Làm sao sống chung với nhà chồng

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Chén bát vô tri cùng chạn còn va, huống chi “người khác họ” về sống chung một nhà. Mối quan hệ con dâu với nhà chồng, mẹ chồng “vui ít, buồn nhiều” luôn là nguyên nhân khiến các cô gái lo lắng nhất. Vậy để đôi trẻ được hạnh phúc, nên sống riêng hay sống chung với nhà chồng?

Hiện nay, rất nhiều cô gái đưa ra quan điểm không muốn sống chung với mẹ chồng. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện “ra riêng” sau khi cưới. Bài viết này nhằm giúp con dâu, nhà chồng điều chỉnh mối quan hệ sao cho vẹn cả đôi bên.

Nên sống riêng hay sống chung với nhà chồng là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em

Cần hiểu rõ thế nào là “sống chung với nhà chồng” trước

Để đi đến quyết định nên sống riêng hay sống chung với nhà chồng hay không, bạn trước hết cần hiểu rõ tình hình. Bởi lẽ vấn đề nào cũng có hai mặt. Việc của bạn chính là hiểu để chọn mặt nào phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.

Hiểu về mẹ chồng, nhà chồng

Bạn không thể bắt mẹ chồng phải thương bạn. Vì thế, bạn phải thương bà trước, thương một cách vô điều kiện. Chẳng ai có thể cứ ghét hoài người thương mình nhiều như thế. Còn nếu bạn thấy tình cảm của bạn không được đáp lại, nghĩa là, bạn thương chưa đủ nhiều. Cũng có thể cách bạn thương mẹ chồng, nhà chồng chưa đúng.

Tình cảm mà bạn dành cho mẹ chồng xuất phát từ việc bạn thương chồng chứ không phải vì sợ bà ghét bỏ. Bởi vì, để chăm sóc được cho chồng bạn khôn lớn, bà đã rất vất vả. Nếu không có bà thì không có chồng bạn, càng không có gia đình nhỏ mà bạn muốn vun đắp.

Mẹ chồng khó chìu, toàn gây ức chế, hãy tìm hiểu xem vì sao bà như thế. Có thể cuộc sống trong quá khứ, hiện tại của bà gặp nhiều ấm ức, tổn thương. Cũng có thể, trải nghiệm làm dâu của bà không đẹp nên bà đang áp nó lên cho bạn.

Hãy tìm hiểu xem vì sao mẹ chồng luôn khó chịu với bạn trước khi oán trách bà

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đừng ngại tìm đến các chuyên gia

Vấn đề rắc rối nào trong cuộc sống cũng đều có cách giải quyết. Khi gặp vấn đề với mẹ chồng, nhà chồng hãy tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân. Bạn hãy kể cho họ nghe cụ thể về tình hình của mình. Với kinh nghiệm và năng lực vốn có, họ sẽ nhìn ra những vấn đề mà bạn không nhìn thấy. Từ đó các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên là nên sống riêng hay sống chung với nhà chồng hay không?

Ưu và nhược điểm của việc sống chung với nhà chồng

Lợi ích khi sống chung

Vợ chồng bạn sẽ bớt được gánh nặng kinh tế, tiết kiệm được kha khá chi phí. Khi sống chung với nhà chồng, bạn sẽ được san sẻ công việc nội trợ. Bạn không phải tất bật sau mỗi giờ làm cho việc đón con, nấu nướng. Thi thoảng, bạn còn có thể cùng bạn bè café tán gẫu như thuở “độc thân, vui tính”.

Bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm nấu nướng, vốn sống từ mẹ chồng. Biết đâu, từ một người vụng về, qua sự đào tạo của mẹ chồng lại trở thành cao thủ bếp núc? Biết nấu những món ăn chồng thích, bạn sẽ “trói đời” chồng tốt hơn.

Hòa hợp với mẹ chồng sẽ rất có lợi cho cuộc sống hôn nhân của phụ nữ

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Vợ chồng bạn sẽ bớt phần gánh nặng để lo cho con cái. Sau sáu tháng thai sản, con bạn còn quá bé để gửi gắm người ngoài. Ông bà là người thích hợp nhất để bạn an tâm giao phó. Từ đó, vợ chồng bạn có thể toàn tâm toàn ý lo cho công việc. Thậm chí, cả hai có thể hẹn hò nhau đi du lịch mà không lo vướng bận con cái.

Đôi khi, mẹ chồng lại trở thành đồng minh với con dâu khi hai vợ chồng bất hòa. Chồng có thể không nể lời vợ nhưng không thể không nghe mẹ. Vì thế, mẹ chồng đôi khi lại là “đòn hiểm” để vợ “áp lực” lên chồng.

Và những bất lợi

Ở chung với nhà chồng, bạn sẽ không có không gian riêng tư. Bạn khó mà làm những điều mình thích. Ví dụ như cách bày trí, cách ăn uống, cách sinh hoạt… và đặc biệt là cách nuôi con. Sự khác biệt về quan điểm nuôi dạy con luôn là nguyên nhân hàng đầu khiến nảy sinh mâu thuẫn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nếu một trong hai bên không khéo cư xử, mâu thuẫn xảy ra là tất yếu. Từ mâu thuẫn nhỏ, không giải quyết tốt sẽ thành mâu thuẫn lớn. Có khi kéo cả gia đình vào những xung đột không cần thiết. Từ đó, gia đình lớn giữ không được, gia đình nhỏ cũng đứng bên bờ tan vỡ.

Bạn phải hạn chế giao tiếp vô tư, thoải mái với bạn bè ở nhà. Chẳng mẹ chồng nào thích cảnh bạn “tám xuyên lục địa” hay cười hô hố với bạn. Bạn càng không thể tự do làm đẹp, đi lại hay ăn uống món mình thích.

Thật ra, người khổ nhất khi sống chung với nhà chồng chính là chồng bạn. Đứng giữa mẹ và vợ, không biết bênh ai bỏ ai thì chồng bạn chắc chỉ có thể “bỏ nhà”. Từ đó, nguy cơ vợ chồng tan vỡ cũng cao hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hãy bàn bạc thật kỹ cùng chồng và có quyết định đúng đắn nhất

Để có quyết định đúng, trước hết bạn cần bàn bạc thật kỹ cùng chồng. Cả hai hãy nghiêm túc suy xét mức độ hòa hợp và khả năng giải quyết mâu thuẫn với gia đình. Khi bạn có mâu thuẫn, liệu người chồng có đủ bản lĩnh để dàn xếp vấn đề hay không? Nếu tin gia đình nhỏ của bạn có thể sống hạnh phúc cùng gia đình lớn, hãy về chung. Còn không, bạn hãy chọn xây dựng không gian riêng. Tất nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần đối mặt với những vấn đề sẵn có của một gia đình trẻ.

Xem thêm

Bạn tự hỏi nên cư xử thế nào với mẹ chồng, người không ưa mình đây ?

10 điều mẹ chồng không nên làm với con dâu

Mẫu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không hồi kết vì cách chăm sóc cháu của mẹ chồng

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

 

 1. Hãy xác định rõ: Tại sao nên sống chung?

Vậy đầu tiên và quan trọng nhất, trước khi lựa chọn mô hình gia đình sống chung nhiều thế hệ, bạn hãy liệt kê tất cả các lý do dẫn đến quyết định của mình.

Thông thường sẽ có một số lý do sau đây:

- Tiền bạc: Không phải gia đình nào cũng có sẵn một khoản tiền lớn để hỗ trợ cho cặp vợ chồng mới cưới mua nhà và “ra riêng”. Trong khi chưa tích lũy đủ về tài chính, việc ở chung với gia đình nhà chồng là một lựa chọn không tồi.

Ngay cả khi có thể vay tiền ngân hàng để mua nhà riêng, nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn lựa chọn sống chung với đại gia đình.

Lý do của họ là họ sẽ được ở trong một căn nhà đẹp hơn, rộng rãi hơn, trong một khu phố gần trung tâm hơn và có thể lựa chọn các trường học tốt hơn cho con cái.

- Chăm sóc cho cha mẹ hoặc con nhỏ: Ông bà chăm cháu sẽ yên tâm hơn so với phó thác con cho người giúp việc.

Hoặc nếu cha mẹ chồng già yếu, bạn phải thuê ô sin để chăm sóc ông bà, thì việc ở chung cũng giúp bạn yên tâm vì có thể theo dõi, hỗ trợ trong những khi cần kíp.

- Một tình huống tạm thời: Bạn hoặc chồng bạn vừa mất việc làm – cần tiết kiệm tối đa chi phí, một trong hai vợ chồng phải đi công tác xa trong thời gian ngắn…

Sống chung với nhà chồng không khó nếu biết cách 

Nếu đó là tình huống tạm thời, hãy để gia đình bạn biết tình huống của bạn là gì, kế hoạch của bạn sẽ về ở chung với gia đình chồng trong khoảng thời gian bao lâu.

Nếu đã xác định mình có một trong ba lý do nêu trên để sống chung, bạn sẽ không bị sốc khi vướng phải những khó khăn mà hoàn cảnh này mang lại.

Còn nếu bạn không ở trong cả ba tình huống trên, thì chúc mừng bạn, hãy chọn sống riêng với gia đình nhỏ của mình.

2. Xác định rõ ràng trách nhiệm về tài chính

Việc chia sẻ chi phí trong gia đình là vấn đề quan trọng nhưng lại thường bị “né tránh” theo truyền thống Á Đông.

Vì vậy, các cô dâu mới hãy nhẹ nhàng, khéo léo tìm một cách đề cập thông minh để biết được nếu sống chung với cha mẹ chồng thì ai sẽ là người “tay hòm chìa khóa”, và chi phí đóng góp sẽ là bao nhiêu. Nếu thấy quá khó để tự đề cập, hãy nhờ ông xã làm “sứ giả” cho mình.

Một mẹo nhỏ hữu ích là hãy đóng góp ở mức thấp hơn một chút so với khả năng. Ví dụ, bạn có thể đóng góp cho gia đình chồng 10 triệu đồng/tháng, đừng làm như vậy, hãy thảo luận với chồng để chỉ đóng góp 8 – 9 triệu đồng/tháng.

Số tiền còn lại sẽ dành để mua quà biếu bố mẹ chồng vào những dịp đặc biệt, hoặc tích lũy vào một tài khoản cố định để khi có dịp, nàng dâu mời bố mẹ chồng đi du lịch cùng.

Bạn thực sự sẽ bất ngờ vì mẹo nhỏ này có thể đem lại niềm vui rất lớn cho gia đình. Đơn giản vì bố mẹ chồng không bao giờ nói với họ hàng mỗi tháng con cái đóng góp bao nhiêu tiền, nhưng lại rất vui vẻ để kể với mọi người nếu nhận được quà biếu từ các con [!]

3. Xác định những ranh giới nhất định

Đây là mầm mống gây sự bối rối và bất hòa trong nhiều gia đình Việt. Ví dụ chị dâu sẵn sàng đi thẳng vào phòng riêng của các em mà không cần gõ cửa… Một cháu nhỏ hồn nhiên sử dụng điện thoại của chú, thím để chơi game mà không hề xin phép…

Hoặc tệ hơn là mẹ chồng gõ cửa can thiệp khi thấy hai vợ chồng bạn đang to tiếng… Những câu chuyện này có thể tránh được nếu bạn đặt ra những ranh giới rõ ràng ngay từ đầu.

Cần chia sẻ với người khác 

Nói chuyện về ranh giới của sự riêng tư có thể không đơn giản, nhưng cần đảm bảo tất cả mọi người trong đại gia đình hiểu được tầm quan trọng của sự riêng tư.

Bạn có thể xác định “biên giới” bằng những hành động nho nhỏ như đóng cửa phòng riêng khi có việc ra ngoài, không can thiệp vào những tranh cãi không liên quan đến mình, không tham gia “nói xấu” người thứ ba vắng mặt…

Nếu mọi thành viên trong gia đình tôn trọng và yêu thương nhau, chắc chắn đây là điều khó nhưng vẫn có thể thực hiện được.

4. Luôn luôn xác định: Trách nhiệm nuôi dạy con cái là của cha mẹ

Mô hình phổ biến của các gia đình hiện nay là một cặp đôi có 1 hoặc 2 con, sống chung với ông, bà [nội hoặc ngoại].

Cả bố mẹ và ông bà đều hết lòng yêu thương những đứa cháu nhưng quan điểm giáo dục của mỗi thế hệ lại khác nhau. Mâu thuẫn nảy sinh từ đây…

Cha mẹ muốn nghiêm khắc với con nhưng ông bà lại xót cháu. Cha mẹ muốn con tự lập nhưng ông bà lại muốn chăm sóc cháu càng nhiều càng tốt…

Nếu ở chung với gia đình chồng, người phụ nữ thường phải cân nhắc rất kỹ về câu chuyện dạy con.

Bạn sẽ nhận được sự chia sẻ khi mình biết chia sẻ 

Điều đặc biệt quan trọng là bạn đừng để mình rơi vào một trong hai thái cực: Phó thác hết việc nuôi dạy con cho cha mẹ chồng hoặc ngược lại, bao quát hoàn toàn việc dạy con, cho rằng ông bà đã lạc hậu và không quan tâm chút nào đến những góp ý của ông bà.

Trong trường hợp thứ nhất, chắc chắn bạn sẽ không thể theo sát được nhiều thay đổi của con. Đây là điều mà ông bà, do khoảng cách về thế hệ, không thể nào nắm bắt được.

Trong trường hợp thứ hai, bạn tự đưa mình vào tình huống đối đầu không đáng có với gia đình nhà chồng.

Tất nhiên cha mẹ luôn biết điều gì tốt nhất cho con mình, nhưng sự yêu thương của ông bà và không khí đầm ấm trong gia đình cũng là điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của những đứa trẻ.

5. Dành thời gian có chất lượng cho gia đình

Bạn có thể rất bận rộn, nhưng hãy cố dành thời gian có chất lượng cho gia đình. Trong mỗi tuần, hãy cố gắng để có một ngày hoặc ít nhất một buổi tối cuối tuần sum họp vui vẻ cho cả gia đình.

Trong những dịp sum họp, bạn sẽ có thời gian để hiểu hơn mọi thành viên trong gia đình. Cùng mẹ chồng nấu một bữa ăn ngon, đưa cả nhà đi chơi, thăm một người họ hàng…

Những hoạt động này là cách đơn giản giúp bạn hóa giải mọi mâu thuẫn và kéo mọi thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn.

Sống chung với mẹ chồng dễ dàng hơn nhiều so với suy nghĩ của bạn! 

Video liên quan

Chủ Đề