Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi phê duyệt dự án

Lựa chọn nhà thầu là một trong những quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu. Để hoạt động đấu thầu diễn ra suôn sẽ chúng ta cần phải nắm rõ về các quy định. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về các quy định về đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu 

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Trong bất cứ hoạt động nào thì việc tuân thủ nguyên tắc luôn là điều cần thiết. Và việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng không ngoại lệ. Điều 33 Luật đấu thầu 2013 có quy định như sau:

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

– Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

– Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Theo đó, khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần tuân theo các nguyên tắc trên và bên cạnh đó cũng phải xem xét đến các căn cứ dưới đây:

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án. 

– Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu dựa trên các căn cứ quy định tại Điều 34 Luật đấu thầu 2013.

Nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu cần đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 35 Luật đấu thầu 2013, bao gồm:

♦ Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm.

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

♦ Giá gói thầu

Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán [nếu có] đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên.

Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.

Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

♦ Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu.

Trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

♦ Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

♦ Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. 

Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

♦ Loại hợp đồng

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng là hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hay hợp đồng theo thời gian để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

♦ Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành [nếu có].

Thời gian đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Hiện nay, quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật như Luật Đấu thầu, nghị định và thông tư liên tịch có liên quan. Các chủ thể liên quan có nghĩa vụ đăng tải thông tin liên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Các nội dung này bao gồm các thông tin sau:

– Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Các thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

– Thông báo mời thầu, mời chào hàng;

– Danh sách ngắn, tóm lược;

– Kết quả lựa chọn được nhà thầu, nhà đầu tư;

– Kết quả mở thầu đối với hình thức đấu thầu qua mạng;

– Các thông tin xử lí vi phạm trong hoạt động đấu thầu;

– Các thông tin liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, bên mời thầu buộc phải đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được ban hành.

quy trình đăng tải thông tin về đấu thầu.

Về quy trình đăng tải thông tin về đấu thầu, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 30/2015/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT thì bên mời thầu sẽ tự đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trực tuyến.

Việc đăng tải được thực hiện trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ thời điểm [ngày] ban hành văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Nếu những gói thầu, những dự án mà được xác định nằm trong danh mục bí mật nhà nước thì việc đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên mạng đấu thầu quốc gia vẫn được thực hiện công khai, nhưng sẽ có những yêu cầu nhất định để đảm bảo việc công khai này vẫn đảm bảo những yêu cầu của pháp luật về đảm bảo bí mật nhà nước.

Quy trình tự đăng tải thông tin lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Được thực hiện theo các bước tuần tự như sau:

Bước 1: Bên mời thầu thực hiện việc đăng nhập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Việc đăng nhập này được thực hiện theo tuần tự như sau: Bên mời thầu vào trang web có địa chỉ //muasamcong.mpi.gov.vn [địa chỉ của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia – khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC]. Sau đó, nhấn vào nút “Đăng nhập” trên trang chủ của hệ thống này, nhập các thông tin cần thiết để đăng nhập [thông tin mật khẩu chứng minh thư số của bên mời thầu].

Bước 2: Nhập thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Sau khi đã đăng nhập được vào hệ thống thì tiếp tục chọn mục “Kế hoạch lựa chọn nhà thầu” để nhập các thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần đăng tải theo hướng dẫn của hệ thống, đồng thời lưu thông tin về dự án, gói thầu.

Bước 3: Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Sau khi hoàn tất quá trình nhập thông tin, thì nhấp nút lệnh để hoàn tất quá trình đăng tải kể hoạch lựa chọn nhà thầu lên mạng đấu thầu quốc gia.

Thứ ba, về thời hạn đăng tải thông tin về đấu thầu.

Thời hạn đăng tải thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, như đã phân tích được xác định là 07 ngày làm việc, kể từ ngày phát hành văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Xem thêm:

>>> Những loại thuế & phí trong quá trình mua bán đất thổ cư

>>> Phân loại nguồn của luật hành chính theo quy định pháp luật

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Sau khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc và căn cứ quy định, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật đấu thầu năm 2013, hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT.

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Chủ đầu tư hoặc bên mời thầu là chủ thế có trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, cụ thể, khoản 1 Điều 36 Luật đấu thầu năm 2013 quy định:

“Điều 36. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a] Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

b] Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.”

2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật đấu thầu năm 2013, được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT. Nguyên tắc và căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định lần lượt tại Điều 33 và Điều 34 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.

Theo đó, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, bao gồm các nội dung sau:

2.1. Phần công việc đã thực hiện

Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

2.2. Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu

Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng;

2.3. Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 5 của Thông tư này và giải trình cho các nội dung đó. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Nghiêm cấm việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và loại hợp đồng trọn gói không phải giải trình lý do áp dụng; Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

2.4. Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [nếu có]

Trường hợp tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự án có những phần công việc chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì cần nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

2.5. Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc

Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt;

2.6. Kiến nghị.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

3.1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án

a] Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan.

b] Nguồn vốn cho dự án;

c] Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

d] Các văn bản pháp lý liên quan.

3.2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên

a] Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

b] Quyết định mua sắm được phê duyệt;

c] Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

d] Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt [nếu có];

đ] Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá [nếu có].

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đấu thầu

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề