P e trung bình ngành thủy sản năm 2024

Trong báo cáo Triển vọng ngành thủy sản năm 2024 vừa được phát hành, đội ngũ phân tích SSI Research dự báo ngành thủy sản có tốc độ phục hồi chậm trong năm 2024, do xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm từ năm 2023.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 8.2 tỷ USD (giảm 20% so với cùng kỳ); trong đó, xuất khẩu tôm và cá tra lần lượt đạt 3.1 tỷ USD (giảm 23%) và 1.7 tỷ USD (giảm 27%).

Bên cạnh đó, đội ngũ phân tích cũng lưu ý tốc độ giảm của xuất khẩu thủy sản đã giảm dần kể từ quý 2/2023, tuy nhiên không ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể và giá bán trung bình so với năm trước vẫn đang suy giảm.

Đối với ngành cá tra, giá bán bán trung bình phải mất từ 1.5-2 năm để chạm đáy và mất khoảng 4 năm để đi hết chu kỳ, theo SSI Research. Dựa vào đó, kỳ vọng giá bán trung bình của cá tra có thể tăng trở lại trong nửa cuối năm 2024, tức 2 năm từ đỉnh xuống đáy.

Về sản lượng, kỳ vọng sản lượng xuất sang châu Âu và Trung Quốc sẽ bù đắp một phần sự sụt giảm sản lượng xuất sang Mỹ trong nửa đầu năm 2024 và nhu cầu từ Mỹ sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2024, khi bước vào mùa cao điểm.

Đối với ngành tôm, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước sẽ tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu theo tháng được kỳ vọng tăng với tốc độ chậm.

Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 4 tại thị trường Mỹ (sau Ấn Độ, Indonesia, Ecuador) và đứng số 1 tại Nhật Bản, do Việt Nam có lợi thế sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng với nguồn công nhân lành nghề sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến. Còn Ecuador, Ấn Độ, Indonesia chủ yếu xuất khẩu tôm chưa qua chế biến với giá bán thấp.

Nhìn về năm 2024, giá bán tôm bình quân có thể duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ, do nhu cầu tiêu dùng phục hồi yếu và phải cạnh tranh với các nước như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia với mức giá chiết khấu cao hơn.

Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp của các công ty chế biến được kỳ vọng được hỗ trợ một phần bởi giá đầu vào giảm. Tháng 12/2023, giá bán trung bình giảm, giá cá nguyên liệu và cá giống lần lượt giảm 9% và 22% so với cùng kỳ; còn giá tôm nguyên liệu giảm 19%.

“Do sản lượng đơn đặt hàng phục hồi yếu, chúng tôi cho rằng sẽ không thiếu nguồn cung tôm hay cá nguyên liệu và giá sẽ giảm nhẹ do nhu cầu yếu. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp vẫn sẽ giảm so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2024 do giá bán trung bình giảm so với cùng kỳ và mức giảm nhanh hơn so với nguyên liệu đầu vào”, đội ngũ phân tích nhận định.

Song, chi phí vận chuyển tăng có thể làm suy yếu lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý 1/2024. Điều này được giải thích do căng thẳng tại Biển Đỏ leo thang, chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến thị trường Mỹ/châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023.

Ước tính, chi phí vận chuyển tăng sẽ khiến chi phí vận chuyển trên doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tăng khoảng 3-5% trong tháng 12/2023 lên 7-10% trong tháng 1/2024.

Lợi nhuận ngành thủy sản sẽ tăng từ 20-30%

Xét về định giá, nhóm phân tích nhận thấy mức định giá các doanh nghiệp thủy sản sẽ hướng về mức trên trong phạm vi P/E trung bình 10 năm, trong khoảng 6-11 lần, vì nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận chạm đáy trong năm 2024, với mức tăng trưởng âm trong nửa đầu năm và tăng trưởng dương trong nửa cuối 2024.

Lợi nhuận ngành thủy sản được kỳ vọng tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ trong năm 2024 (chủ yếu trong nửa cuối năm 2024), so với mức giảm lợi nhuận khoảng 50-80% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Ngoài ra, cổ phiếu ngành thủy sản hiện giao dịch ở mức P/E 2024 trong khoảng 9-31 lần, phản ánh mức lợi nhuận dự kiến phục hồi trong năm 2024. Định giá cổ phiếu đang ở mức cao lịch sử, tuy nhiên chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy giá cá tra sẽ phục hồi.

“Với giả định của chúng tôi rằng giá cá tra sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024, mức lợi nhuận 2024 có thể vẫn thấp hơn giai đoạn 2021-2022. Chúng tôi lưu ý bất kỳ dấu hiệu tích cực nào về sự phục hồi doanh thu tháng và giá bán trung bình đều có thể cải thiện tâm lý đối với cổ phiếu liên quan đến tôm/cá tra”, đội ngũ phân tích kết luận.

SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của ngành thủy sản sẽ tăng khoảng 20%-30% trong năm 2024. Trong khi đó định giá cổ phiếu đang ở mức cao lịch sử, tuy nhiên chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy giá cá tra sẽ phục hồi.

P e trung bình ngành thủy sản năm 2024

Nhận định về triển vọng ngành Thủy sản năm 2024, SSI Research cho rằng dự kiến phục hồi vào nửa cuối năm 2024. Trong năm 2023, cổ phiếu ngành Thủy sản có diễn biến phù hợp so với VNIndex, do nhà đầu tư đang chờ đợi lợi nhuận của ngành tạo đáy. Cụ thể, trong năm 2023, cổ phiếu ngành thủy sản tăng 11,7% so với đầu năm, khá sát với mức tăng 12% của chỉ số VNIndex. Các cổ phiếu có diễn biến giá tích cực nhất bao gồm FMC (+47%); ANV (+43%); và VHC (+7%). Với FMC, thị trường xuất khẩu tôm Nhật Bản vẫn duy trì tốt nhờ trang trại tôm mới đi vào hoạt động. Với ANV là doanh nghiệp mới gia nhập thị trường Mỹ trong năm 2023. Trong khi đó, VHC với hoạt động xuất khẩu chính vào thị trường Mỹ lại ghi nhận kết quả yếu hơn ngành do thị trường Mỹ là thị trường có mức suy giảm mạnh nhất.

Triển vọng ngành thuỷ sản năm 2024

SSI Research kỳ vọng tốc độ phục hồi chậm trong năm 2024, chủ yếu là vào nửa cuối năm 2024, do xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm từ năm 2023. Trong 11 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 8,2 tỷ USD (giảm 20% svck), trong đó xuất khẩu tôm và cá tra lần lượt đạt 3,1 tỷ USD (giảm 23% svck) và 1,7 tỷ USD (giảm 27% svck). SSI Research lưu ý rằng tốc độ giảm của xuất khẩu thủy sản đã giảm dần kể từ Q2/2023, tuy nhiên không ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể và giá bán trung bình so với năm trước vẫn đang suy giảm. Đối với ngành cá tra, nhìn lại chu kỳ trước, SSI Research quan sát thấy giá bán trung bình phải mất từ 1,5-2 năm để chạm đáy và mất khoảng 4 năm để đi hết chu kỳ. Do đó, SSI Research kỳ vọng giá bán trung bình của cá tra có thể tăng trở lại trong nửa cuối năm 2024 (hai năm từ đỉnh xuống đáy). SSI Research kỳ vọng sản lượng xuất sang Châu Âu và Trung Quốc sẽ bù đắp một phần sự sụt giảm sản lượng xuất sang Mỹ trong nửa đầu năm 2024 và nhu cầu từ Mỹ sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2024 (mùa cao điểm). Trong tháng 12/2023, giá bán trung bình sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt đạt 2,5 USD/kg (giảm 16% svck) và 2,1 USD/kg (giảm 8% svck), tiếp tục xu hướng giảm kể từ tháng 8/2022. Đối với ngành tôm, SSI Research cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước sẽ tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng và SSI Research kỳ vọng giá trị xuất khẩu theo tháng sẽ tăng với tốc độ chậm. SSI Research lưu ý rằng trong số các nước xuất khẩu tôm hàng đầu, Việt Nam đứng thứ 4 tại thị trường Mỹ (sau Ấn Độ, Indonesia, Ecuador) và đứng số 1 tại Nhật Bản, do Việt Nam có lợi thế sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng với nguồn công nhân lành nghề sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến. Ecuador/Ấn Độ/Indonesia chủ yếu xuất khẩu tôm chưa qua chế biến với giá bán thấp. Trong tháng 12/2023, giá xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt khoảng 6,8-7,6 USD/kg (giảm 13% svck), so với giá xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ ở mức 10,6 USD/kg (giảm 5% svck). Giá bán tôm bình quân có thể duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ trong năm 2024 do nhu cầu tiêu dùng phục hồi yếu và phải cạnh tranh với Ecuador/Ấn Độ/Indonesia (giá chiết khấu cao hơn). Giá đầu vào giảm giúp hỗ trợ một phần biên lợi nhuận gộp của các công ty chế biến: Do giá bán trung bình giảm, trong tháng 12/2023, SSI Research nhận thấy giá cá nguyên liệu và cá giống lần lượt giảm 9% và 22% svck. Giá tôm nguyên liệu giảm 19% svck trong tháng 12/2023. Do sản lượng đơn đặt hàng phục hồi yếu, SSI Research cho rằng sẽ không thiếu nguồn cung tôm hay cá nguyên liệu và giá sẽ giảm nhẹ do nhu cầu yếu. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp vẫn sẽ giảm so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2024 do giá bán trung bình giảm so với cùng kỳ và mức giảm nhanh hơn so với nguyên liệu đầu vào. Chi phí vận chuyển tăng có thể làm suy yếu lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu trong Q1/2024: Do căng thẳng tại Biển Đỏ leo thang, chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến thị trường Mỹ/Châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023. SSI Research ước tính chi phí vận chuyển tăng sẽ khiến chi phí vận chuyển/doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tăng khoảng 3-5% trong tháng 12/2023 lên 7-10% trong tháng 1/2024. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều sử dụng hợp đồng FOB khi xuất khẩu, nghĩa là người mua sẽ chịu chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, do nhu cầu vẫn suy yếu nên người mua có thể đàm phán với nhà cung cấp để chia sẻ gánh nặng. Vì vậy, SSI Research cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu trong Q1/2024 có thể phải đối mặt với chi phí bán hàng cao hơn hoặc giá bán thấp hơn cho đến khi căng thẳng Biển Đỏ hạ nhiệt. Xét về định giá, SSI Research nhận thấy mức định giá sẽ hướng về mức trên trong phạm vi P/E trung bình 10 năm trong khoảng 6x-11x, vì nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận sẽ chạm đáy trong năm 2024, với mức tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2024 và tăng trưởng dương trong nửa cuối năm 2024. SSI Research kỳ vọng lợi nhuận của ngành thủy sản sẽ tăng khoảng 20%-30% svck trong năm 2024 (chủ yếu là trong nửa cuối năm 2024), so với mức giảm lợi nhuận khoảng 50%-80% svck trong năm 2023. Cổ phiếu ngành thủy sản hiện giao dịch ở mức P/E 2024 trong khoảng 9x-31x, phản ánh mức lợi nhuận dự kiến phục hồi trong năm 2024. Định giá cổ phiếu đang ở mức cao lịch sử, tuy nhiên chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy giá cá tra sẽ phục hồi. Với giả định của SSI Research rằng giá cá tra sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024, mức lợi nhuận năm 2024 có thể sẽ vẫn thấp hơn lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2022. SSI Research lưu ý rằng bất kỳ dấu hiệu tích cực nào về sự phục hồi doanh thu tháng và giá bán trung bình đều có thể cải thiện tâm lý đối với cổ phiếu liên quan đến tôm/cá tra.

Minh An

Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...