Sữa bột đã mở để được bao lâu

Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm. Nhiều chị em vẫn còn lúng túng trong việc bảo quản sữa hoặc bảo quản sai cách dẫn đến chất lượng sữa bột bị giảm. Vậy làm thế nào để bảo quản sữa bột cho đúng? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Những lỗi sai thường gặp trong việc bảo quản sữa

Nếu các mẹ thấy sữa có điểm bất thường như vón cục, có mùi lạ, màu sắc thay đổi,… thì có thể là sữa đã bị hư và không dùng được nữa.

Một số lỗi sai trong sử dụng và bảo quản sữa như sau:

  • Không rửa tay sạch trước khi pha sữa
  • Sử dụng muỗng không sạch để múc sữa
  • Sau khi sử dụng thì không đậy nắp kín
  • Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh
  • Pha sữa không theo đúng công thức [pha loãng hoặc đặc hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất]
  • Tự ý thêm những loại thực phẩm khác vào sữa mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ

Những hành động trên có khả năng làm sữa bị biến chất, mất đi hàm lượng dinh dưỡng ban đầu và có thể gây ra ngộ độc hay tiêu chảy.

Bảo quản và sử dụng sữa bột đúng cách thường xuyên bị xem nhẹ trong khi điều này lại đóng vai trò quan trọng, đảm bảo hiệu quả và an toàn khi dùng sữa

5 dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ nhỏ nhanh chóng

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ hiện nay không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh thường gây ra tình trạng mất nước và điện giải của cơ thể khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao li bì nhiều ngày liền. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi…

2. Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách

Các mẹ không nên để sữa bột ở những nơi ẩm thấp và có ánh nắng chiếu vào, kể cả sữa chưa mở nắp cũng vậy. Bảo quản sữa ở điều kiện môi trường không phù hợp dễ làm sữa mất đi giá trị dinh dưỡng.

Mẹ có thể để sữa ở trong tủ, kệ, tránh xa các thiết bị tỏa nhiệt như bếp điện, lò nướng,..

  • Đậy kín nắp sữa sau khi dùng

Khi bột tiếp xúc với không khí bên ngoài có thể bị vi khuẩn xâm nhập, lâu dài sẽ làm giảm chất lượng bột và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

  • Không để sữa trong tủ lạnh

Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản được trong tủ lạnh, mỗi loại đều sẽ có cách bảo quản khác nhau. Sữa bột có tính hút ẩm cho nên không phù hợp với môi trường trong tủ lạnh. Hơn nữa, sữa để trong tủ lạnh một thời gian dài có thể bị vón cục, lên mốc và biến chất. Ngay cả khi trong thời tiết nóng nực, các mẹ chỉ cần để sữa ở nơi khô thoáng và không có nắng là được.

Thông thường sữa bột có thời hạn sử dụng là 18 tháng đối với hộp giấy và 2 năm đối với hộp thiếc. Tuy nhiên, sau khi đã mở nắp thì mẹ không nên sử dụng sữa theo hạn sử dụng này. Ngoài ra, đa số thông tin trên hộp sữa đều đề cập đến thời gian sử dụng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho bé.

  • Chia lượng bột thành nhiều phần nhỏ [nếu mua hộp lớn]

Nếu mẹ mua những hộp sữa có trọng lượng lớn thì có thể chia thành nhiều lượng nhỏ, đủ dùng trong 1 tuần vào các hộp khác. Hạn chế tình trạng sữa bột bị hấp hơi và ẩm khi đóng mở nắp nhiều lần.

Trên đây là những chia sẻ về cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách mà các mẹ cần lưu ý. Hy vọng các mẹ sẽ bảo quản sữa thật tốt, giữ cho con yêu luôn được khỏe mạnh.

Sữa bột công thức là sản phẩm dinh dưỡng vô cùng phổ biến với trẻ nhỏ hiện nay. Bởi những công dụng cung cấp dưỡng chất toàn diện mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được. Mặc dù sữa đều được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại cùng sự tiệt trùng trước khi đóng hộp. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối ưu từ sữa, cách bảo quản cũng vô cùng quan trọng. Vậy sữa công thức để được bao lâu sau khi mở nắp lon/hộp, mời mẹ theo dõi bài viết sau!

Sữa công thức để được bao lâu sau khi mở lắp

Sữa công thức để được bao lâu sau khi mở lắp?

So với các sản phẩm sữa nước [dạng lỏng] thì sữa công thức dạng bột có thời hạn sử dụng lâu hơn và bảo quản cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà sữa có thể đảm bảo chất lượng mãi mãi, nhất là sau khi đã mở nắp lon. Nhiều cha mẹ thường có suy nghĩ rằng sữa chưa bị mốc hay có mùi, lên men thì không vấn đề gì. Từ đó, vẫn dùng cho con bình thường. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Bởi trong không khí có chứa rất nhiều vi khuẩn. Sau khi mở nắp lon, sữa sẽ tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong không khí. Và vi khuẩn sẽ làm biến đổi các thành phần có lợi trong sữa thành có hại cho cơ thể trẻ khi sử dụng. Hơn nữa, hơi nước trong không khí cũng khiến sữa ẩm, mốc và biến chất. Vì vậy, theo sự khuyến cáo của các chuyên khoa dinh dưỡng, sữa bột công thức nên được sử dụng hết trong vòng 1 THÁNG sau khi mở nắp lon.

Sau 30 ngày, cha mẹ nên bỏ sữa, tránh gây nguy hiểm cho con. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chưa có sức đề kháng tốt và hệ tiêu hóa tốt như người lớn.

>> Xem thêm: Cho Trẻ Uống Hai Loại Sữa Công Thức Cùng Lúc Có Được Không?

Sữa gần hết hạn cho trẻ sử dụng có nguy hiểm không?

Chắc hẳn nhiều cha mẹ từng băn khoăn rằng có nên mua sữa gần hết hạn cho trẻ không? Bởi giá sữa lúc này chỉ bằng 1/2 thậm chí 1/3 so với giá ban đầu. Trong trường hợp sữa còn hạn sử dụng từ 2 – 3 tháng thì cha mẹ vẫn yên tâm để cho bé dùng bình thường. Tuy nhiên, nếu sữa chỉ còn hạn khoảng 1 tháng thì không nên mua nhé!  Bởi sữa gần hết hạn cũng sẽ có nhiều vi khuẩn xâm nhập và lên men làm biến đổi thành phần của sữa.

Dấu hiệu nhận biết sữa bảo quản không đúng cách

Sữa không bảo quản đúng cách bị vón cục – Sữa công thức để được bao lâu

Một số dấu hiệu của sữa bất thường như: vón cục, màu sắc thay đổi khác lạ, không có mùi thơm đặc trưng của sữa bột… Lúc này, sữa của bạn đã tiềm ẩn nguy cơ và có thể không sử dụng được nữa rồi đấy!

Theo TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, quá trình sử dụng và bảo quản có thể xảy ra một số vấn đề như:

  • Người lấy sữa không rửa tay sạch trước khi pha

  • Sử dụng muỗng không sạch để múc sữa thay vì sử dụng muỗng có sẵn trong hộp.

Điều này vô tình đưa vi khuẩn vào phần bột sữa còn lại trong hộp đậy nắp không kỹ sau khi sử dụng hoặc trữ lon sữa đã mở trong tủ lạnh khiến sữa bên trong bị ẩm.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, cũng có nhiều cha mẹ không tuân thủ cách pha như hướng dẫn. Thay vào đó lại pha loãng hay đậm đặc hơn. Thậm chí tự ý cho thêm vào sữa những thực phẩm khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng từ nhà sản xuất.

Đây đều là hành động khiến sữa công thức mất đi giá trị dinh dưỡng. Hoặc bị biến đổi, gây ngộ độc, tiêu chảy cho trẻ. Vì thế, cha mẹ cần thực hiện đúng cách bảo quản và sử dụng sữa theo hướng dẫn trên bao bì. Tránh trường hợp ảnh hưởng xấu đến trẻ. Mặt khác, bảo quản sai cách dẫn đến phải loại bỏ sẽ gây ra lãng phí về kinh tế cho gia đình.

Cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng cách và lâu hỏng

Cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng cách và lâu hỏng – Sữa công thức để được bao lâu

Dù trong thành phần có chứa nhiều dưỡng chất bổ ích như thế nào đi nữa mà bảo quản sữa không đúng cách thì cũng không có ý nghĩa. Ngay khi vừa mở nắp lon sữa, bạn phải chú ý đến màu sắc cũng như hương vị của bột sữa. Sữa bột ngon sẽ tỏa ra mùi thơm mát dễ chịu, bột mềm mịn và thường có màu vàng nhạt. Và để bảo quản tốt nhất, mẹ chú ý tới 4 vấn đề sau:

Bảo quản nơi khô ráo – Sữa công thức để được bao lâu

Sau khi mua về, mẹ nên để sữa bột ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp. Đặc biệt là không để ánh nắng chiếu trực tiếp. Tuyệt đối không để sữa ở những nơi có nguồn nhiệt cao như: gần bếp nấu ăn, chân tủ lạnh… Tốt nhất là mẹ nên để ở nhiệt độ 25 độ C.

>> Xem thêm: Sữa Gì Tăng Chiều Cao Vượt Trội Cho Bé Giúp Mẹ An Tâm?

Luôn luôn đậy nắp lon khi không sử dụng

Sau mỗi lần lấy bột sữa để pha thì mẹ nên đậy nắp lại. Qua đó sẽ hạn chế tối đa bụi bẩn, không khí, hơi nước hay côn trùng lẫn vào trong lon/hộp. Cân đối đủ lượng bột mỗi lần pha để tránh mở nắp đi mở lại nhiều lần để lấy thêm.

Không bảo quan sữa trong tủ lạnh – Sữa công thức để được bao lâu

Dù yêu cầu bảo quản nơi khô thoáng như để sữa bột công thức trong tủ lạnh là sai lầm. Bởi môi trường trong tủ rất dễ hút ẩm. Sữa bột để trong tủ dễ bị ẩm, vón cục, biến chất và mất đi hiệu quả.

Chia nhỏ lượng sữa để bảo quản nếu mua lon/hộp lớn

Một mẹo nhỏ cho các mẹ nếu muốn mua lon sữa lớn để tiết kiệm hơn thì hãy chia nhỏ để bảo quản. Với những lon từ 900 gam trở lên, mẹ nên dùng những hộp thiếc sạch để san bớt, chia đôi hoặc chia ba lượng sữa. Sau đó, lấy ra từng hộp nhỏ để dùng dần. Cách làm này sẽ giúp mẹ hạn chế khiến phần sữa chưa dùng đến phải tiếp xúc nhiều với không khí đó.

Trên đây là những chia sẻ về sữa công thức để được bao lâu? Hy vọng các mẹ luôn thông thái và áp dụng những kiến thức hữu ích này trong suốt quá trình nuôi con khôn lớn nhé! Nếu còn thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay để được HISMART tư vấn nhé!

HISMART – SỮA NEWZELAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

  • Fanpage: //www.facebook.com/hismart.milk

  • Email:

  • Shopee: //shopee.vn/hismartmilk

  • Lazada: //www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/

  • Sendo: //www.sendo.vn/shop/hismart-milk

Video liên quan

Chủ Đề