Quy tắc soạn thảo văn bản hành chính năm 2024

Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác văn thư, đáp ứng các yêu cầu và tiến trình cải cách hành chính, Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, có hiệu lực 05/3/2020, thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 110 về công tác văn thư.

Sau đây là một số điểm mới về soạn thảo, ban hành văn bản hành chính theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư:

1. Một số nội dung thay đổi:

Nội dung Nghị định 30/2020/NĐ-CP Quy định trước đây Loại mực ký Khoản 6 Điều 13: Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai Không được dùng bút chì, không dùng mực đỏ hoặc mực dễ phai (người ký văn bản có thể dùng bút mực màu đen) Viết hoa sau dấu câu Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh, đó là: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng Viết hoa vì phép đặt câu trong các trường hợp sau: dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng Viết hoa liên quan vị trí địa lý Thủ đô Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh Thủ đô Hà Nội Viết hoa danh từ đặc biệt Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt như: Nhân dân, Nhà nước thì phải viết hoa chữ “N” Không quy định Cách viết căn cứ quy định pháp luật điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự Phông chữ Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen (Phụ lục 1 – khoản 4, mục I) Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 (Điều 4 – TT01) Cách đánh số trang văn bản khoản 7 mục 1 Phụ lục 1: Được đánh số từ 1 bằng chữ Ả rập, cỡ chữ 13,14, kiểu chữ đúng, được canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất Số trang được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy (phần footer) bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng, không đánh số trang thứ nhất. Số trang của phụ lục được đánh số riêng theo từng phụ lục. (điểm g khoản 1 Điều 15) Căn cứ ban hành văn bản Căn cứ ban hành văn bản trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản; sau đó mỗi căn cứ phải xuống dòng có dấu chấm phẩy, dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu “chấm” (chỉ áp dụng: Nghị Quyết, Quyết định) Đối với những văn bản được trình bày bằng chữ in thường, có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”. (khoản 2 Điều 11) Chữ ký số Nghị định mới đã bổ sung chữ ký số của người có thẩm quyền. Theo đó, hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền là hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng Portable Netwwork Graphics (.png) nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người ký Chưa quy định

Được nêu trong:

Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính Phủ

Phụ lục Trường hợp văn bản có Phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về Phụ lục đó. Văn bản có từ hai Phụ lục trở lên thì các Phụ lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã. Số trang của Phụ lục được đánh số riêng theo từng Phụ lục.

Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi phụ lục (Kèm theo văn bản số …/…-… ngày …. tháng ….năm ….) được ghi đầy đủ đối với văn bản giấy; đối với văn bản điện tử, không phải điền thông tin tại các vị trí này

Phụ lục văn bản được trình bày trên các trang riêng; từ “Phụ lục” và số thứ tự của phụ lục được trình bày thành một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; tên phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm

2. Một số lưu ý trong thể thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính:

– Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

– Văn bản kèm theo văn bản chính (Quy chế, quy định … ban hành kèm theo Quyết định): bỏ quyền hạn, chức vụ người ký và dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức tại vị trí cuối cùng của văn bản kèm theo.

– Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.

– Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành (Điều 12): Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản. Người được giao trách nhiệm (Người đứng đầu đơn vị soạn thảo) kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. (Như vậy, Chánh Văn phòng (hoặc Trưởng phòng hành chính) không phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản)

– Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các đơn vị võ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.