Hiệu suất trong quản trị là gì năm 2024

hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn con người phù hợp, gia tăng hiệu quả đào tạo, xây dựng lộ trình phát triển từng cá nhân và tự động hóa quy trình nhân sự tốn nhiều thời gian. Trước quá nhiều việc cần làm, đâu là kinh nghiệm hữu ích giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả, tối ưu thời gian? Hãy cùng VNOKRs khám phá bài viết dưới đây.

1. Quản trị hiệu suất là gì?

Quản trị hiệu suất là một quá trình giao tiếp thường xuyên, liên tục giữa nhà quản lý và nhân viên nhằm giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của công ty thông qua các biện pháp như:

  • Gia tăng kết quả công việc đạt được
  • Giảm thiểu các nguồn lực, chi phí công ty cần bỏ ra để đạt được các kết quả đó, ví dụ như thời gian, chi phí lương, các nguồn tài nguyên, nỗ lực khác…

Quản trị hiệu suất về bản chất chính là quá trình tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện quản trị hiệu suất để đạt được ngày càng nhiều kết quả vượt trội hơn trên cơ sở tiết kiệm tối đa nguồn lực cần bỏ ra.

2. Vai trò của quản trị hiệu suất

Quản trị hiệu suất có thể đem tới cho doanh nghiệp của bạn nhiều lợi ích và đóng vai trò trong nhiều mặt như:

  • Hình thành văn hóa hướng đến mục tiêu chung

Khi công ty bạn tiến hành quản trị hiệu suất hiệu quả, nhân viên muốn đạt được hiệu suất công việc tốt bắt buộc họ phải luôn gắn mục tiêu cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp. Chỉ khi hoàn thành mục tiêu cá nhân có sự liên kết, cộng hưởng với mục tiêu doanh nghiệp thì kết quả công việc nhân viên đem lại mới có giá trị hiệu suất và được doanh nghiệp ghi nhận.

Như vậy, quản trị hiệu suất có thể giúp công ty của bạn dần hình thành văn hóa hướng đến mục tiêu chung. Thực tế, mọi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, hiệu quả thì không thể thiếu văn hóa hướng đến mục tiêu chung này.

  • Hoạch định mục tiêu giúp điều hướng kết quả kinh doanh

Hiệu suất doanh nghiệp là một chỉ số quan trọng giúp nhà quản lý hoạch định mục tiêu, giúp điều hướng kết quả kinh doanh. Nhà quản lý có thể căn cứ theo hiệu suất doanh nghiệp để giúp định định hướng phát triển doanh nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng cân bằng, bền vững hơn.

Trường hợp doanh nghiệp của bạn đang phát triển quá “nóng”, nhân sự triển khai không thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì bạn có thể giải quyết bằng cách tăng quy mô tuyển dụng nhân sự hoặc giảm dần bớt các chương trình khuyến mãi, tiếp thị thu hút khách hàng.

Trường hợp nhân viên của bạn đang thiếu các mục tiêu công việc hay nỗ lực công việc còn ở mức thấp với hiệu suất công việc suy giảm, bạn có thể đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, kinh doanh để gia tăng dự án, khách hàng cho công ty. Từ đó, nhân viên sẽ có thể gia tăng kết quả, hiệu suất công việc của họ.

  • Phát triển, sử dụng đúng và hiệu quả nguồn nhân lực

Quản trị hiệu suất hướng đến việc tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó, quản trị hiệu suất đồng thời cũng là quá trình nhà quản lý bắt buộc phải phát triển, sử dụng đúng và hiệu quả nguồn nhân lực.

Chỉ khi nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc, chỉ khi nhân sự được giao đúng việc và việc được giao đúng người thì kết quả công việc đạt được mới có thể gia tăng cả về lượng và chất. Quản trị hiệu suất xét ở góc độ này chính là một trong những chìa khóa quan trọng giúp mở ra cánh cửa phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

  • Nâng cao hiệu suất và thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên trong công việc

Công ty tiến hành quản trị hiệu suất sẽ giúp nhân viên có thêm cam kết nâng cao hiệu suất làm việc. Mỗi nhân viên hiệu suất thêm 1% mỗi ngày, mỗi tuần thì có nghĩa là doanh nghiệp của bạn cũng đang phát triển từng ngày, từng tuần.

Đòi hỏi về gia tăng hiệu suất trong công việc sẽ khiến khả năng làm việc, sáng tạo của nhân viên cũng được phát huy cao độ hơn. Thực tế, những kết quả công việc vượt trội thường chỉ có thể đạt được thông qua sự kỷ luật, quá trình quản trị hiệu quả về mặt hiệu suất.

Hiệu suất trong quản trị là gì năm 2024
Quản trị hiệu suất giúp công ty của bạn dần hình thành văn hóa hướng đến mục tiêu chung

3. Quy trình quản trị hiệu suất

Quản trị hiệu suất là quá trình không hề đơn giản, dễ dàng. Để thực hiện quản trị hiệu suất hiệu quả, đúng hướng, bạn có thể thực hiện theo quy trình quản trị hiệu suất dưới đây.

3.1. Lập kế hoạch

Ở bước lập kế hoạch này, nhà quản lý cần quyết định mục tiêu chung toàn công ty hướng đến là gì. Sau đó, mục tiêu chung đã được xác định sẽ được công bố đến toàn nhân viên một cách công khai, minh bạch.

Mục tiêu chung của công ty thường là những mục tiêu giúp doanh nghiệp có những bước tiến phát triển hay thích ứng với thị trường. Đó có thể là mục tiêu mở rộng thị trường; mục tiêu gia tăng doanh thu, lợi nhuận; mục tiêu phát triển nguồn nhân lực… Dù mục tiêu là gì thì nhà quản lý cũng nên lưu ý thiết lập mục tiêu gắn với chiến lược, định hướng phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp.

Ví dụ doanh nghiệp của bạn định hướng trở thành doanh nghiệp tư vấn về hiệu suất doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Vậy mục tiêu trong năm 2021 của công ty có thể gồm những mục tiêu như:

  • Gia tăng mạnh mẽ nhận diện thương hiệu công ty
  • Tuyển dụng hiệu quả, đúng người, đặc biệt là các chuyên gia về quản trị doanh nghiệp

Các kế hoạch, mục tiêu mà toàn công ty bạn hướng tới cũng như những bước tiến, nỗ lực để công ty đạt được, chạm tới một “bức tranh chung” rộng lớn hơn. Do đó, bạn hãy đảm bảo mục tiêu đề ra sẽ giúp cho công ty phát triển đúng hướng trong cả ngắn, trung và dài hạn.

Để việc lập kế hoạch hiệu quả, bạn có thể tham khảo phương pháp thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART (cụ thể, đo lường, khả thi, liên quan, giới hạn thời gian). Đây là mô hình thiết lập mục tiêu có thể giúp doanh nghiệp của bạn lên kế hoạch phát triển sát với thực tế và những đòi hỏi nội tại của doanh nghiệp.

Xem thêm: Mục tiêu SMART là gì? 7 Lý do bạn nên áp dụng mô hình này

3.2. Giám sát

Hiệu suất công việc của nhân viên có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Trong quá trình thực hiện công việc, nhân viên sẽ bị bủa vây bởi những vướng mắc, phát sinh kéo lùi lại việc hoàn thành công việc cùng hiệu suất tốt.

Giám sát định kỳ: Để đảm bảo nhân viên có thể hướng đến mục tiêu một cách thuận lợi, đúng hướng, bạn nên tiến hành giám sát hiệu suất định kỳ hàng tháng, hàng quý. Việc giám sát không nên thực hiện với chu kỳ quá dài, ví dụ như 1 – 2 lần mỗi năm vì với chu kỳ như vậy giá trị của việc giám sát không còn nhiều.

Đồng hành cùng nhân viên chinh phục mục tiêu: Tinh thần của việc thực hiện giám sát là tìm ra các lỗ hổng, thiếu sót trong thực tế triển khai công việc để tìm giải pháp tháo gỡ. Bạn không nên dùng hoạt động giám sát để tạo áp lực lên nhân viên của mình. Thay vào đó, bạn và nhân viên có thể suy nghĩ hoạt động giám sát thực sự là quá trình đồng hành nhằm giúp kết quả công việc chung được tốt hơn.

Điều chỉnh mục tiêu: Khi bạn tiến hành giám sát việc thực hiện kế hoạch sẽ có thể phát sinh ra tình huống có sự thay đổi của thị trường, của tình hình mới dẫn đến việc doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mục tiêu mới. Đây cũng là một giá trị quan trọng của hoạt động giám sát. Giám sát không phải chỉ để đảm bảo nhân viên làm việc đúng kế hoạch mà giám sát còn nhằm đảm bảo nhân viên có thể hướng đến các mục tiêu, kết quả một cách phù hợp, linh hoạt, không làm việc máy móc.

Để đảm bảo việc giám sát hiệu quả, bạn có thể tham khảo mô hình SMARTER. Đây là mô hình thiết lập và theo dõi thực hiện mục tiêu thông minh gắn với việc đánh giá, điều chỉnh lại mục tiêu nếu cần thiết. SMARTER có thể giúp công ty, nhân viên của bạn thực hiện kế hoạch, mục tiêu với hiệu quả, hiệu suất và sự linh hoạt phù hợp.

Xem thêm:

  • Nguyên tắc SMARTER là gì? 3 Điều cần biết về phương pháp S.M.A.R.T.E.R
  • So sánh 2 nguyên tắc xác định mục tiêu SMART và SMARTER

3.3. Phản hồi, đánh giá

Quy trình quản trị hiệu suất luôn cần gắn với yếu tố phản hồi, đánh giá. Khi nhà quản lý tiến hành phản hồi, đánh giá thì mới có thêm căn cứ chính xác để ghi nhận những kết quả, hiệu suất công việc của nhân viên. Bạn có thể tham khảo sử dụng bộ câu hỏi sau để phản hồi, đánh giá hiệu suất nhân viên của mình:

  • Mục tiêu ban đầu có thực tế, phù hợp không?
  • Mục tiêu có phù hợp, liên kết được với mục tiêu của công ty không?
  • Nhân viên có đạt được kinh nghiệm hoặc kỹ năng hữu ích không?
  • Nhân viên đã hoàn thành nhiệm vụ như thế nào? (không đạt / đạt / xuất sắc)
  • Công ty có sự hỗ trợ phù hợp để giúp nhân viên đạt được mục tiêu không?
  • Các mục tiêu trong thời gian tới có thể điều chỉnh theo hướng nào để gia tăng thành công, hiệu quả công việc?
  • Những khía cạnh công việc nào có thể sắp xếp hợp lý hay cải thiện thêm?

Việc nhà quản lý tiến hành phản hồi, đánh giá sẽ giúp nhân viên hoàn thiện công việc với hiệu suất tốt hơn. Bạn cũng nên xem xét gắn việc phản hồi, đánh giá với phần thưởng xứng đáng dành cho nhân viên. Việc nhân viên nỗ lực cao độ để đạt hiệu suất công việc tốt nhưng không được công ty ghi nhận, trao thưởng sẽ khiến nhân viên suy giảm động lực trong các công việc tiếp theo.

Việc trao thưởng cần được tiến hành công bằng, minh bạch, rõ ràng. Khi nhân viên cảm thấy họ nỗ lực và sẽ được thưởng xứng đáng thì văn hóa làm việc, động lực làm việc của công ty bạn sẽ được cải thiện tốt lên. Mặt khác, những nhân viên chưa đạt được hiệu suất công việc tốt có thể nhìn vào những thành viên xuất sắc khác để thêm động lực, nỗ lực trong công việc.

Các phần thưởng hiệu suất dành cho nhân viên không nhất là tiền mà còn có thể ở nhiều dạng khác như: kỳ nghỉ dưỡng, voucher chăm sóc sức khỏe, thư cảm ơn, bằng khen, kỷ niệm chương, tiệc vinh danh thậm chí là cả cổ phần công ty…

Ngoài việc khen thưởng thì việc phản hồi nhân viên chưa đạt, kết quả công việc chưa tốt đúng cách (phản hồi không làm mất đi động lực làm việc) cũng quan trọng không kém. Nhà quản lý có thể phản hồi 1:1 với thái độ trung lập, phản hồi đi kèm lắng nghe đề xuất hướng giải pháp của nhân viên, định hướng cách giải quyết, tháo gỡ vấn đề cũng được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng để ươm mầm, nuôi dưỡng sự nỗ lực, sáng tạ của nhân viên.

3.4. Phát triển đội ngũ

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của quản trị hiệu suất là việc xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên nghiệp và gắn bó với công ty. Để quản trị hiệu suất thành công, bộ phận Nhân sự chiếm vai trò quan trọng hàng đầu. Đây chính là bộ phận tuyển dụng được nhân sự thật sự chất lượng về chuyên môn, phù hợp về văn hóa và cùng nhà quản lý xây dựng lộ trình phát triển cho mỗi nhân sự. Tất nhiên, cũng không ngoài việc loại bỏ nhân sự kém chất lượng.

Theo đó, nhà quản lý sẽ quan sát hiệu suất, thái độ làm việc để có mục tiêu và kế hoạch cho việc: sau bao lâu thì nhân viên đó phải sẵn sàng cho vị trí cao hơn. Như vậy, doanh nghiệp vừa giữ được nhân tài vừa “nhân giống” được những nhân viên tốt. Mỗi phòng ban có nhiều nhân viên tốt, cống hiến lâu dài sẽ hình thành một tổ chức có đội ngũ nhân viên tốt, nâng cao hiệu quả làm việc mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Hiệu suất trong quản trị là gì năm 2024
Chu trình của quản trị hiệu suất là sự lặp lại của việc thiết lập – điểu chỉnh mục tiêu, theo dõi và đánh giá liên tục

4. Bật mí phương pháp quản lý hiệu suất công việc thành công ở doanh nghiệp Việt

Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù riêng cũng như sự khác biệt trong vận hành, phát triển. Sẽ thật khó để có một công thức thành công chung nào trong quản lý hiệu suất dành cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số gợi ý giúp việc quản trị hiệu suất trở nên hiệu quả, dễ dàng hơn dưới đây.

  • Tính công khai, minh bạch và trong suốt

Quản lý hiệu suất dựa trên tính công khai, minh bạch và trong suốt có nghĩa là doanh nghiệp của bạn sẽ đối thoại, trao đổi và chỉ rõ cho tất cả các bộ phận, phòng ban và cho đến từng nhân viên hiểu rõ về: hiệu suất công việc, các kết quả công việc cần đạt được; mức kiểm soát về chi phí nỗ lực, thời gian hay các chi phí khác.

Nhân viên được quản trị hiệu suất công khai, minh bạch, trong suốt sẽ hiểu rõ họ cần làm gì, làm đến mức nào để được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt công việc được giao.

  • Đào tạo đội ngũ quản lý kiến thức, kỹ năng về quản trị hiệu suất

Muốn vận hành quản trị hiệu suất đúng cách, đúng hướng và có hiệu quả, đội ngũ quản lý của bạn rất cần hiểu rõ về quản trị hiệu suất. Việc đào tạo, hướng dẫn đội ngũ quản lý không chỉ dừng lại ở việc hiểu mà nên thấm nhuần vai trò, tầm quan trọng cũng như hiệu quả mà quản trị hiệu suất mang lại. Khi và chỉ khi đội ngũ này làm tốt mới có thể hướng dẫn, đồng hành cùng nhân viên của họ vượt qua khó khăn, thử thách ở giai đoạn đầu áp dụng.

  • Đánh giá hiệu suất hiệu quả

Việc đánh giá hiệu suất nên được tiến hành theo chu kỳ từng tháng hoặc từng quý. Liên tục đánh giá để điều chỉnh, cải tiến sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hóa hiệu suất và nhân viên làm việc ngày càng hiệu quả hơn.

  • Chiến lược về lương thưởng

Để quản trị hiệu suất thực sự đi và vận hành doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng chiến lược về lương thưởng theo hệ thống lương 3P với 3 yếu tố: vị trí công việc (position); năng lực cá nhân (person) và hiệu suất công việc (performance).

Như vậy, cơ cấu lương thưởng của công ty bạn vừa đảm bảo phù hợp với mức lương thưởng thị trường, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của nhân viên và đồng thời cũng được xây dựng có căn cứ theo thực tế hiệu suất công việc nhân viên đạt được.

  • Chú trọng phát triển đội ngũ

Nhà quản lý nên chú trọng, quan tâm và thậm chí là theo dõi tỉ mỉ khâu tuyển dụng của công ty. Công ty của bạn chỉ nên lựa chọn những người thực sự làm được việc và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Khi lựa chọn được đúng người vào đúng vị trí công việc thì kết quả công việc được cải thiện và tương ứng với đó là hiệu suất công việc cũng sẽ được gia tăng.

Nếu bạn muốn quản trị hiệu suất thành công, một trong những yếu tố bạn nên quan tâm hàng đầu là yếu tố con người. Bởi xét đến cùng, hiệu suất công việc, hiệu suất doanh nghiệp tăng hay giảm phụ thuộc chính vào nhân viên của bạn. Dù bạn có quản trị hiệu suất tốt nhưng con người thực hiện công việc không phù hợp thì cũng khó tạo nên hiệu suất công việc cao.

Hiệu suất trong quản trị là gì năm 2024
5 yếu tố giúp quản lý hiệu suất thành công

5. Xu hướng phát triển của quản trị hiệu suất

Một số doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng quản trị hiệu suất truyền thống theo chu kỳ khá dài. Họ gắn việc đánh giá hiệu suất công việc với xét tăng lương thưởng cho nhân viên theo quãng thời gian khoảng 1 – 2 lần/ năm. Cách quản trị hiệu suất truyền thống này khiến doanh nghiệp của bạn vướng phải một số điểm hạn chế như:

  • Đánh giá hiệu suất không hướng đến việc tối ưu hiệu quả công việc, tối ưu nguồn lực mà lại trở thành một cuộc “đối đầu”, cân nhắc lương thưởng giữa doanh nghiệp và nhân viên. Nhân viên sẽ cảm thấy rất áp lực mỗi lần tiến hành đánh giá hiệu suất công việc.
  • Đánh giá hiệu suất truyền thống sẽ có tính cởi mở, trung thực và khách quan tương đối hạn chế
  • Vì đánh giá hiệu suất theo chu kỳ quá dài nên tính linh hoạt, khả năng thích ứng và thay đổi của doanh nghiệp cũng hạn chế
  • Quản trị hiệu suất truyền thống chịu ảnh hưởng nhiều bởi thành kiến cá nhân hay ảnh hưởng từ các sự việc gần nhất dẫn đến việc đánh giá hiệu suất nhân viên chưa hoàn toàn chính xác
  • Đánh giá hiệu suất truyền thống dựa trên niềm tin, tiền đề rằng nhân viên sẽ làm việc hiệu suất hơn nếu được trả lương thưởng nhiều hơn. Đây là lập luận chưa hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.

Nhìn nhận được những điểm hạn chế của quản trị hiệu suất truyền thống, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện quản trị hiệu suất liên tục. Đây cũng là xu hướng của quản trị hiệu suất hiện nay.

Với quản trị hiệu suất liên tục, nhân viên sẽ được đánh giá hiệu suất theo chu kỳ ngắn hạn, theo từng tháng hoặc từng quý. Những nỗ lực, đóng góp hay kết quả công việc của nhân viên vì vậy cũng được ghi nhận nhanh chóng.

Thông qua việc đánh giá được chính xác về hiệu suất công việc từng nhân viên, nhà quản lý có thể thiết lập chương trình hỗ trợ, đào tạo phù hợp với đặc điểm riêng từng người. Như vậy, doanh nghiệp của bạn sẽ tối ưu hóa được nguồn lực và gia tăng đáng kể hiệu suất về dài hạn.

Đặc biệt, với việc quản trị hiệu suất liên tục, doanh nghiệp của bạn sẽ gia tăng được niềm tin. Các cấp quản lý tin tưởng hơn vào nhân viên của mình sẽ hoàn thành được công việc ngày càng hiệu suất, ngày càng tốt hơn. Còn nhân viên cũng gia tăng sự tin tưởng vào công ty vì họ nhìn thấy được những nỗ lực, đóng góp của mình vào thành công chung của công ty được ghi nhận xứng đáng. Niềm tin cộng hưởng sẽ như một chiếc đòn bẩy giúp công ty của bạn gia tăng hiệu suất công việc.

Hiệu suất trong quản trị là gì năm 2024
Quản trị hiệu suất liên tục – xu hướng của quản trị hiệu suất hiện nay

Quản trị hiệu suất một cách hiệu quả là bài toán khó với hầu hết các cấp quản lý. Nếu sử dụng khéo léo, đúng cách, đúng hướng, quản trị hiệu suất có thể trở thành công cụ giúp doanh nghiệp của bạn có thêm những bước tiến phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, quản trị hiệu suất sai cách sẽ chỉ khiến các cấp quản lý và nhân viên của bạn thường xuyên phát sinh mâu thuẫn, tranh cãi hay các vướng mắc trong đánh giá hiệu suất, xử lý, phối hợp công việc. Để quản trị hiệu suất trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng phần mềm VNOKRs.

Xem thêm: Quản lý hiệu suất liên tục – cuộc cách mạng của quản trị hiệu suất

VNOKRs là phần mềm có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn nhiều tính năng vượt trội như:

  • Theo dõi – nhân viên của bạn dễ dàng theo dõi, kiểm tra tiến độ hoàn thành mục tiêu của bản thân, của các phòng ban, bộ phận và của toàn công ty.
  • Check-in – giúp bạn tổ chức các cuộc họp, giúp bạn theo dõi tiến độ triển khai mục tiêu trong thực tế. Check-in cũng giúp gia tăng sự cam kết và hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Phản hồi & ghi nhận – công cụ giúp bạn dễ dàng đưa ra các phản hồi và ghi nhận trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên
  • Liên kết – VNOKRs có thể giúp liên kết các mục tiêu của nhân viên với mục tiêu của phòng ban và toàn công ty. Từ đó, nỗ lực và hiệu quả công việc của nhân viên có tính cộng hưởng, lan tỏa.

Nếu bạn cần thêm thông tin hay tư vấn về quản trị hiệu suất cũng như phần mềm VNOKRs, bạn có thể liên hệ với đội ngũ VNOKRs. Các chuyên gia của VNOKRs luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn gia tăng hiệu suất doanh nghiệp.

Hiệu suất và hiệu quả khác nhau như thế nào?

Hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng hay kiến thức của cá nhân hay tổ chức, mà còn liên quan đến việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với mục tiêu. Hiệu suất là khả năng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ hay yêu cầu được giao phó trong một khoảng thời gian nhất định.

Năng suất và hiệu suất khác nhau như thế nào?

Hiệu suất, năng suất, hiệu quả khác nhau như thế nào? Năng suất giúp đo lường khối lượng công việc trong một thời gian cụ thể và tập trung vào khả năng tạo ra nhiều đầu ra. Hiệu suất liên quan đến việc sử dụng tài nguyên một cách tối ưu để đạt được kết quả tốt nhất.

Hiệu suất trong kinh doanh là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, hiệu suất là việc đạt được mục tiêu trên cơ sở tránh lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng, nỗ lực của con người, chi phí và thời gian (gọi nôm na là nỗ lực hoàn thành công việc mà không gây ra lãng phí).

Hiệu suất của nhân viên là gì?

Hiệu suất làm việc của nhân viên được định nghĩa là cách một nhân viên hoàn thành nhiệm vụ công việc được nhà quản trị hoặc cấp trên yêu cầu. Nó đề cập đến chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc của nhân viên. Hiệu suất cũng góp phần đánh giá tiềm năng của một nhân viên đối với tổ chức.