Tại sao dân chủ phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương gdcd 11

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Những vấn đề mà cương lĩnh đặt ra đã và đang được hiện thực hóa trong cuộc sống, ngày càng thể hiện rõ nét hơn trên con đường xây dựng đất nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là một chủ trương đúng đắn được đặt ra trong cương lĩnh của Đảng, được khẳng định trong Hiến pháp. Nó thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Nội dung trọng tâm, xuyên suốt của tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền là không ai được đứng trên pháp luật, không ai được đứng trên Hiến pháp. Mọi người  tuân thủ hiến pháp, pháp luật, sự bình đẳng trong bảo vệ nhân quyền được bảo đảm, quyền lực nhà nước có phân công, phối hợp và kiểm sóat quyền lực.

GS Nguyễn Đăng Dung

Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội, điều này được thể hiện trong tinh thần rất mới của Hiến pháp năm 2013: Quốc hội ban hành luật, chính phủ là cơ quan hành pháp, tòa án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp.

“Trong ba phạm vi đó mỗi cái thể chế đều làm tốt quyền hành, trách nhiệm của mình thì tự khắc quyền lực nhà nước được kiểm sóat, tự khắc quyền lực nhà nước được thống nhất. Thời gian qua, chúng ta đã nhấn mạnh công tác làm luật, chúng ta đã làm rất là tốt, nhất là những luật vừa mới đựợc thông qua năm 2014 - 2015, những đạo luật về dân sự, tố tụng dân sự, hình sự, tố tụng hình sự và những đạo luật bảo vệ nhân quyền rất là lớn. Trước đây, những gì chúng ta làm chưa tốt để bảo vệ nhân quyền đều được tính đến”, GS Nguyễn Đăng Dung nói.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] khẳng định:  Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan, trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: những nội dung quan trọng trong cương lĩnh của Đảng đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013, làm cơ sở quan trọng để thể chế hóa trong từng điều luật cụ thể nhằm hiện thực hóa trong cuộc sống.

“Tôi cho đây là một mục tiêu cuối cùng của Đảng, của Nhà nước và gọi là của CNXH vì chúng ta phấn đấu vì con người, coi con người là giá trị cao nhất trong xã hội. Cương lĩnh của Đảng được đề ra như thế và cả hệ thống chính trị đều đang cố gắng thực hiện, tôi cho là hoàn toàn đúng đắn. Chỉ có điều, chúng ta phải nói thẳng với nhau có những cái có điều kiện chưa thực hiện được, có những cái có điều kiện đã thực hiện rồi, nhưng việc nhận thức và thực hiện chưa được nghiêm chỉnh. Cho nên chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân”, PGS-TS Nguyễn Minh Đoan nói.

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

Ông Chu Lê Chinh

Theo ông Chu Lê Chinh - đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, tính dân chủ ngày càng được thể hiện thực chất hơn: “Hiến pháp 2013 đã cụ thể hóa cương lĩnh 2011, phát huy quyền làm chủ của người dân thông qua ba hình thức dân chủ đại diện được thông qua. Các đại biểu dân cử, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, để người dân thể hiện các kiến nghị của mình. Thứ hai là dân người ta có quyền trực tiếp bày tỏ ý kiến của mình. Thứ ba là thông qua các cơ quan nhà nước, kể cả mặt trận đoàn thể và chính quyền”

Việt Nam đang trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, các cơ chế nhằm hiện thực hóa tư tưởng tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được quan tâm xây dựng và bảo đảm thực thi, tuân thủ theo đúng Hiến pháp và pháp luật./.

Trả lời:

Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, mang bản chất giai cấp công nhân

  • Giai cấp công nhân là giai cấp của công đảo quần chúng nhân dân lao động.
  • Giai cấp đi đầu trong việc đấu tranh, xây dựng một xã hộ mới xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Chỉ có mang bản chất giai cấp công nhân thì chính quyền mới thực sự thuộc về nhân dân.

Thứ hai, có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

  • Công hữu tức là mọi của cải trong xã hội đều nhằm phục vụ lợi ích nhu cầu của quần chúng nhân dân.
  • Công hữu về tư liệu sản xuất là điều kiện quan trọng để nhân dân làm chủ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Thứ ba, lấy hệ tư tưởng Mác – Lê Nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.

  • Đây là hệ tư tưởng khoa học, đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
  • Việt Nam đang lực chọn hệ tư tưởng này là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn về nó đã được chứng minh bằng lịch sử và cả trong thời đại xây dựng đất nước hôm nay.

Thứ tư, là nền dân chủ của nhân dân lao động

  • Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân chỉ thực sự làm chủ khi họ được bảo đảm về mọi quyền lợi. Đây là các điều mà ở các xã hội khác không có được.

Cuối tùng, dân chủ gắn với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

  • Đây là nhằm bảo vệ quyền dân chủ cho mọi công dân. Cần trừng trị, ngăn chặn những hành vi đi ngược với lợi ích quần chúng lao động. Từ đó giúp mỗi cá nhân từ hoàn thiện chính bản thân mình.

Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trả lời:

Những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

  • Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần
  • Quyền tự do kinh doanh buôn bán
  • Quyền sử dụng những tư liệu sản xuất chung của xã hội.

Dân chủ trong lĩnh vực chính trị

Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước

  • Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  • Quyền kiến nghị, biểu quyết với cơ quan nhà nước
  • Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa

  • Quyền tham gia vào đời sống văn hóa
  • Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa
  • Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

Dân chủ trong lĩnh vực xã hội

  • Quyền lao động, bình đẳng nam nữ
  • Quyền được hưởng an toàn, bảo hiểm XH
  • Quyền được bảo vệ về vật chất bà tinh thần khi không còn khả năng lao động.
  • Quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến trong xã hội.

Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao?

Trả lời:

Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật không có sự mâu thuẫn với nhau.

Bởi vì: Dân chủ, tự do, pháp luật đều là những nhận tố để tạo nên sự an toàn, ổn định và phát triển cho một xã hội.

Dân chủ là nhân dân có quyền tự do sinh hoạt, buôn bán học tập theo sở thích và khả năng của mình…

Dân chủ là dân có quyền, tuy nhiên không phải dân muốn làm gì cũng được. Những việc làm và hành động của nhân dân phải đúng với pháp luật quy định, không trái với pháp luật.

Tất cả quyền dân chủ được ghi rõ trong hiến pháp và pháp luật được soạn thảo do toàn dân thông qua quốc hội do dân bầu đó là dân chủ tập trung…

Trả lời:

Trả lời:

Những hành vi thể hiện dân chủ:

  • Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được đi bầu cử.
  • Trưng cầu ý kiến của dân trước khi ban hành, sửa đổi một bộ luật mới.
  • Nhân dân được tư do sinh sống, kinh doanh, học tập trong phạm vi cho phép của pháp luật.
  • Các cán bộ tự phê bình trước nhân dân khi mắc khiết điểm.
  • Công khai minh bạch các khoản chi thu trong quý, năm….

Những hành vi thể hiện không dân chủ:

  • Nhờ người bỏ phiếu bầu cử thay
  • Ban hành các chính sách, chủ trương nhằm phục vụ lợi ích cho cán bộ.
  • Thời phong kiến, mọi quyền lực thuộc về vua, dân không có tiếng nói…

Để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ, bản thân em sẽ:

  • Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
  • Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận
  • Chấp hành tốt nội quy kỷ luật của Nhà trường
  • Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng
  • Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, thói tự do vô kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của người khác.
  • Tham gia vào quyền sáng tác nghệ thuật nếu có thể,…
  • Không được có thái độ khiếm nhã, không tôn trọng đối với người khác 

Nội dung cơ bản của quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hóa:

  • Quyền tham gia vào đời sống văn hóa
  • Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa
  • Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

Ví dụ:

  • Cuối tuần, bà Tám đều tham gia câu lạc bộ hát chèo ở thị xã.
  • Sau hơn một năm nghiên cứu, tìm toi, anh An đã chế tạo thành công máy cắt cỏ tiện lợi.

Trả lời:

Nền dân chủ của nước ta có được ngày hôm nay, là nhờ vào quá trình phát triển và từng bước hoàn thiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị.

Theo em biết, nôi dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

Điều này được thể hiện cụ thể:

  • Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.
  • Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương.
  • Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
  • Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
  • Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân…
  • Cùng với các quyền được hưởng, công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vê an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Dựa vào kiến thức đã học để phân tích và chứng minh: “Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể”?

Trả lời:

Để chứng minh và phân tích được câu nói cần phải hiểu rõ được dân chủ và kỉ luật.

  • Dân chủ là một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định.
  • Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng.

Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể.

  • Dân chủ có tác dụng tạo cơ hội, điều kiện để mỗi người đóng góp ý kiến thể hiện quan điểm của mình về các công việc chung.

Ví dụ: Để xây dựng kế hoạch chào mừng 20/11 sắp tới, lớp 11A đã tổ chức sinh hoạt lớp để các thành viên đóng góp ý kiến. Kết quả, lớp 11A là lớp đứng top đầu những lớp hoàn thành tốt phong trào chào mừng 20/11.

  • Kỉ luật có tác dụng đảm bảo cho mỗi người có ý thức tôn trọng tập thể. Đồng thời đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả trong tập thể.

Ví dụ: Mỗi tổ đến lịch phân công đều phải làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Hoặc là chấp hành những quy định của trường lớp….

Liên hệ với bản thân:

  • Tích cực, nhiệt tình đóng góp ý kiến xây dựng các phong trào thi đua của lớp, trường.
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề