Phân gà đã qua xử lý bón cho cây ớt

Hỏi : Em đang trồng rau sạch, em đang phân vân không biết phân gà có thích hợp cho cây rau màu không ? Nghe người ta nói phân gà tươi rất nóng và độc nên không tốt cho cây rau. Nếu ta ủ cho hoai mục bằng men vi sinh liệu có còn nóng không ? Và thời gian ủ phân gà bao lâu là tốt nhất ?

Phân hữu cơ như phân gà trồng rau rất tốt, nhưng bạn nên ủ hoai phân gà bằng vôi và nước. Theo quy trình thì ủ phân phải trên 3 tháng nhưng Gđ tôi ủ khoảng 1,5th đã thấy hoai. Bạn không nên ủ bằng men vì nó ăn hết chất dinh dưỡng và rất tốn phân. Phân gà trồng ớt thì ăn ớt rất cay.

---------------------------------------------------------------------------

Phân hữu cơ trồng rau rất tốt, nhưng bạn nên ủ hoai bằng vôi và nước. Theo quy trình thì ủ trên 3 tháng nhưng Gđ tôi ủ khoảng 1,5th đã thấy hoai. Bạn không nên ủ bằng men vì nó ăn hết chất dinh dưỡng và rất tốn phân. Phân gà trồng ớt thì ăn ớt rất cay.

Theo em được biết ủ men vi sinh giúp phân giải các chất khó tan thành chất dễ tan để cây trồng hấp thu. Cung cấp vi sinh vật có lợi vào đất, tiêu diệt các loài nắm bệnh trong phân chuồng....
Em không hiểu tại sao lại ăn hết chất dinh dưỡng... ?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Theo em được biết ủ men vi sinh giúp phân giải các chất khó tan thành chất dễ tan để cây trồng hấp thu. Cung cấp vi sinh vật có lợi vào đất, tiêu diệt các loài nắm bệnh trong phân chuồng....
Em không hiểu tại sao lại ăn hết chất dinh dưỡng... ?

Bạn nói đúng rồi đấy, vi sinh vật giúp phân giải nhanh chất hữu cơ, tiêu diệt mầm bệnh chứ không ăn hết chất dinh dưỡng trong phân, ngược lại nó còn làm phân giàu chất dinh dưỡng hơn, nhiều axit amin mà trong phân hóa học không có được. Sau khi ủ thì trước khi bón 1 tháng, bạn bổ sung lại vi sinh vật vào phân đã ủ sẽ tốt hơn, lúc này mật độ vi sinh vật nhiều hơn, giúp cố định đạm tốt hơn...

-------------------------------------------------------------------------------

Phân gà bón rau thì mình chưa sử dụng! nhưng phân gà bón cho bông thọ và bông mồng gà thì nhất, rất tốt ra bông nhiều và đẹp cực kỳ

-------------------------------------------------------------------------------

Phân gà là số 1 cho trồng rau. Nhưng phân gà tươi có 2 vấn đề:
1. Chưa phải để cây hấp thu: Phân tươi gồm hợp chất hữu cơ và vô cơ...cây không hấp thu được. Phải cần thời gian phân giải thành các nguyên tố đơn như Nitơ (N-đạm). Kali, Photpho(P-lân)..và các nguyên tố vi lượng Mg, Cu....
2. Quá trình phân giải trên tỏa nhiệt rất lớn, đủ làm hỏng rễ cây. Không chỉ phân gà...mà phân gì cũng vậy.

Để giải quyết, nông dân tự ủ phân gà 3 tháng. Các vi sinh vật có lợi sẽ phân hủy từ từ.
Muốn quá trình ủ nhanh hơn, thì bổ xung vi sinh vật có lợi chỉ có cách hiệu quả nhất là dùng men EM Fert1 (90k/kg). Rắc đều lên chất độn chuồng gà. Gà ỉa đến đâu sẽ bị phân huỷ đến đó. Khi dọn phân thì mang bón rau luôn (tôi đang sài cách này). Lưu ý men này kỵ nước. Chuồng bị dột, thấm nước thì hỏng hết men

Không dùng vôi, vì vôi tiêu diệt tất cả vi sinh vật..kể cả vi sinh vật có lợi

Hiện nay trên thị trường đã có phân gà vi sinh đã ủ hoai sẵn, nếu cần mua bạn có thể tham khảo 1 trong những loại phân đang phố biến hiện nay như phân hữu cơ vi sinh gà cồ đỏ.

---------------------------------------------------------------------------------------

Phân gà bón rau thì tốt rồi vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tuy nhiên vẫn phải để ý cân bằng dinh dưỡng đất nếu bón phân gà trong thời gian dài. Riêng phân chó, mèo, lợn thì dù ủ hoai thì khi trồng rau "sạch" người ta cũng không cho phép vì vẫn tồn tại một số khuẩn có thể gây bệnh cho người.
Việc trộn vôi vào phân cũng không hoàn toàn sai nhưng dùng cho trường hợp bón phân thô theo cách làm cũ để trung hòa acid hữu cơ làm chua đất, hay khi bón phân chuồng ủ hoai trong thời gian dài. Việc bón phân thô, tươi hay đã ủ hoai còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên phân đã ủ hoai thì cách sử dụng dễ hơn, kiểm soát dễ hơn, an toàn hơn vì quá trình ủ (yếm khí, nhiệt độ cao) có thể tiêu diệt vi khuẩn. Ở những vùng hay có mưa lớn còn cần cân nhắc đến cách bón phân, cách phủ mặt đất sau vụ thu hoạch vì rất dễ gây ô nhiễm môi trường nước.
Đại khái lý thuyết em tìm hiểu trên đây qua sách, báo. Mong các bác/chú/anh có kinh nghiệm góp ý để hoàn thiện hơn với em ạ.

---------------------------------------------------------------------------------

Phạm Quang Thắng đã viết: ↑

Việc trộn vôi vào phân cũng không hoàn toàn sai nhưng dùng cho trường hợp bón phân thô theo cách làm cũ để trung hòa acid hữu cơ làm chua đất,.

Xử lý độ đất phèn bằng vôi và bón phân là 2 việc khác nhau...cần tách riêng
Đất ở chỗ tôi phèn kinh khủng. Tôi rắc vôi và lân hạ phèn. Để một thời gian mới trồng rau và bón phân.
Như đã nói ở bài trước..vôi tiêu diệt cả lợi khuẩn...làm chậm quá trình phân giải phân gà. Không tốt cho trồng rau

----------------------------------------------------------------------------------

Cứ nghĩ đơn giản nhưng bón phân để mang lại hiệu quả tốt nhất thì không hề đơn giản. Vừa rồi em có trồng 1 ít bí lấy ngọn, có bón phân gà lúc làm đất. Trồng được 1 thời gian em thấy bí mau tàn mà ngọn cứ quắn lá...

Em mới 23 tuổi thôi anh ợ. Lá bị xoăn chắc do côn trùng hay bệnh hại, mau tàn chắc là do đất thiếu dinh dưỡng cho cây phát triển (cái này em đoán thế). Nhà em cũng trồng rau ở vườn, nhưng không gần ruộng nên sâu bệnh hại cũng không lo lắm. Còn về vấn đề rau "sạch" thì trồng ở vùng canh tác nông nghiệp thì khó lắm. Cần phải có một vùng đệm mới trồng rau "sạch" theo đúng tiêu chuẩn được. Chúc anh thành công ở vụ sau.

 --------------------------------------------------------------------------------

Cứ nghĩ đơn giản nhưng bón phân để mang lại hiệu quả tốt nhất thì không hề đơn giản. Vừa rồi em có trồng 1 ít bí lấy ngọn, có bón phân gà lúc làm đất. Trồng được 1 thời gian em thấy bí mau tàn mà ngọn cứ quắn lá...

bạn nói chính xác vá chính xác luôn khi bón phân gà cho bí lấy ngọn bị mau tàn quắn lá, vì K trong phân gà rất cao làm cho lá và ngọn mau già, chỉ có trái vá rể lá ok, lấy ngọn thì phải trộn phân gà+bò,dê, thỏ+đạm tỉ lệ 1+2+0,3+ lân bón lót đợt đầu, cứ 15 ngày bón đạm một lần, có thể hòa vào nước phun hoặc tưới tiêu cho bí là ok, cái này áp dụng cho các loại rau và thêm các loại phân khác tùy từng người.

--------------------------------------------------------------------------------------

Các bạn nói đúng về việc ủ phân rằng:
Ủ phân hoai thì đạm hữu cơ phân giải
gần như hết mà thành ra đạm vô cơ, và
ủ không hoai thì đạm hữu cơ vẫn còn
tiếp tục phân hủy, có thể nóng chết rễ
chết cây.

Vậy thì ta phải tìm được quãng giữa
ủ hoai và ủ không hoai thì mới tốt nhất.
Nếu ủ hoai hẳn, thì đạm vô cơ rất chóng
bị bay hay trôi mất. Mặt khác, đạm vô
cơ đậm đặc cũng làm chết cây, trong khi
đạm hữu cơ không làm chết cây. Chỉ có
đạm hữu cơ nhiều và đang phân hủy mới
làm chết cây thôi. Nếu bón lượng vừa
phải, thì không nên ủ hoai hẳn hoàn toàn,
mà nên ủ hoai phần lớn thôi. Non nửa vẫn
còn là đạm hữu cơ chưa phân hủy hết. Số
này ở trong đất không đủ làm chết cây, mà
tiếp tục phân giải ra đạm vô cơ dài dài.
Đó chính là lợi thế của phân hữu cơ.

Thực tế, phân con gì cũng vậy, bón số lượng
ít, không cần hoai hoàn toàn, thì cây vẫn
tốt từ xưa tới nay.

--------------------------------------------------------------------------------

Theo kinh nghiệm của mình thì phân hữu cơ và hóa học đều có thế mạnh riêng cua nó, hóa học thì cây hấp thụ nhanh, còn hữu cơ thì cây hấp thụ chậm , còn phải ủ hoai nhưng bền vững hơn, do đó phải sử dụng phối hợp đúng lúc đúng thời điểm. Ví dụ như lúc cây con nó chưa cần ăn nhiều thì trộn hữu cơ nhiều hóa học ít tỉ lệ 2-1, bón thúc thì tỉ lệ 1-1 (NPK-hữu cơ) nuôi trái thì 2-1, thu hoạch thì 2-2 còn có đa, trung vi lượng bơm xịt nữa. Còn làm phân chuồng hoai nhanh nhất nhưng hơi tốn công một tý đó là mang phân chuồng ra sân phơi thật khô trong 3 ngày nắng to rồi cho vào bao trữ lại dùng dần (phân bò, heo, gà, vịt, dê, thỏ đều được) phối trộn cũng rất dễ.