Nguyên nhân nghẹt mũi thường xuyên

Nguồn chủ đề

Chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi (chảy nước mũi) là những vấn đề thường xảy ra cùng nhau nhưng đôi khi xảy ra đơn độc.

Nguyên nhân thường gặp nhất (xem bảng ) như sau:

Nguyên nhân nghẹt mũi thường xuyên

Không khí khô có thể gây tắc nghẽn. Viêm xoang cấp tính Viêm xoang Viêm xoang là viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng bao gồm ngạt mũi, chảy mũi mủ, và đau mặt hoặc nặng vùng mặt; đôi khi đau đầu, đau nhức... đọc thêm

Nguyên nhân nghẹt mũi thường xuyên
ít gặp hơn, và một dị vật ở mũi Dị vật mũi Dị vật mũi thường gặp ở trẻ nhỏ, người khiếm khuyết trí tuệ, và bệnh tâm thần. Các vật phổ biến được đẩy vào mũi bao gồm bông, giấy, sỏi, hạt, đậu, hạt hoa quả, hạt đậu, côn trùng, và pin tròn... đọc thêm là bất thường (và xảy ra chủ yếu ở trẻ em).

Bệnh nhân sử dụng thuốc làm thông mũi tại chỗ trong > 3 đến 5 ngày thường gặp ngạt mũi trở lại khi hết thuốc, khiến bệnh nhân lại tiếp tục sử dụng thuốc làm thông mũi và tạo ra vòng luẩn quẩn của sự tắc nghẽn ngày càng tồi tệ. Tình trạng này (viêm mũi do lạm dụng thuốc co mạch) có thể tồn tại một thời gian và có thể bị giải thích sai như một sự tiếp tục của vấn đề ban đầu chứ không phải là hậu quả của điều trị.

Tiền sử của các bệnh hiện nay nên xác định tính chất của việc chảy mũi (ví dụ, nước mũi trong, chảy mũi nhày, mủ, hay lẫn mãu) và liệu chảy mủ là mãn tính hay tái phát. Nếu tái phát, bất kỳ mối liên hệ nào với vị trí bệnh nhân, mùa, hoặc sự phơi nhiễm với các chất gây dị ứng (nhiều chất) cần được xác định. Chảy mũi một bên, trong, đặc biệt khi bị chấn thương đầu, có thể là dấu hiệu bị rò rỉ dịch não tủy (cerebrospinal fluid - CSF). Chảy dịch não tủy cũng có thể xảy ra tự phát ở những phụ nữ béo phì ở tuổi 40 của họ, thứ phát do chứng tăng áp lực nội sọ.

Khám toàn thân nên tìm kiếm các triệu chứng của nguyên nhân có thể gây bệnh, bao gồm sốt và đau mặt (viêm xoang); chảy mũi trong, ngứa mắt (dị ứng); và đau họng, sốt cao, sốt và ho (nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus [URI]).

Tiền sử y khoa nên tìm các dị ứng đã biết và sự tồn tại của bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch. Tiền sử dùng thuốc co mạch mũi nên khai thác cụ thể về việc sử dụng thuốc.

Các dấu hiệu quan trọng được xem xét về sốt.

Khám tập trung vào mũi và vùng quanh xoang. Vùng mặt sẽ được kiểm tra tình trạng ban đỏ ở vùng xoang trán và xoang hàm trên; những khu vực này cũng được ấn các điểm đau xoang trán và xoang hàm. Niêm mạc mũi được kiểm tra về màu sắc (ví dụ đỏ hoặc nhợt nhạt), sưng tấy, màu sắc và tính chất chảy mũi và (đặc biệt ở trẻ em) có mặt của bất kỳ dị vật mũi nào.

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Chảy mũi một bên, đặc biệt là nếu có mủ hoặc có máu

  • Đau sọ mặt, nhức vùng mặt, hoặc cả hai

Các triệu chứng và khám thường đủ để gợi ý chẩn đoán (xem bảng ).

Ở trẻ em, chảy mũi mùi hôi gợi ý dị vật mũi Dị vật mũi Dị vật mũi thường gặp ở trẻ nhỏ, người khiếm khuyết trí tuệ, và bệnh tâm thần. Các vật phổ biến được đẩy vào mũi bao gồm bông, giấy, sỏi, hạt, đậu, hạt hoa quả, hạt đậu, côn trùng, và pin tròn... đọc thêm . Nếu không có dị vật nào được nhìn thấy, nghi ngờ là viêm xoang Viêm xoang Viêm xoang là viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng bao gồm ngạt mũi, chảy mũi mủ, và đau mặt hoặc nặng vùng mặt; đôi khi đau đầu, đau nhức... đọc thêm

Nguyên nhân nghẹt mũi thường xuyên
khi bệnh chảy mũi mủ vẫn kéo dài > 10 ngày cùng với mệt mỏi và ho.

Xét nghiệm nói chung không được chỉ định đối với các triệu chứng mũi cấp tính trừ khi nghi ngờ bị viêm xoang xâm lấn ở bệnh nhân tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch; những bệnh nhân này thường phải chụp CT. Nếu nghi ngờ bị chảy dịch não tủy, dịch mũi phải được kiểm tra sự có mặt của beta-2 transferrin, đặc hiệu cao đối với CSF.

Điều trị theo tình trạng cụ thể. Giảm nhẹ triệu chứng tắc nghẽn có thể đạt được bằng thuốc co mạch mũi hoặc đường uống. Thuốc thông mũi tại chỗ bao gồm oxymetazoline, 2 nhát xịt mỗi bên mũi một lần/ngày hoặc 2 lần/ngày trong 3 ngày. Thuốc thông mũi tại chỗ bao gồm pseudoephedrine 60 mg 2 lần/ngày. Sử dụng lâu dài nên tránh.

Chảy nước mũi do virut có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine (diphenhydramine 25 đến 50 mg uống 2 lần/ngày), được khuyến cáo vì các tính chất kháng hệ cholinergic của chúng không liên quan đến đặc tính kháng H2.

Chứng ngạt mũi do dị ứng và chảy nước mũi có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine; trong những trường hợp như vậy, thuốc kháng histamine không chứa chất kháng cholinergic (ví dụ, fexofenadine 60 mg uống 2 lần/ngày) nếu cần sẽ gây ra ít tác dụng phụ hơn. Corticosteroid tại chỗ (ví dụ, mometasone 2 xịt mũi mỗi lỗ mũi mỗi ngày) cũng giúp điều trị dị ứng.

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi không được khuyến khích cho trẻ em < 6 tuổi.

Thuốc kháng histamine, đặc biệt là thế hệ đầu tiên như diphenhydramine có thể có tác dụng gây ngủ và có tác dụng của thuốc kháng cholinergic và cần được giảm liều ở người cao tuổi. Tương tự, cần phải sử dụng thuốc ức chế giao cảm với liều thấp nhất có hiệu quả lâm sàng.

  • Hầu hết nghẹt mũi và chảy nước mũi do URI -nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng.

  • Nên loại trừ dị vật mũi ở trẻ em.

  • Cũng nên xem xét đến việc lạm dụng thuốc co mạch gây viêm mũi do thuốc.

Nguyên nhân nghẹt mũi thường xuyên

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.