần ợ hơi chỉ trong khi ăn. Theo thời gian, bạn sẽ có thể điều chỉnh các tín hiệu của bé và tìm ra điều gì tốt nhất cho bé.

Ợ hơi cho trẻ thế nào?

Khi cho trẻ bú, hãy đảm bảo trẻ ở tư thế thẳng đứng, điều này có thể giúp giảm lượng khí hít vào.

Việc ợ hơi cho một đứa trẻ sơ sinh có thể là điều khó khăn đối với bất kỳ người nào khi lần đầu làm cha mẹ. Điều quan trọng là không chỉ đặt trẻ đúng tư thế để đầu của trẻ được nâng đỡ mà còn phải biết vị trí vỗ nhẹ để khí thoát ra ngoài. Sử dụng một trong các tư thế sau để trẻ ợ hơi một cách an toàn:

- Bế vác trẻ trên vai để đầu của trẻ tựa vào phần vai, thân áp vào ngực, một tay mẹ bế trẻ, tay còn lại vỗ vào sau lưng để ợ hơi cho trẻ.

- Đặt bé ngồi trên đùi của bạn, một tay đỡ bé và  tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng cho bé.

- Đặt bé nằm sấp trên đùi của bạn sao cho đầu cao hơn ngực. Dùng một tay đỡ đầu và tay kia vỗ hoặc xoa lưng giúp bé ợ hơi.

Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi cho đến khi được khoảng 2-3 tháng tuổi. Sau đó, trẻ sẽ có thể tự ợ khi cứng cáp hơn.

Phải làm gì nếu trẻ không ợ hơi?

Nếu em bé của bạn không ợ hơi nhưng không có vẻ khó chịu, rất có thể bé không cần phải ợ hơi. Tuy nhiên, nếu trẻ không ợ hơi và bắt đầu quấy khóc, hoặc nếu bé thường xuyên nôn `atrớ, rất có thể trẻ đang hít phải quá nhiều không khí trong khi bú.

Nôn trớ là bình thường, đặc biệt là trong 8 tuần đầu tiên. Mặc dù nó có thể gây lo lắng ở những người mới làm cha mẹ, nhưng nôn trớ thường gặp ở cả trẻ bú mẹ và bú bình và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, nó sẽ trôi qua khi dạ dày của trẻ mạnh lên.

Nếu trẻ không ợ hơi sau vài phút, hãy thử thay đổi tư thế của bé. Nếu bạn đã thực hiện các kỹ thuật mà bé vẫn không ợ hơi. Bạn có thể thực hiện theo mẹo nhỏ là kéo đầu gối của bé lên gần ngực hoặc nhẹ nhàng xoa bóp bụng. 

Đôi khi bé có thể bị đầy hơi ngay cả khi chúng không bú, thường là khi bé đang nằm hoặc đang ngủ. Chỉ cần nhấc bé lên và cho bé ợ hơi trước khi đặt trở lại giường sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ.  


Tại sao cần vỗ ợ hơi cho bé?

Bài học đầu tiên cho các bà mẹ mới sinh con là cách học vỗ ợ hơi cho con thật tốt.

Khi mới chào đời, các chức năng tiêu hoá của cơ thể bé còn chưa hoàn thiện, cơ chế lưu thông khí còn kém, do đó khi ăn, khóc hay thậm chí đơn giản chỉ là thở thôi cũng khiến con nuốt phải hơi và con cần sự trợ giúp của ba mẹ để đẩy lượng hơi thừa này ra ngoài.

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh, ba mẹ phải làm sao?

Hơi thừa chính là nguyên nhân gây đau đớn và khó chịu cho rất nhiều em bé sơ sinh, cách duy nhất ba mẹ có thể giúp con đẩy hơi thừa để con dễ chịu hơn là vỗ ợ hơi.

Dấu hiệu nhận biết con bị đầy hơi

1. Con đau đớn khi ngủ

Khi đang ngủ con khóc rít lên, uốn éo, vặn người để cố gắng đẩy hơi ra ngoài, lúc này con cực kỳ đau đớn không thể ngủ được. 

Con đang ngủ cong chân về phía bụng, gồng mình, khóc đỏ người như muốn tống hơi ra bên ngoài, con đang ăn đẩy bình hoặc nhả ti khóc.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh chướng bụng, đầy hơi

Một số mẹ cho con ti đêm ở tư thế nằm và ngủ luôn, dẫn đến việc con quấy khóc cả đêm và cả mẹ và con đều mệt phờ vì chuỗi ăn - ngủ không hiệu quả.

2. Con biếng ăn thậm chí bỏ ăn

Khi bụng của con căng trướng với đầy bong bóng hơi thì con không thể cảm thấy đói được nữa. Hoặc con chỉ ăn một chút sữa thôi cũng khiến con cảm thấy đau đớn hơn.

Một số mẹ thấy con đang bú mà khóc thì lại càng ép bé bú, hoặc khi con đang ngủ mà lại khóc, lại nghĩ do con ăn chưa đủ no và cho con ti thêm thì lại càng tăng cảm giác khó chịu cho con, thậm chí khiến trẻ trớ vòi rồng.

Một số em bé có dấu hiệu đầy hơi là đang ăn ưỡn cong người, khóc thét trong khi ăn hoặc sau khi ăn 15 - 30 phút .

Các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đơn giản

Ba mẹ nên lưu ý rằng, cần ợ hơi cho bé yêu sau bữa ăn hoặc khi thấy con có dấu hiệu đầy hơi. Bé khó chịu vặn vẹo giữa bữa ăn thì vỗ ợ sau mỗi 60ml sữa nếu bé bú bình, hoặc khi mẹ đổi bên ngực cho con.

Với các bé bị trào ngược sinh lý và trớ vòi rồng chúng ta nên vỗ cả trước và trong và sau bữa ăn nữa nhé. Thậm chí khi con đang ngủ, nếu mẹ thấy con có biểu hiện đầy hơi, quấy khóc, khó chịu thì mẹ cũng bế bé lên và vỗ ợ hơi mẹ nhé.

Cách 1: Vỗ ợ hơi bằng cách bế vác

  • Mẹ khum mu bàn tay lại, vỗ vào khoảng giữa lưng cho đến khi bé có thể ợ thoát được hơi ra ngoài.
  • Mẹ ôm bé theo hướng thẳng đứng dọc theo người mẹ, tay đỡ bé từ phía hông.
  • Mẹ hơi ngả người về phía sau để bé có thêm điểm tựa, lúc này trọng lực của bé dồn xuống cánh tay mẹ và phần còn lại dựa vào người mẹ. Đầu bé dựa vào bên trong hõm xương quai xanh và cổ.
  • Mẹ hơi đung đưa người để giúp bé không căng thẳng.

Cách 2: Ợ hơi với tư thế úp mặt vào đùi người bế

  • Mẹ đặt bé nằm sấp, mặt bé úp và nằm trên đùi mẹ, đầu bé dựa vào đùi và nghiêng một bên
  • Một tay mẹ giữ chặt bé tay còn lại khum vỗ trên lưng giúp bé đẩy hơi ra ngoài.

Cách 3: Ợ hơi khi ngồi

  • Mẹ cho bé ngồi lên đùi, đầu ngả về phía trước, ngực bé dựa vào tay bạn đồng thời chính cánh tay này giữ bé ở phía dưới cằm. Tay bạn khum lại vỗ lưng bé hoặc vuốt mà không để đầu bé gật về phía trước.
  • Ở tư thế này tay người vỗ ợ cần làm điểm tựa cho con tránh làm con ngã về phía trước ba mẹ nhé.

Kết hợp với vỗ ợ hơi mẹ hãy vừa vỗ vừa xoa lưng cho con, vỗ vài nhịp thì lại kết hợp xoa lưng. Hoặc vuốt dọc sống lưng và tay hơi có lực một chút, khi nghe thấy con ợ mẹ vỗ thêm 5-10 phút, gần cuối mẹ vỗ nhanh hơn để đẩy phần hơi nằm sâu thoát ra.

Vỗ rung kết hợp xoa lưng giúp mẹ đỡ mỏi, và con cũng có cảm giác dễ chịu hơn lúc hơi đi lên qua thực quản mẹ nhé. 

Vỗ ợ hơi - Hành động nhỏ, hiệu quả lớn, giúp giảm 90% quấy khóc. Đây chính là một trong những bí kíp giúp hàng nghìn em bé tại POH Easy One ngủ 1,5-2 tiếng giấc ngày và 11-12 tiếng giấc đêm. Tại POH Easy One mẹ được hướng dẫn chi tiết vỗ ợ hơi bằng cách quay video vỗ ợ và được giảng viên tư vấn chuyên sâu, vỗ hiệu quả, đúng kỹ thuật. Đăng kí ngay hôm nay để con ăn no, ngủ đủ, giảm quấy khóc! POH Easy One [0-19 tuần]: Giúp con ăn no, ngủ đủ

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Ngoài các cách vỗ ợ trên mẹ có thể vừa chơi với con vừa giúp con thể dục bằng cách cầm 2 chân bé và làm như cách đạp xe, hoặc matxa bụng cho con. Trong khi vỗ ợ mẹ lót một chiếc khăn sữa lên trên vai, nếu con ợ hơi và có trớ ra một chút sữa là bình thường mẹ nhé!

Vỗ ợ hơi bao lâu?

Vỗ ợ tối thiểu 20 phút, vỗ ợ đúng tư thế, khi vỗ kết hợp với xoa, khi con gồng người lên và /hoặc khóc thì mẹ nên vỗ kèm xoa tiếp vì lúc ấy hơi đang thoát lên.

Vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ nguyên nhân do đâu?

Có thể là hệ thống tiêu hóa non nớt của bé đang cho phép không khí đi sâu hơn vào bụng, khiến cho việc đẩy hơi ra trở nên khó khăn hơn. Mẹ có thể phải thử một số động tác vỗ lưng và thay đổi vị trí trước khi bé ợ.

Đối với một số bé, nấc cụt dường như là cách duy nhất để thoát hơi. Nếu con không ợ sau vài phút, điều đó có nghĩa là bé không cần. Nhưng nếu bé có vẻ không thoải mái, ba mẹ hãy tiếp tục cố gắng.

Có một số trường hợp mẹ vỗ rất lâu mà không nghe con ợ có thể do bong bóng hơi thoát ra trong quá trình vỗ rung và nó quá nhỏ nên không thể phát ra tiếng ợ to. Hoặc vì mẹ vỗ ợ sai kỹ thuật từ cách bế, cách khum tay, và lực vỗ

Vỗ ợ hơi đúng cách có ý nghĩa rất quan trọng với bữa ăn và giấc ngủ của bé, đây là một trong những kỹ năng quan trọng đầu tiên để chăm sóc con yêu sau khi con chào đời mà ba mẹ cần phải biết.

| Tham gia POH Easy One ngay hôm nay để em bé được vỗ ợ hơi đúng kĩ thuật và ngủ 11-12 tiếng mỗi đêm

Video liên quan

Chủ Đề