Nghị định 155 năm 2023 về an toàn thực phẩm

Ngày 27/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2017/NĐ-CP về biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2018 - 2023. Theo đó, hàng hóa NK được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Thuộc Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

- Được NK từ Nhật Bản vào Việt Nam.

- Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.

- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV, theo quy định hiện hành của pháp luật.

Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam (kể cả hàng gia công) NK vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu VJ theo quy định hiện hành của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Ngày 12/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Theo đó, Nghị định 155 đã bãi bỏ một số văn bản, quy định thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

  • Bãi bỏ Điều 2 Chương I, Chương IV và Chương V của Nghị định 67/2016/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.
  • Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  • Bãi bỏ Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bãi bỏ Thông tư 16/2012/TT-BYT quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
  • Bãi bỏ Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30 quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
  • Bãi bỏ Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
  • Bãi bỏ Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bãi bỏ khoản 1, 3 Điều 14, khoản 1 Điều 15 Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng.

Xem thêm các quy định liên quan tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/11/2018.

- Thanh Lâm -

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Để được cấp giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm thì cần phải có những hồ sơ gì?

Nghị định 155 năm 2023 về an toàn thực phẩm

Sau gần 3 năm tạm ngưng, thì đến giữa tháng 6 năm 2020, Ủy ban nhân dân các Quận/Huyện đã tiến hành nhận hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh trên địa bàn. Vậy để được cấp giấy chứng nhận nêu trên, chủ cơ sở cần làm những gì?

Cơ sở pháp lý:

Khoản 1, Điều 36, Luật An toàn thực phẩm 2010

Khoản 3, Điều 4, Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Theo mẫu của UBND Quận/Huyện).

4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Thông tư 14/2013 của Bộ Y tế (Không yêu cầu thẻ xanh, phải lưu giữ cả bộ khám sức khỏe tại nơi kinh doanh).

5. Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ trên, Chủ cơ sở có thể đem hồ sơ đến nộp trực tiếp tại UBND Quận/Huyện. Tại đây, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì Chủ cơ sở sẽ được nhận một biên nhận và phiếu hẹn Thẩm định.

Sau khi thẩm định có kết quả đạt, Cơ sở sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo qui định.

Nếu có các thắc mắc về thủ tục, hồ sơ, hãy liên hệ ngay Khoa an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế Quận 1 để được hướng dẫn.

Số điện thoại: 028 38202614.