Sưng phù vùng má phải làm sao

Nếu niêm mạc xoang – khoang chứa khí giữa hai mắt và sau trán, mũi, và xương gò má – bị viêm hoặc nhiễm khuẩn, chất nhày có thể tích tụ lại. Áp lực gây ra đau âm ỉ quanh mắt, dịch màu vàng xanh chảy từ trong mũi , đầu đau như búa bổ - và đôi khi, khiến bạn bị phù mặt. Phần lớn viêm xoang do virus. Bạn không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nếu triệu chứng nặng có thể cân nhắc dùng thuốc kháng histamine không kê đơn.  

Áp xe răng

Sưng phù vùng má phải làm sao

Khi răng bị gãy, sứt hoặc sâu răng nếu không được chữa có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và sinh sôi. Nhiễm khuẩn để lại mủ và sưng quanh răng hoặc lợi. Răng bạn sẽ đau nhói và hàm bị sưng lên. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh và có khả năng xử lý ống tủy để loại bỏ vùng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối và dùng thuốc giảm đau OTC sẽ khiến bạn dễ chịu hơn.

Hội chứng Cushing

Cortisol thường được biết là hormone gây căng thẳng. Nhưng nó cũng giúp điều chỉnh huyết áp, đường huyết và một số chức năng khác. Nhưng quá nhiều cortisol bơm ra từ tuyến thượng thận sẽ dẫn đến hội chứng Cushing, tình trạng ảnh hưởng đến phụ nữ gần ba lần so với nam giới. Nó được đặc trưng bởi khuôn mặt tròn hình mặt trăng, da dễ dàng bị thâm tím, nhiều lông tóc mọc trên cơ thể hơn. Hội chứng này cũng thường xảy ra ở những người vừa điều trị steroids chẳng hạn prednisone để điều trị những tình trạng như bệnh tự miễn. Nếu bạn đang điều trị và thấy những triệu chứng này tiến triển, hãy đến khám bác sĩ. Phần lớn trường hợp, tình trạng này có thể chữa khỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật.  

Dị ứng

Bên cạnh mắt đỏ và chảy nước mắt/nước mũi, dị ứng với đồ ăn, phấn hoa, thuốc hoặc các chất khác có thể gây ra viêm ở vùng mặt, đặc biệt xung quanh mắt và mũi.  

Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là nhiễm khuẩn da do vi khuẩn nhanh chóng gây ra phù và nóng đỏ ở mặt (và các vùng khác trên cơ thể). Nếu bạn đang tiến triển những triệu chứng này – đặc biệt khi sưng phù lan rộng – hãy đến phòng cấp cứu ngay. Nếu tình trạng này không được chữa trị thì có thể dẫn đến tử vong.

Quai bị

Bệnh này không còn phổ biến nữa nhưng có tính lây truyền cao. Nếu bạn bị mắc, các triệu chứng sẽ là đau đầu, sốt, đau cơ và hai má sẽ sưng lên giống con sóc. Nếu bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh qua xét nghiệm nước dãi và máu, bạn sẽ cần chờ khoảng hai tuần để khỏi bệnh. 

Bệnh tuyến giáp

Tuyến hình bướm ở gần họng sẽ tiết ra hormon điều hòa chuyển hóa và nhiệt độ cơ thể. Nếu nó sản sinh hormon quá ít, chuyển hóa sẽ thay đổi khiến mô dưới da lớn hơn. Bạn cũng sẽ cảm thấy lạnh và yếu, da khô hoặc kinh nguyệt thất thường. Bác sĩ có thể làm những xét nghiệm máu đơn giản và kê đơn thuốc nếu cần.

Phù mạch là phù ở lớp biểu bì sâu và mô dưới da. Thường là phản ứng trung gian của tế bào mast cấp tính do phơi nhiễm với chất gây nghiện, nọc độc, chế độ ăn uống, phấn hoa, hoặc vẩy da động vật. Phù mạch cũng có thể là phản ứng cấp tính đối với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, phản ứng mạn tính, hoặc di truyền hoặc một rối loạn mắc phải do phản ứng bổ sung bất thường. Triệu chứng chính là sưng, triệu chứng có thể nặng. Chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Điều trị bằng kiểm soát đường thở nếu cần, loại bỏ hoặc tránh những chất gây dị ứng, và dùng thuốc chống viêm (ví dụ, thuốc chẹn H1).

Phù mạch là sưng (thường khu trú) mô dưới da do tăng tính thấm của thành mạch và thoát dịch trong lòng mạch. Các chất trung gian được biết đến làm tăng tính thấm của mạch máu bao gồm:

  • Các chất trung gian có nguồn gốc từ tế bào mast (ví dụ histamine, leukotrienes, prostaglandins)

  • Bradykinin và các chất trung gian có nguồn gốc bổ thể

Các chất trung gian có nguồn gốc từ tế bào mast có xu hướng tác động đến các lớp bề mặt của tổ chức dưới da, bao gồm lớp giữa biểu bì và hạ bì. Ở đó, các chất trung gian gây nổi mày đay và ngứa, thường kèm theo phù mạch qua trung gian tế bào mast.

Trong bệnh phù mạch qua trung gian bradykinin, lớp hạ bì thường không bị ảnh hưởng, do đó không nổi mày đay và ngứa.

Trong một số trường hợp, cơ chế và nguyên nhân gây phù mạch không rõ. Một số nguyên nhân (như thuốc chẹn kênh calci, thuốc hạ huyết áp) không có cơ chế xác định; đôi khi một nguyên nhân (ví dụ, giãn cơ) với một cơ chế được biết đã bị bỏ qua trên lâm sàng.

Phù mạch cấp tính cũng có thể do các tác nhân trực tiếp kích thích các tế bào mast không IgE. Nguyên nhân có thể bao gồm opiates, các chất tương phản phóng xạ, aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).

Các thuốc ức chế ACE gây ra khoảng 30% các trường hợp phù mạch cấp tính tại các khoa cấp cứu. Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) có thể trực tiếp làm tăng nồng độ bradykinin. Mặt và đường hô hấp trên thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng ruột có thể bị ảnh hưởng. Mày đay không xảy ra. Phù mạch có thể xảy ra sớm hoặc vài năm sau khi bắt đầu điều trị.

Nguyên nhân của phù mạch mạn tính (> 6 tuần) thường không được biết. Cơ chế qua trung gian IgE rất hiếm gặp, nhưng đôi khi cũng là nguyên nhân gây ra do ăn uống lâu ngày một loại thuốc không ngờ tới hoặc hóa chất (ví dụ penicillin trong sữa, thuốc không cần kê đơn, chất bảo quản, các chất phụ gia thực phẩm khác). Một vài trường hợp do sự thiếu hụt chất ức chế C1 di truyền hoặc mắc phải.

Phù mạch tự phát là phù mạch xảy ra mà không có mày đay, mạn tính và tái phát, và không tìm được nguyên nhân.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Trong phù mạch, phù nề thường không đối xứng và đau nhẹ. Nó thường xuất hiện ở mặt, môi và/hoặc lưỡi và cũng có thể xảy ra ở mu bàn tay hoặc bàn chân hoặc trên bộ phận sinh dục. Phù đường hô hấp trên có thể gây suy hô hấp và thở khò khè; thở khò khè có thể được nhầm với bệnh hen. Đường thở có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn. Phù ruột có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng và/hoặc tiêu chảy.

Các biểu hiện khác của phù mạch tùy thuộc qua trung gian.

Phù mạch qua trung gian tế bào mast

  • Có xu hướng tiến triển vài phút đến vài giờ

  • Có thể kèm theo các biểu hiện khác của phản ứng dị ứng cấp tính (ví dụ ngứa, nổi mày đay, đỏ bừng, co thắt phế quản, sốc phản vệ)

Phù mạch qua trung gian Bradykinin

  • Có xu hướng tiến triển vài giờ giờ đến vài ngày

  • Không kèm theo các biểu hiện khác của phản ứng dị ứng

  • Đánh giá lâm sàng

Bệnh nhân bị sưng khu trú nhưng không nổi mày đay được hỏi cụ thể về việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển.

Nguyên nhân của phù mạch thường rõ ràng, và các xét nghiệm chẩn đoán hiếm khi được yêu cầu vì hầu hết các phản ứng đều tự hết và không tái phát. Khi phù mạch là cấp tính, không có xét nghiệm nào đặc biệt hữu ích. Khi bệnh mãn tính, cần đánh giá kỹ lưỡng thuốc và chế độ ăn.

  • Kiểm soát đường thở

  • Đối với phù mạch qua trung gian tế bào mast, kháng histamine và đôi khi là corticosteroid và epinephrine đường toàn thân.

  • Đối với phù mạch do thuốc ức chế ACE, thỉnh thoảng có trường hợp điều trị truyền huyết tương tươi đông lạnh và thuốc ức chế C1

  • Đối với phù mạch nguyên phát định ký do ngộ độc tự phát, điều trị uống thuốc kháng histamine 2 lần/ngày

Điều trị phù mạch bao gồm việc loại bỏ hoặc tránh các chất gây dị ứng và sử dụng các thuốc làm giảm các triệu chứng. Nếu nguyên nhân không rõ ràng, tất cả các thuốc không cần thiết phải dừng lại.

Những bệnh nhân có phản ứng qua trung gian với tế bào mast nặng cần được khuyên nên luôn luôn mang theo ống tiêm, epinephrine tự tiêm và thuốc kháng histamin uống, và nếu có phản ứng nghiêm trọng, sử dụng các phương pháp điều trị này càng nhanh càng tốt và chuyển bệnh nhân đến khoa cấp cứu. Ở đó, họ có thể được giám sát chặt chẽ và có thể điều trị nhắc lại hoặc điều chỉnh nếu cần.

Cho phù mạch tự phát, liều cao của thuốc kháng histamin đường uống không gây ngủ có thể điều trị.

  • Trong phòng cấp cứu, có đến 30% các trường hợp bị phù mạch cấp do thuốc ức chế ACE (bradykinin-trung gian), mặc dù tổng thể,> 90% trường hợp là trung gian tế bào mast.

  • Nguyên nhân của phù mạch mạn tính thường không được biết.

  • Triệu chứng sưng thường tiến triển; phù mạch qua trung gian bradykinin có xu hướng tiến triển chậm hơn và gây ra ít triệu chứng của phản ứng dị ứng cấp tính (ví dụ ngứa, nổi mày đay, sốc phản vệ) so với phù mạch qua trung gian tế bào mast.

  • Đối với phù mạch mãn, hãy uống thuốc kỹ lưỡng và chế độ ăn kiêng, và cân nhắc kiểm tra thiếu chất ức chế C1 và đo nồng độ C4; xét nghiệm ít khi cần thiết trong trường hợp phù mạch cấp.

  • Trước tiên, đảm bảo kiểm soát đường thở; nếu co thắt đường thở, cho epinephrine tiêm dưới da hoặc tiêm bắp trừ khi nguyên nhân đã rõ ràng như phù mạch qua trung gian bradykinin, nhiều khả năng phải đặt nội khí quản.

  • Loại bỏ hoặc tránh dị nguyên là quan trọng.

  • Đối với điều trị triệu chứng và điều trị bổ trợ, thuốc kháng histamine, thuốc chẹn H1 và corticosteroid toàn thân có thể làm giảm các triệu chứng của phù mạch cánh tay qua trung gian tế bào mast; huyết tương tươi đông lạnh, thuốc ức chế C1, và/hoặc ecallantide hoặc chất chống đông có thể được điều trị nếu bệnh phù mạch qua trung gian bradykinin nặng hoặc dai dẳng.