Viêm hạch bạch huyết bao lâu thì khỏi

Hệ bạch huyết là hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chính hệ cơ quan này bị tấn công và mắc bệnh? Chúng ta hãy cùng hiểu xem viêm hạch bạch huyết ảnh hưởng như thế nào và được xử trí ra sao nhé!

1. Bệnh viêm hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết là các nốt nhỏ nằm rải rác khắp cơ thể. Chúng được nối với nhau bởi hệ mạch, đưa các tế bào bạch huyết lưu thông toàn bộ cơ thể. Hệ bạch huyết tham gia vào cơ chế miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh. Hạch chứa các tế bào bạch cầu, xác vi khuẩn và các sản phẩm thải của quá trình bạch huyết bảo vệ cơ thể.

Viêm hạch bạch huyết là thuật ngữ y học dùng để chỉ sự sưng to một hay một vài hạch bạch huyết trong cơ thể. Viêm hạch này thường là kết quả của một sự nhiễm trùng từ một nơi khác trong cơ thể. Sự tăng sinh và tăng hoạt động của bạch huyết khiến hạch to hơn và có thể gây đau, khó chịu.

Một số nhóm hạch bạch huyết nằm nông trên cơ thể

Bệnh có thể là một trong hai loại:

  • Khu trú: đây là tình trạng viêm thường gặp nhất. Phản ứng viêm xảy ra ở một hoặc một vài hạch lân cận vùng nhiễm trùng. Ví dụ như viêm amidan có thể sưng to hạch bạch huyết ở cổ.
  • Lan tỏa: xảy ra ở 2 hay nhiều nhóm hạch bạch huyết trong cơ thể. Lúc này, người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu hoặc đang mắc một bệnh khác ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể.

2. Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Hạch bạch huyết là một thành phần của hệ thống bảo vệ cơ thể. Khi hạch này bị viêm, sức phòng vệ của cơ thể cũng yếu hơn. Lúc đó, cơ thể dễ dàng mắc bệnh hơn. Sự suy yếu này dẫn đến sự xâm nhập dễ dàng của vi trùng vào các cơ quan khác trong cơ thể. Các ổ nhiễm có thể tạo mủ, gây viêm mô tế bào, tắc tĩnh mạch do chèn ép và nhiều biến chứng khác.

3. Những biểu hiện của viêm hạch bạch huyết

Hạch sưng to là đặc điểm thường gặp nhất. Một số vị trí khi hạch sưng to có thể sờ, cảm nhận được như là ở cổ, dưới cánh tay hoặc ở vùng bẹn.

3.1. Các đặc điểm khác khi hạch viêm

  • Đau khi chạm vào vùng hạch sưng to.
  • Da đỏ, nóng vùng hạch viêm.
  • Hạch mềm chứa đầy mủ [apxe].
  • Hạch chảy dịch ra da.
Biểu hiện sưng đau ở hạch bạch huyết vùng cổ

3.2. Triệu chứng khác liên quan

Ngoài ra, khi hạch bạch huyết viêm còn kéo theo các triệu chứng khác. Các triệu chứng này tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng ban đầu và vùng hạch bị tổn thương:

  • Sốt.
  • Các triệu chứng hô hấp trên: chảy nước mũi, đau họng.
  • Nhức đầu.
  • Đổ mồ hôi đêm.

Các triệu chứng của viêm hạch có thể tương tự và dễ gây lầm lẫn với các bệnh khác.

3.3. Làm cách nào chẩn đoán bệnh?

Thông thường, viêm hạch bạch huyết có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng bệnh và qua khám lâm sàng. Vùng hạch tổn thương sưng to lên, kèm nóng, đỏ, đau tại chỗ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu gợi ý như sốt, ớn lạnh, ho, chảy mũi.

Những người có nguy cơ cao hơn:

  • Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau họng, đau tai, viêm kết mạc hoặc chốc lở.
  • Sốt, kích thích hoặc chán ăn.
  • Tiếp xúc với động vật, đặc biệt là mèo con hoặc gia súc
  • Có vấn đề về sức khỏe răng miệng gần đây.
  • Sử dụng thuốc có thành phần hydantoin hay mesantoin gần đây.

Khi những triệu chứng và bệnh sử không rõ ràng, chúng ta có thể làm các cận lâm sàng. Những xét nghiệm có thể cần thiết để giúp chẩn đoán:

  • Xét nghiệm máu để tìm bằng chứng nhiễm trùng.
  • Kiểm tra hình ảnh học: X-quang hoặc CT Scan khi nghi ngờ vùng khởi nguồn nhiễm trùng.
  • Sinh thiết hạch bạch huyết: lấy một mẫu mô của hạch bạch huyết đang viêm đem kiểm tra. Kết quả khẳng định được có viêm hay không cũng như nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết.

4. Điều trị viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết thường khởi nguồn từ nhiễm trùng một cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh có thể lan sang các nhóm hạch lân cận và những bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, điều trị viêm hạch dựa vào xác định nguồn lây nhiễm này và điều trị nhanh chóng.

Điều trị viêm hạch bạch huyết có thể bao gồm:

  • Kháng sinh dùng qua đường uống hoặc thuốc tiêm để chống nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Giảm đau và hạ sốt,
  • Thuốc kháng viêm và chườm khăn nóng ẩm giúp giảm sưng.

>> Có 2 cách chườm là chườm lạnh và chườm nón, liệu bạn đã làm đúng và hiểu rõ sự khác nhau? Đừng bỏ qua bài viết: Chườm nóng và chườm lạnh: bạn có đang làm đúng cách?

  • Phẫu thuật dẫn lưu khi hạch viêm tiến triển thành ổ apxe chứa đầy mủ.
  • Thực hiện hóa trị và xạ trị cho trường hợp ung thư hạch ác tính.

Trong phần lớn trường hợp, tuân thủ điều trị đúng cách giúp hết viêm hạch. Tuy nhiên, hạch sưng trở về bình thường mất nhiều thời gian hơn.

5. Viêm hạch bạch huyết có thể phòng ngừa không?

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao ở trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động đề phòng viêm bằng cách:

  • Đi khám ngay khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có nốt u sưng đau dưới da.
  • Làm sạch bất kỳ vết trầy xước hoặc vết thương trên da.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  • Ăn uống lành mạnh, tập thể dục nâng cao sức khỏe.

Hạch bạch huyết đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Khi bị viêm hạch, hệ miễn dịch sẽ yếu đi và vi khuẩn sẽ tấn công nhanh hơn vào các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, cần nhanh chóng xác định và điều trị nguyên nhân gốc gây nhiễm trùng. Khi đó, quá trình viêm hạch bạch huyết sẽ được ngăn ngừa và thoái lui.

Các hạch bạch huyết là thành phần quan trọng của hệ bạch huyết. Ngoài hạch bạch huyết, hệ bạch huyết còn có hệ thống các mạch máu, cơ quan trải khắp cơ thể, tập trung chủ yếu ở cổ, đầu, cánh tay, bụng và háng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Nếu hạch bạch huyết sưng sau 7 đến 10 ngày mà không hết thì cần phải đến khám bác sĩ

Hệ bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng với chức năng miễn dịch của cơ thể. Chúng hoạt động giống như bộ lọc giúp loại bỏ virus, vi khuẩn và bất kỳ tác nhân nào có thể gây bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, hạch bạch huyết sưng lên ở vùng cổ là do phản ứng với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra. Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn và virus.

Vết sưng là do các tế bào máu tích tụ nhiều ở vị trí bị nhiễm trùng để chống lại mầm bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do viêm xoang, viêm họng do liên cầu khuẩn và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

\n

Các hạch bạch huyết bị sưng có thể sẽ trở lại bình thường mà không cần phải điều trị. Đó cũng là lúc tình trạng viêm nhiễm của cơ thể đã khỏi.

“Chữa khỏi được căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra hoặc khắc phục được nguyên nhân viêm nhiễm sẽ giúp triệu chứng sưng hạch bạch huyết được thuyên giảm”, bác sĩ Amy Zack tại phòng khám Cleveland Clinic [Mỹ] giải thích.

Tuy nhiên, nếu sưng hạch bạch huyết lâu ngày vẫn không khỏi hoặc chúng ngày càng lớn hơn, vết sưng rộng hơn 2,5 cm, gây đau đớn kèm theo các triệu chứng khác như sốt thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra ngay. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư, theo Healthline.

“Dù đã qua 7 đến 10 ngày nhưng các hạch bạch huyết ở cổ vẫn sưng, người bệnh bị sưng mà không có triệu chứng của cảm lạnh hay viêm nhiễm gì thì họ cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân”, bác sĩ Zack khuyến cáo.

Tin liên quan

Nhiễm trùng tai có thể do dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai hơn người lớn, nhưng bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ ai.

Nhiễm virus

Có rất nhiều loại virus tấn công cơ thể và ảnh hưởng đến hạch bạch huyết. Thông thường hạch lympho sẽ sưng lên ngay vị trí virus tấn công.

Dưới đây là các loại virus thường đứng sau tình trạng sức khỏe này:

  • Varicella-zoster, virus gây ra bệnh thủy đậu và herpes zoster
  • Rubeola, một loại siêu vi gây sởi
  • Virus HIV, gây ra bệnh AIDS
  • Herpes simplex, virus gây ra mụn rộp miệng, mụn rộp sinh dục và viêm não mụn rộp
  • Cúm, siêu vi khuẩn gây bệnh cúm

Nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng hạch bạch huyết sưng lên. Dưới đây là các loại vi khuẩn thường làm sưng hạch bạch huyết:

  • Streptococcus hoặc Strep, vi khuẩn gây ra chứng viêm họng hoặc viêm amidan
  • Staphylococcus hay staph, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, hội chứng sốc chất độc [TSS] hoặc viêm vú
  • Mycobacterium tuberculosis, một loại vi khuẩn gây bệnh lao

Nhiễm HIV/ AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV] là một virus gây ra AIDS. Loại virus này đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh, do đó bạn có thể được chẩn đoán trễ. Trên thực tế, việc phát hiện bệnh AIDS muộn có thể gây tử vong.

Do đó, nếu bạn bị sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng đi kèm với các triệu chứng khác như suy nhược, đau cơ và nhức đầu, hãy đến gặp ngay bác sĩ.

Nhiễm trùng răng

Nhiễm trùng nướu và răng có thể làm hạch bạch huyết sưng lên. Nhiễm trùng răng thường do áp xe răng.

Mononucleosis

Sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách có thể liên quan đến bệnh Mononucleosis, một bệnh do virus gây ra. Virus được lây lan từ nước bọt của người bệnh làm bạn bị đau họng, sốt, ngứa, vàng da, chảy máu cam và khó thở.

Nhiễm trùng da

Các bệnh ngoài da cũng có thể làm cho tuyến bạch huyết sưng lên. Đặc biệt, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như phát ban, da trở nên đỏ, đau hoặc nóng, ngứa. Dưới đây là một số loại bệnh ngoài da có thể gây sưng hạch bạch huyết:

  • Eczema, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Viêm da tiếp xúc
  • Áp xe da do nhiễm khuẩn
  • Chấy rận trên da đầu

Đau họng

Đau họng là một bệnh khá phổ biến. Nguyên nhân có thể khác nhau, từ nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, kích ứng cổ họng, viêm amidan hoặc chấn thương cổ và cổ họng.

Những tình trạng này gây viêm, do đó bạn sẽ thấy sưng hạch ở cổ hoặc dưới hàm.

Rối loạn hệ miễn dịch

Rối loạn hệ miễn dịch có thể làm cho bạn yếu và dễ mắc bệnh do “hàng rào” chống lại mối đe dọa gây bệnh đã bị suy yếu hoặc xáo trộn. Thông thường các rối loạn miễn dịch thường xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn như các bệnh thấp khớp và lupus.

Ung thư

Bạn không nên đánh giá thấp sưng hạch bạch huyết vì tình trạng này có thể là khởi đầu của bệnh ung thư. Ví dụ như, trong cơ thể bạn có những tế bào ung thư. Sau đó, các tế bào ung thư di chuyển qua các mạch bạch huyết làm cho hạch này sưng lên.

Một số loại ung thư có thể gây sưng hạch lympho gồm:

  • Ung thư da
  • Ung thư vú
  • Ung thư bạch cầu
  • Ung thư phổi
  • Ung thư dạ dày

Ung thư hạch bạch huyết và các loại ung thư khác vẫn có thể được kiểm soát ở giai đoạn sớm. Do đó, điều quan trọng là bạn phải phát hiện ung thư hạch bạch huyết hoặc các bệnh ung thư khác càng sớm càng tốt.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Một số loại bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra sưng hạch bạch huyết. Trong số đó có bệnh giang mai, bệnh lậu và chlamydia. Hơn nữa, nếu các tình trạng sưng do nguyên nhân này xảy ra, hạch ở bẹn thường chịu ảnh hưởng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sưng hạch bạch huyết?

Một số yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

Video liên quan

Chủ Đề