Những kỹ năng nào là quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng mong muốn ở sinh viên sau khi ra trường

Có thể khi ở đại học, bạn nghĩ bảng điểm là tất cả. Tuy nhiên, khi nói chuyện với các nhà tuyển dụng thì bảng điểm không phải là điều quan trọng nhất họ muốn nhìn thấy ở bạn.

Các nhà tuyển dụng tin rằng, việc biết cách quản lý thời gian là một trong những điều quan trọng hơn bảng điểm của bạn. Thậm chí nếu bạn có điểm trung bình cao, nhưng cũng sẽ không ai muốn làm việc với bạn, nếu bạn không thể quản lý thời gian của chính mình. Các nhà tuyển dụng muốn bạn xử lý một số dự án cùng một lúc và thường có thời hạn nghiêm ngặt. Nếu bạn không thể quản lý thời gian và hoàn thành đúng hạn, bạn sẽ không thể tiếp tục thực hiện công việc trong thời gian dài, ngay cả khi bạn đã có số điểm 4.0 trong khi học đại học.

Kinh nghiệm làm việc là rất quan trọng trong các nhà tuyển dụng, vì họ yêu cầu rằng bạn phải hiểu biết công việc bạn muốn xin vào làm. Bạn có thể học được rất nhiều lý thuyết ở trường. Tuy nhiên, 80% kỹ năng làm việc của bạn lại được cóp nhặt từ thực tế chứ không phải lý thuyết trong trường đại học. 

Việc tham gia vào các câu lạc bộ và hoạt động tình nguyện cho thấy bạn sẵn sàng cải thiện bản thân và thế giới xung quanh. Hoạt động tình nguyện cho thấy rằng bạn có nhân cách tốt và bạn sẵn sàng để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Các câu lạc bộ kỹ năng mềm cho thấy rằng bạn muốn tham gia và bạn muốn tìm hiểu những gì mà một lớp học không thể dạy cho bạn. Một người có thể nhận được điểm A trong tất cả các lớp học của họ, nhưng đó không là tất cả những gì nhà tuyển dụng cần

Kỹ năng viết là một phần công việc rất lớn trong thế giới thực. Rất nhiều người có điểm trung bình cao ngất ngưỡng, nhưng họ không thể viết email cơ bản hoặc không thể viết một sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh. Nếu các nhà tuyển dụng nhận thấy bạn không đạt yêu cầu về kỹ năng viết và tư duy, họ sẽ không quan tâm đến việc bạn đã làm như thế nào để có bảng điểm cao đến vậy.

Giáo viên đã đúng khi nói rằng, kỹ năng nói trước công chúng sẽ đưa bạn đến gần với thế giới doanh nghiệp. Nói trước công chúng là một cách để bạn thể hiện chính mình và nếu bạn không thể nói tốt trước một nhóm người, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không có thể giữ sự chú ý của nhóm khi đưa ra một bài thuyết trình, hoặc thậm chí chỉ đơn giản là nói chuyện với một khách hàng. Với hầu hết các nhóm công việc hiện đại, thì bất cứ khi nào chúng ta mong muốn trình bày kế hoạch, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng mấu chốt cần có. Thuyết trình không còn là “trình bày, thuyết minh”, mà đã trở thành một nghệ thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người xung quanh.


Giao tiếp với tất cả mọi người trong gia đình của bạn, hay những bạn bè của bạn là một kỹ năng sống giúp bạn kết nối và duy trì các mối quan hệ. Bạn có khả năng xin danh thiếp từ những người khác nhau hay viết email cho tất cả mọi người bạn biết không? Bạn sẽ nhận thấy công việc hiện tại của mình tốt hơn rất nhiều nếu biết cách duy trì các mối quan hệ. Bạn có thể có điểm trung bình tốt nhưng bạn sẽ không được tuyển dụng nếu không biết cách nói chuyện với bất cứ một ai.

Làm thế nào để thể hiện rằng bạn là người có khả năng và là người mà đơn vị tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn có thể là người thông minh nhất trên trái đất, nhưng sẽ chẳng ai quan tâm nếu bạn không thể hiện bản thân một cách đúng đắn. Tôn trọng người nghe, nói tốt và hành động một cách thích hợp và bạn sẽ có những thành tích đáng kể trong công việc của mình.

Dưới đây là 5 tiêu chuẩn quan trọng mà các nhà tuyển dụng đều muốn ở các sinh viên mới ra trường. Bạn có thể rèn luyện những kỹ năng này ngay từ bây giờ để tăng giá trị của mình khi đi phỏng vấn xin việc.

1. Kinh nghiệm có liên quan

23% nhà tuyển dụng nói rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ. 63% trong số họ xem những kinh nghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường và qua những việc làm part – time như là những kinh nghiệm liên quan rất có giá trị. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường lại không quan tâm đến điều đó.

2. Phù hợp với môi trường văn hoá của công ty

Trên hồ sơ, bạn có thể là một ứng viên sáng giá nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã phù hợp với vị trí công việc này. Theo nghiên cứu, 21% số nhà tuyển dụng cho rằng điểm mà họ muốn nhìn nhận nhiều nhất ở một ứng viên đó là khả năng phù hợp và thích nghi với môi trường văn hoá của công ty. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn thường gặp câu hỏi "Tại sao anh [chị] lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?" Nếu bạn nghĩ rằng câu hỏi đó thật ngớ ngẩn mà phớt lờ nó đi thì quả là sai lầm. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng thường dò hỏi và đánh giá khả năng nổi trội của bạn qua một số câu hỏi tưởng như không quan trọng và không có gì liên quan đến công việc của bạn như kiểu "Quyển sách bạn đọc gần đây nhất tên là gì?"

3. Kiến thức nền

19% các nhà tuyển dụng nhấn mạnh đến kiến thức nền tảng mà các sinh viên tích luỹ được trong quá trình đào tạo ở trường đại học, từ các cơ quan, tổ chức họ đã từng tham gia, các chứng chỉ, bằng cấp đã nhận… và tất nhiên chúng phải liên quan đến vị trí mà ứng viên xin tuyển.

4. Tham vọng và lòng nhiệt tình

Tham vọng tìm kiếm một công việc luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Bởi theo họ, chính những tham vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên của họ trở thành một người cống hiến hết mình cho công việc. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, nếu được hỏi "Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?" thì trong câu trả lời, bạn nên chú trọng vào những điểm mạnh của công ty và những thách thức ở vị trí đó chứ không nên tỏ thái độ "được thì được mà không được thì thôi" đối với công việc này.

5. Sự chuẩn bị

8% trong số 1000 nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ đánh giá cao những người đặt ra các câu hỏi cho họ hoặc đem đến những thông tin, đưa ra những ý tưởng để đóng góp cho sự thành công của công ty. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin và chuẩn bị chu đáo trước khi đi phỏng vấn xin việc.

Kết luận:

Là một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, các bạn cần đầu tư vào kỹ năng mềm để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy thể hiện mình sẽ là một nhân viên chuyên nghiệp, có thể đào tạo được. Và đừng quên PR cho bản thân mình bằng cách trình bày những kỹ năng ấy phù hợp với vị trí tuyển dụng như thế nào? Chắc chắn bạn sẽ là một ứng viên tiềm năng đấy! Theo dõi kenhtuyensinh thường xuyên để cập nhật các bài viết về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, phỏng vấn xin việc,...


Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng, kỹ năng mềm, phỏng vấn xin việc, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian, kỹ năng sống, giao tiếp, nhà tuyển dụng

Sau khi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các em về câu hỏi “Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường?”, anh quyết định phải viết ngay chứ không để các em phải chờ lâu.

Trong số những bạn đọc bài viết này, chắc chắn các em mang nhiều tâm thế khác nhau. Sẽ có những bạn sinh viên vừa ra trường nhưng phỏng vấn trượt liên tục, cũng có những bạn phỏng vấn trơn tru nhưng lại chỉ đậu những việc mà mình không thật sự thích và tất nhiên có rất nhiều sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế giảng đường và lo lắng về công việc tương lai của mình. Ai cũng mong muốn mình có được một công việc tốt, vậy làm thế nào để đạt được điều đó?

>> 5 sai lầm sinh viên mới ra trường thường mắc phải khi xin việc

Người ta thường nói vui rằng phỏng vấn việc làm giống như kiểu bán mình cho công ty, ai quảng cáo bản thân tốt thì sẽ được mua với mức giá tốt, ai cung cấp những thông tin mà người mua không quan tâm hoặc không thích thì tất nhiên sẽ dễ bị từ chối. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu xem nhà tuyển dụng muốn gì, điều này giống với việc tìm hiểu xem khách hàng của mình cần gì. Dưới đây là 5 ước muốn nhỏ nhoi của đa số nhà tuyển dụng:

1. Nhà tuyển dụng cần tìm ứng viên phù hợp văn hoá công ty

Số lần các em đi phỏng vấn thật ra chẳng thấm thía gì so với số lần nhà tuyển dụng nói chuyện với ứng viên. Trong quá khứ, chắc chắn họ đã rất nhiều lần trải qua việc ứng viên vào làm một vài buổi rồi xin nghỉ vì thấy không phù hợp với văn hoá công ty. Đó có thể do họ sơ suất, cũng có thể do ứng viên chém gió quá chuyên nghiệp, nhưng kết quả thì không tốt cho cả hai, ai cũng mất thời gian vô ích. Vì thế, khi phỏng vấn, các em cần phải trung thực, đặc biệt là với các câu hỏi về sự phù hợp văn hoá.

Nếu cảm thấy văn hoá công ty không phù hợp với mình thì hãy thẳng thắn say goodbye, chẳng có gì phải tiếc nuối, dù họ trả mức lương cao. Vì sao, vì nếu công ty A chịu trả cho mình 10 triệu thì mình hoàn toàn có thể “bán” mình cho một công ty khác với mức lương tương ứng.

Vì thế, trước khi phỏng vấn, sinh viên mới ra trường cần xác định rõ các quan điểm về công việc của mình như: Giờ giấc làm việc, môi trường làm việc và các đãi ngộ tối thiểu mà mình cần. Đừng để đến lúc người ta hỏi thì lại ấp úng trả lời đại, rồi về nhà suy nghĩ lại và tự chửi mình bị điên khi trả lời không đúng điều mình muốn.

Một lưu ý nhỏ nữa là trong lúc chờ phỏng vấn, các em hãy quan sát kỹ môi trường công ty, xem các nhân viên ở đó làm việc thế nào, có happy không, có tập trung không, có thường xuyên trao đổi công việc không, có hay chạy ra chạy vào không,… Từ những sự việc nhỏ đó, các em sẽ dễ dàng xác định được mình có thích làm việc ở môi trường đó không.

2. Nhà tuyển dụng cần ứng viên có thể sáng tạo và dám nói lên quan điểm bản thân

Chắc chắn ai cũng có thể sáng tạo, kể cả sinh viên mới ra trường, hãy nhớ lại xem mình từng có sáng kiến gì trong quá khứ? Đó có thể là sáng tạo trong một bài thuyết trình, trong cách trả lời câu hỏi khi đi thi, trong cách xử lý tình huống khi sinh hoạt CLB hoặc trong công việc part-time mà các em từng làm. Tốt nhất, các em hãy nhớ lại kỹ các tình huống sáng tạo của mình, đến lúc được hỏi, hãy trả lời một cách tự nhiên và chân thật nhất, đừng cố chế ra một tình huống nào đó, vì chỉ cần nhà tuyển dụng hỏi sâu thêm vài câu thì các em sẽ bị bại lộ.

Bên cạnh đó, các em cũng cần nhớ lại các tình huống mà mình mạnh dạn nói lên quan điểm của bản thân, có thể đó là quan điểm được ủng hộ, mang lại kết quả tích cực trong học tập, công việc. Đó cũng có thể là quan điểm bị mọi người bác bỏ, không thể thực hiện. Tất cả đều nói lên việc các em tự tin, biết đóng góp và rút kinh nghiệm, nhà tuyển dụng cần một người như thế hơn là một bạn ngại nói lên quan điểm vì sợ sai, sợ bị chỉ trích.

3. Nhà tuyển dụng cần ứng viên có khả năng làm việc nhóm, nếu biết lãnh đạo nhóm thì quá tốt

Đây chính là lý do vì sao lên đại học thầy cô lại yêu cầu các em làm việc nhóm rất nhiều. Đó chính là cơ hội quý giá để các em rèn luyện kỹ năng hoà hợp với mọi người, nhận ra thế mạnh của bản thân và tìm thấy sức mạnh của tập thể.

Nếu vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, các em nên tích cực làm việc nhóm, thường xuyên thay đổi vai trò để sớm nhận ra điểm mạnh của mình. Chẳng hạn như môn A tìm nội dung, thì môn B sẽ chuyển sang team thuyết trình, môn C làm trưởng nhóm.

Nếu có khả năng lãnh đạo nhóm, đó chính là yếu tố để sinh viên mới ra trường ghi được điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì sao? Vì ai cũng muốn mang về cho bằng được một ứng viên có tiềm năng làm manager hoặc thậm chí là director tương lai. Sau này công ty trống vị trí manager, thay vì mất công tuyển dụng từ bên ngoài, nhà tuyển dụng sẽ chỉ cần đề bạt những ai có tiềm năng trong nội bộ công ty.

4. Nhà tuyển dụng cần ứng viên từng dám làm những điều mình thích, những thứ mình gọi là đam mê

Nếu các em nói mình thích marketing, thích design, thích học tiếng Anh,… nhưng trên thực tế em chưa từng thử làm điều gì liên quan tới nó, thậm chí thử đọc sách, báo, tài liệu, video hướng dẫn về nó thì tất cả chỉ là lời nói sáo rỗng. Thậm chí, điều này còn khiến nhà tuyển dụng hoài nghi rằng tất cả những gì tốt đẹp mà em từng nói về mình đều chỉ là lời nói suông. Cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ kết thúc sớm vì họ chẳng muốn khai thác điều gì ở em nữa. Điều mình thích mà mình còn chưa làm thì các em khó có thể đối mặt với những điều mình không thích.

Sau này đi làm, các em sẽ nhận ra điều ấy, không phải mình chỉ cần làm điều mình thích thôi đâu, sẽ còn nhiều gian nan, thử thách ở phía trước. Vì thế, nhà tuyển dụng cần ứng viên có được điều cơ bản nhất, đó là từng dám làm điều mình thích, để các em dễ dàng thích nghi với những thử thách sau khi nhận việc.

5. Tất nhiên nhà tuyển dụng cũng cần ứng viên có kiến thức, kỹ năng chuyên môn

Ở đây, nhà tuyển dụng cần sinh viên mới ra trường làm được việc, điều này thể hiện qua những kinh nghiệm trong quá khứ, những kiến thức các em học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, trước khi phỏng vấn, các em cần tìm hiểu kỹ xem công việc mình sẽ phải làm ở vị trí ứng tuyển là gì. Từ đó, các em sẽ đánh giá xem mình có phù hợp không, cần reivew lại kiến thức gì, cần nhớ lại những kinh nghiệm gì liên quan đến công việc đó trong quá khứ. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu các em thuật lại điều ấy.

Song song đó, các em cũng đừng quên nhắc đến các lời khen của thầy cô, của sếp cũ, các thành tích, các cuộc thi mà mình từng tham gia có liên quan đến công việc. Đó chính là vũ khí bí mật để ghi điểm trong mắt họ.


“Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường?” – Vậy là chúng ta vừa điểm qua 5 điều cơ bản mà hầu như tất cả nhà tuyển dụng đều mong muốn ở sinh viên mới ra trường. Đó là những điều mà các em buộc phải làm được nếu muốn có một công việc phù hợp và một mức lương cao. Anh tin chắc rằng các em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm hữu ích cho bản thân sau khi đọc bài viết này. Tất nhiên, để rèn luyện những điều trên không phải chỉ trong một sớm một chiều, các em cần nhiều trải nghiệm, có khi lại tiếp tục rớt phỏng vấn vài lần, rồi lại rút kinh nghiệm, lại đọc bài này xem mình còn thiếu sót ở đâu để kịp thời sửa chữa.

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe //bit.ly/TTVD-HoiDap


👍🏻 Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
👥 Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
👤 Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Kinh-nghiem-ung-tuyenSinh-vien-moi-ra-truong

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề