So sánh tqm và iso 9000 năm 2024

Hỏi: ISO 9000 và tiêu chuẩn TQM có gì khác nhau và để có kết quả doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 và TQM như thế nào ?

Nguyễn Hoài Anh (P504, C14, Khu tập thể Định Công, Hà Nội)

Đáp: Để áp dụng có kết quả, khi lựa chọn các hệ thống chất lượng, các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình.

Theo các chuyên gia chất lượng thì ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng.

ISO 9000 thúc đẩy việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản nhưng lại sao nhãng các yếu tố xác định về mặt số lượng. Còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến.

Các chuyên gia cho rằng giữa ISO 9000 và TQM có thể có 7 điểm khác nhau liệt kê trong bảng dưới đây:

So sánh tqm và iso 9000 năm 2024

Các chuyên gia cho rằng, các công ty nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống quản lý chất lượng này. Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000. Còn đối với các công ty nhỏ hơn chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện và làm sống động bằng TQM.

Các hệ thống quản lý chất lượng khác (TQM, ISO 90003…) thường cung cấp một khuôn mẫu để đánh...

Các hệ thống quản lý chất lượng khác (TQM, ISO 90003…) thường cung cấp một khuôn mẫu để đánh giá những nỗ lực quản lý chất lượng chung của tổ chức, với những hướng dẫn giải quyết vấn đề và ra quyết định – đòi hỏi có một quy trình cải tiến liên tục nhưng không chỉ ra quy trình đó như thế nào hoặc giúp cải tiến những nội dung cụ thể là gì.

Thông thường, nhiều hệ thống phải tốn nhiều thời gian để thử nghiệm những phương pháp mới, cũng có khi dẫn đến kết quả không như mong đợi, có thể trì trệ và dần dần không được thực hiện nữa. Còn với 6 Sigma, phải đưa ra được một chiến lược và một hệ thống phương pháp cụ thể cho việc cải tiến chất lượng hiệu quả kinh doanh. 6 Sigma không cố quản lý vấn đề, mà nó cố gắng loại bỏ vần đề, tìm ra nguyên nhân gốc gây ra vấn đề và giải quyết nó. 6 Sigma không thể giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức, nhưng nó có thể giải quyết tốt từng vấn đề ở một thời điểm dưới dạng một dự án. Do đó, 6 Sigma cần có những người chuyên biệt, tập trung vào hoàn thành dự án được giao. Họ nhận được sự giúp đỡ mà họ cần từ người phụ trách và từ những người hỗ trợ. Cũng giống các hệ thống khác như ISO 9000 và TQM, 6 Sigma vẫn hướng tới cải tiến và chuẩn hóa các hoạt động của tổ chức, thế nhưng khi ISO 9000 nhắm tới việc chuẩn hóa quá trình để đạt được chất lượng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và đề cập tới yêu cầu phân tích dữ liệu, khắc phục, phòng ngừa một cách chung chung thì 6 Sigma mô tả một lộ trình cụ thể và các bước rõ ràng để giúp đạt tới sự tiêu chuẩn hóa và cải tiến. ISO 9000, TQM có độ phủ rộng khắp tất cả các hoạt động và có sự tham gia của tất cả mọi người một cách đồng thời, tập trung vào chất lượng là chủ yếu, còn 6 Sigma hướng tới lựa chọn các quá trình quan trọng tác động nhiều tới mục tiêu về chất lượng, tiến độ và giá thành, nên sau khi áp dụng vào các dự án cải tiến cụ thể, thường nhìn thấy kết quả rõ rệt. Bên cạnh đó, khi thực hiện 6 Sigma, vấn đề đo lường, phân tích dữ liệu thường được đặc biệt chú trọng, nên giúp nhận biết rõ ràng khu vực có vấn đề và vì vậy các nỗ lực được tập trung trong sự giới hạn về nguồn lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã có ISO 9000, TQM và 5S4 thì thực hiện 6 Sigma sẽ thuận lợi hơn nhiều, vì qua các hệ thống này đã có nền tảng cơ bản về quản lý cả khía cạnh hệ thống quản lý, cơ sở hạ tầng cũng như văn hóa chất lượng. Nếu doanh nghiệp chưa có những điều kiện này, thì khi áp dụng 6 Sigma, cần xây dựng các điều kiện cơ bản như thiết lập chính sách và tiêu chuẩn hóa (tương tự ISO 9000, TQM), thiết lập môi trường làm việc có kỷ luật (như 5S). Lưu ý: – TQM: Quản lý chất lượng toàn diện; ISO 9000: Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành. – 5S: là một chương trình quản lý của Nhật Bản dựa trên 5 hoạt động cơ bản: Seri – sàng lọc, Seiton – sắp xếp, Seiso – sạch sẽ, Seiketsu – săn sóc, Shitsuke – săn sàng.

Total Quality Management (TQM) và ISO 9000 đều là các phương pháp được sử dụng để quản lý chất lượng trong các tổ chức. Dưới đây là một số so sánh giữa TQM và ISO 9000:

TQM là một phương pháp quản lý chất lượng toàn diện, trong khi ISO 9000 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng.

TQM tập trung vào sự thay đổi văn hóa và quy trình nội bộ để tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, trong khi ISO 9000 tập trung vào quy trình quản lý chất lượng nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định và yêu cầu của tiêu chuẩn.

TQM thường yêu cầu sự cam kết của toàn bộ nhân viên trong tổ chức, trong khi ISO 9000 thường yêu cầu sự cam kết của lãnh đạo và những người thực hiện quy trình quản lý chất lượng.

TQM thường áp dụng các phương pháp như kiểm tra tự động, đặc biệt là kiểm tra quá trình, trong khi ISO 9000 tập trung vào việc thiết lập và thực hiện các quy trình quản lý chất lượng.

TQM thường bao gồm các hoạt động đào tạo nhân viên, trong khi ISO 9000 tập trung vào việc đảm bảo các tiêu chuẩn và yêu cầu được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

Tóm lại, TQM và ISO 9000 đều là các phương pháp được sử dụng để quản lý chất lượng, nhưng có những khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận và phạm vi ứng dụng của chúng. Các tổ chức cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào phù hợp với nhu cầu của họ.

ISO có nghĩa là gì?

ISO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh - "International Organization for Standardization" là tên của một "Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế" được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.

Triết lý của TQM là gì?

TQM (Total Quality Management) trước hết là một triết lý về quản trị. TQM tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các công ty. Quản lý chất lượng đồng bộ luôn nhấn mạnh rằng tất cả các hoạt động của công ty cần phải hướng tới việc thực hiện mục tiêu chất lượng.

TQM giải quyết vấn đề gì?

TQM giám sát tất cả các hoạt động và nhiệm vụ cần thiết để duy trì mức độ xuất sắc mong muốn trong một doanh nghiệp và các hoạt động của nó. Điều này bao gồm việc xác định chính sách chất lượng, lập và thực hiện việc lập kế hoạch và đảm bảo chất lượng cũng như các biện pháp kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.