Thực hiện giãn cách xã hội tiếng anh là gì

Thứ Năm, 03 11 2011 11:41

[Ngày đăng: 30/07/2020]

  
  
  
  

Giãn cách xã hội tiếng Anh là social simplification, phiên âm là ˈsəʊʃəl ˌsɪmplɪfɪˈkeɪʃən, là một biện pháp duy trì khoảng cách vật lí giữa người và người để phòng ngừa dịch bệnh.

Giãn cách xã hội tiếng Anh là social simplification, phiên âm là ˈsəʊʃəl ˌsɪmplɪfɪˈkeɪʃən. Giãn cách xã hội là phương pháp duy trì khoảng cách vật lí giữa người này với người khác trong các sinh hoạt hằng ngày, ở mức đủ xa để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.

Khoảng cách tối thiểu để giãn cách xã hội là 2 mét. Người dân nên tránh những nơi tụ tập đông người, giữ khoảng cách với mọi người xung quanh và phải đeo khẩu trang để không bị lây nhiễm dịch bệnh.

Một số biện pháp giãn cách xã hội bằng tiếng Anh.

Limit exposure: Hạn chế tiếp xúc.

Wearing a mash: Đeo khẩu trang.

Wash your hands in the right way: Rửa tay đúng cách.

Antiseptic with alcohol: Sát khuẩn bằng cồn.

Do not gather in a crowed place: Không tụ tập ở nơi đông người.

Do not travelling around: Không đi du lịch lung tung.

Do not go outside unless absolutely necessary: Không ra khỏi nhà nếu không cần thiết.

Mẫu câu tiếng Anh liên quan đến giãn cách xã hội.

The city is implementing social spacing.

Toàn thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.

People don't leave the house if not needed.

Mọi người không ra khỏi nhà nếu không cần thiết.

Because of social simplification, i rarely see my friends.

Vì giãn cách xã hội nên tôi ít gặp bạn mình.

Social simplification is different from social isolation.

Giãn cách xã hội khác với cách ly xã hội.

Bài viết giãn cách xã hội tiếng Anh là gì được tổng hợp giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

Bạn có thể quan tâm

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”.

Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

"Hạn chế tiếp xúc xã hội", “Giãn cách xã hội”… - Social Distancing, có nghĩa là mọi người cần tránh tiếp xúc trực tiếp, không hội họp, tụ tập đông người. Tại sao phải làm vậy? Tại sao chúng ta cần phải ở nhà, tránh ra đường trong thời buổi dịch bệnh nếu không cần thiết?

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khiến cả thế giới gồng mình chống lại. Sau Trung Quốc, Mỹ, Ý trở thành quốc gia thứ 2,3 có số người mắc Covid-19 nhiều nhất trên thế giới, trở thành ổ dịch lớn thứ 2,3 thế giới. Vào lúc này, trên thế giới đã có hơn 721.330 người mắc bệnh, hơn 33.956 người tử vong [tính đến 30/3/2020], và hàng tỉ người đang được yêu cầu chấp hành phương án "Hạn chế tiếp xúc xã hội".

Tại sao “Hạn chế tiếp xúc xã hội” lại cực kỳ quan trọng?

Hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới đang chứng kiến sự lây lan của Covid-19 đang theo cấp số nhân, tốc độ lây lan của dịch tỷ lệ thuận với số người nhiễm bệnh.

Theo các nghiên cứu về mô hình toán học các bệnh truyền nhiễm, trung bình 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 - 3 người khi mới bắt đầu dịch bệnh. Thời gian ủ bệnh - từ lúc tiếp xúc cho đến khi có triệu chứng - thường kéo dài trong 5 ngày, có thể lên tới 14 ngày.

Do thời gian ủ bệnh kéo dài, nếu cá nhân nhiễm bệnh và tiếp tục giao tiếp xã hội như bình thường, sẽ lây cho ít nhất 2 - 3 người khác - có thể là bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Những người này lại tiếp tục lây lan, và hệ quả là trong 1 tháng, ít nhất 244 người sẽ nhiễm bệnh, và trong 2 tháng sẽ lên tới 59604 - với chỉ 1 nguồn duy nhất.

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” khác với “Cách ly”

Hiện nay Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành một số biện pháp để áp dụng “kéo giãn khoản cách xã hội”, nhằm làm chậm đi khả năng lây lan của Covid-19. Từ việc ngăn tụ tập đám đông, đóng cửa nơi công cộng, trung tâm giải trí, bar, trường học... cho đến việc cách ly, phong tỏa cả thành phố và buộc người dân phải ở trong nhà.

Việc tự cách ly tại nhà, cách ly tại các trung tâm trên cả nước mà nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh đang thực hiện cũng là một hình thức giãn cách xã hội, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt giữa “Hạn chế tiếp xúc xã hội” và “Cách ly”.

"Cách ly" để chỉ việc ngăn không cho người đã xác định nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với mầm bệnh ra ngoài phát tán. Còn "Hạn chế tiếp xúc xã hội" là một biện pháp được áp dụng trên phương diện rộng của xã hội, liên quan đến mọi đối tượng, để hạn chế tối đa khả năng dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Và đó là những lý do để chúng ta nên tin tưởng rằng “Hạn chế tiếp xúc xã hội” sẽ là một chiến lược quan trọng đối với đại dịch Covid-19 hiện nay.

Dĩ nhiên, việc xa cách cộng đồng, bạn bè, gia đình là một điều không hề dễ dàng, nhất là trong thời dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng. Tuy nhiên vào thời đại công nghệ 4.0 việc “Hạn chế tiếp xúc xã hội” không còn là “điều đáng lo” khi các phương tiện công nghệ [điện thoại, internet….] sẽ giúp chúng ta luôn có mặt trong “Xã hội Online” đễ giữ kết nối với công việc, người thân, bạn bè…. Và quan trọng nhất nó giúp chúng ta bảo vệ cho những người thương yêu được an toàn.

Một quán cà phê trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM dán decal cho khách mua về đứng với khoản cách 2m. Ảnh:Ngọc Phượng

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian này, đất nước chúng ta đang trong giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc “Hạn chế tiếp xúc xã hội”. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan tỏa lời kêu gọi “toionha” để nhanh chóng đẩy lùi “CôVyĐiĐi” các bạn nhé!

HMT

Bài viết khác

Những từ, cụm từ dưới đây giúp bạn có thêm thông tin và lựa chọn khi muốn diễn đạt về chủ đề dịch bệnh.

1. Unprecedented times [adj]: Thời gian chưa từng trải qua

Ví dụ: I have never been in unprecedented times like the time of Covid-19 [Tôi chưa bao giờ trải qua giai đoạn nào giống như thời kỳ dịch bệnh Covid-19].

2. Pre-Covid-19 [adv]: Trước Covid-19

Ví dụ: Pre-Covid-19, we had lived in peaceful lives [Trước Covid-19, chúng ta đã sống cuộc sống thanh bình].

3. Post-Covid-19 [adv]: Hậu Covid-19

Ví dụ: Post-Covid-19, our economy is in serious impacts [Hậu Covid-19, nền kinh tế của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng].

4. Lockdown [n]: Đóng cửa/ không cho ra, vào, phong tỏa

Ví dụ: In the lockdown time, we are not allowed to go out apart from permission [Trong thời gian phong tỏa, chúng ta không được phép ra ngoài trừ trường hợp được phép].

5. Quarantine [n/v]: Giai đoạn cách ly

Ví dụ: Everyone who came from red places had to quarantine 14 days when they came to other places [Những người từ vùng đỏ đều phải cách ly 14 ngày khi đến những nơi khác].

6. Isolate [v]: Cách ly

Ví dụ: People, from places Covid-19 happened, must isolate in isolation areas at least 2 weeks before integrating community [Người đến từ khu vực có Covid-19 phải cách ly ít nhất hai tuần trước khi gia nhập cộng đồng].

7. Self-isolate [v]: Tự cách ly

Ví dụ: Although I have been vaccinated 2 times and got negative PCR, I still self-isolate in my room [Mặc dù đã tiêm hai mũi vaccine và có xét nghiệm PCR âm tính, tôi vẫn tự cách ly trong phòng riêng].

8. PPE Covid-19 [Personal Protective Equipment for Covid-19]: Thiết bị bảo hộ cá nhân đối với Covid-19

Ví dụ: In some points of time, when Covid-19 broke in my country there was a shortage of PPE for Covid-19 [Trong vài thời điểm, khi Covid-19 bùng phát, đã có sự thiếu thốn về thiết bị bảo hộ cá nhân đối với Covid-19].

9. Social distancing [v/n]: Giãn cách xã hội

Ví dụ: We are not in the time of social distancing because the Covid-19 is under the control [Chúng ta không còn ở trong giai đoạn giãn cách xã hội nữa vì Covid-19 nằm trong tầm kiểm soát].

10. Outbreak [n]: Bùng phát

Ví dụ: The outbreak of Covid-19 took us in difficulties [Sự bùng phát của Covid-19 đã gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn].

11. Spread [v/n]: Lan tràn/ Lây lan

Ví dụ: The Government has exercised many urgent policies to prevent the spread of infection of Covid-19 in the community [Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng].

12. Symptom [n]: Triệu chứng

Ví dụ: The symptoms of Covid-19 are quite noticeable such as coughing, having a fever and problem in breathing and so on [Các triệu chứng của Covid-19 cũng dễ nhận ra như ho, sốt và khó thở...].

13. Case [n]: Ca nhiễm

Ví dụ: We can’t deny that the number of Covid-19 cases is now the hot news on newspapers in this time [Không thể phủ nhận rằng số ca mắc Covid-19 là tin nóng nhất trên các mặt báo trong thời điểm này].

14. Community transfer [n]: Lây nhiễm trong cộng đồng

Ví dụ: According to the Department of Health, most cases of Covid-19 are from community transfer [Theo thông tin từ Bộ Y tế, hầu hết các ca Covid-19 là lây nhiễm cộng đồng].

15. Asymptomatic [adj]: Người mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng

Ví dụ: May people were asymptomatic of Covid-19, so we didn't know. [Nhiều người không có triệu chứng của Covid-19, vì thế chúng ta đã không biết].

Đinh Thị Thái Hà

Video liên quan

Chủ Đề