Mô hình thiếu sinh quân là gì

Hệ thống trường học FPT tại Đà Nẵng - Ảnh: FPT

Như đã đưa tin, ông Trương Gia Bình mong muốn sẽ nuôi đạy những trẻ em mồ côi sau Covid theo hướng mở trường nội trú. Điều này khiến nhiều người, ngay cả những người ủng hộ việc từ thiện của ông phân vân.

Chia sẻ trên trang Tuổi Trẻ, ông Trương Gia Bình cho hay:

“Chúng tôi thấy đây là việc nên làm và có thể làm. COVID-19 đang gây ra nhiều tang thương và xáo trộn cho hàng triệu người, hàng nghìn gia đình và cho cả đất nước. Và đau thương hơn nữa là hàng nghìn em nhỏ mất cha, mất mẹ”.

“FPT mong muốn tạo ra một môi trường để các em được học tập, rèn luyện, giúp đỡ các em trưởng thành, biến đau thương thành sức mạnh trở thành người có ích cho xã hội và chinh phục những đỉnh cao.

“Chúng tôi cam kết nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới, chi phí mỗi năm dự kiến 80 tỉ đồng. Sau 24 giờ kể từ khi lên ý tưởng, chúng tôi đang cấp tập bàn thảo cách thức triển khai, vận hành, chương trình giảng dạy… để có thể sớm đi vào hoạt động. Chúng tôi cam kết giúp các em học tập theo chương trình phổ thông, đại học FPT và học lên cao hơn nếu có nguyện vọng.

Trong quá trình đào tạo đó, chúng tôi muốn giúp các em phát huy mọi khả năng của mình. Nếu các em giỏi công nghệ thì đi theo con đường công nghệ, giỏi nghệ thuật đi theo con đường nghệ thuật, giỏi khoa học thì làm khoa học.

May mắn FPT có những người bạn lớn, học giả hàng đầu về khoa học, nghệ thuật bên cạnh công nghệ. Chúng tôi sẽ mời họ chung tay đào tạo các em”.

Mô hình thiếu sinh quân liệu có thích họp không, và có phải em nào cũng cần vào sống trong môi trường nộ trú hay không, rồi tạ sao lại chọn Đà Nẵng trong khi đa số trẻ em mồ côi ở tp. HCM và các tỉnh cực Nam của tổ quốc?

Dưới đây là ý kiến nhận được nhiều đồng thuận của nhà báo Huy Đức chia sẻ trên trang cá nhân của ông..

ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH VẪN NÊN CÂN NHẮC KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH

Vào thời điểm này, những nghĩa cử như của ông Trương Gia Bình là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên – càng ngày chúng ta càng thấy – muốn làm từ thiện thành công, rất cần, không chỉ tấm lòng mà còn phải rất chuyên nghiệp.

Trước hết, trong số 1.500 đứa trẻ mất cha, mất mẹ trong đại dịch này, không phải cháu nào cũng thiếu sự đùm bọc của gia đình; Các cháu còn ông, còn bà, còn chú, còn bác. Cũng có những trường hợp không phải thiếu tiền. Giúp các cháu không đơn giản là gom về một chỗ theo mô hình “thiếu sinh quân” như ông tính.

Một người có tiềm lực kinh tế và uy tín xã hội như ông Trương Gia Bình thì nên lập một quỹ giúp trẻ em mồ côi. Ưu tiên trước mắt là cho trẻ em mồ côi sau đại dịch.

Tùy vào từng trường hợp, cháu nào có người thân có thể cưu mang, nương tựa thì việc để các cháu lớn lên trong môi trường gia đình vẫn là tốt nhất. Trường hợp các cháu mất cha, mất mẹ mà vẫn còn có nhà, anh em có thể bảo nhau cũng không nên đưa vào các “trại mồ côi”. Trường hợp các cháu không còn nơi nương tựa, có thể tìm đến “trường thiếu sinh quân” của anh hoặc đến hàng trăm cơ sở nuôi dạy trẻ em mồ côi đang làm rất tốt ở khắp nhiều vùng trên cả nước.

Quỹ của anh Trương Gia Bình, có thể trợ cấp hàng tháng một khoản kinh phí để những đứa trẻ không nơi nương tựa có thể sống. Trợ cấp trực tiếp cho người đang chăm sóc các cháu hoặc thông qua các cơ sở nuôi dạy trẻ em mồ côi. Cấp học bổng các cấp học cho các cháu [trong vòng 20 năm như anh hứa].

Không nên gom các cháu về một trường của FPT. Tập trung các cháu cùng hoàn cảnh vào một nơi chỉ làm cho những mất mát hằn sâu hơn và khó quên hơn. Nhưng điều quan trọng nữa là hãy nâng đỡ những ước mơ, để các cháu được chọn các ngành học [ở các trường đại học khác] mà các cháu phát huy được nhiều khả năng nhất.

Không nên áp dụng mô hình thiếu sinh quân, “rèn luyện và kỷ luật” theo mô hình quân đội không phải với đứa trẻ nào cũng phù hợp. Ông Trương Gia Bình chắc chắn có rất nhiều bạn bè từng qua các trường thiếu sinh quân, nên tham vấn để biết tuổi thơ của họ có thật là hạnh phúc.

Admin 06/01/2022 0 Comments

Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng giải thích huy hiệu Trường Thiếu Sinh Quân do ông đề nghị. [Hình: Nguyễn Việt Linh/Người Việt]

SANTA ANA, California [NV] – “Nghe anh Ưng kể chuyện… ăn cắp cột đèn để làm cột cờ đi, thú vị lắm,” ông Lê Văn Sáng, cựu đại úy tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Quang Trung Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 ở Vũng Tàu, gợi ý với phóng viên nhật báo Người Việt.Bạn đang xem: Thiếu sinh quân là gì

Theo ông Sáng, Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa được thành lập từ thời Pháp thuộc với tên tiếng Pháp là “Ancient Enfant de Troupe” hay gọi tắt là “AET,” dành để giáo dục con cái của các chiến sĩ từ khi còn nhỏ trong môi trường quân đội. Sau khi tốt nghiệp, cựu thiếu sinh quân “AET” tham gia các quân trường khác của Quân Lực VNCH, tùy theo khả năng, để trở thành sĩ quan.

Bạn đang xem: Thiếu sinh quân là gì

Tại căn nhà mobile home trong khu California Mobile Home Park, ở Santa Ana, ông Nguyễn Văn Bình, con trai thứ nhì của cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng, chỉ huy trưởng Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, giới thiệu: “Ba tôi năm nay 101 tuổi. Hai thuộc cấp của ông, hôm nay ngoài anh Sáng, còn có anh Phạm Trọng Phúc sẽ cùng chia sẻ những kỷ niệm khi còn làm việc dưới quyền ông, trước ngày 30 Tháng Tư, 1975. Còn tôi là sĩ quan tốt nghiệp khóa 2 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Đà Lạt.”

Sau khi ông Phúc đến, mọi người cùng vào phòng khách để gặp vị chủ nhà là cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng. Ai nấu đều tay bắt mặt mừng. Đặc biệt là mọi người gọi nhau bằng “anh,” xưng “tôi.”


Quang cảnh sân cờ Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. [Hình: AET Trọng Nguyễn cung cấp]

Ông Phúc cho biết: “Sau khi ra trường Thiếu Sinh Quân, anh Ưng khuyến khích tôi học Trường Quân Y, nhưng chương trình học dài quá, tôi xin vào Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Sau hai năm, tôi tốt nghiệp và phục vụ quân chủng Hải Quân VNCH.”

“Tụi tôi ở trường đều gọi nhau bằng ‘anh’ vì ‘AET’ chúng tôi có truyền thống đó!” cựu đại tá giải thích thêm.

Sau đó, vị chủ nhà cho biết ông vượt biên đến Mỹ năm 1981.

“Tôi ở tù năm năm tại trại Hà Nam Ninh năm 1975. Ra trại năm 1981 là tôi kiếm đường vượt biên ngay. Tôi học khóa 1 Vũng Tàu. Khi quân đội Nhật đảo chánh, tôi vào miền Nam năm 1946, cùng thời với các ông Cao Văn Viên, Nguyễn Chánh Thi, Huỳnh Văn Tư…” cựu đại tá nói.

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, cho đến nay, ông cho biết dù tuổi đã cao nhưng không quên kỷ niệm cùng thuộc cấp đi “ăn cắp” cột đèn về trường để làm cột cờ.

“Năm 1966, tôi thấy cái cột cờ của Trường Thiếu Sinh Quân khi ấy sao nhỏ quá, trong lòng tôi nghĩ làm sao phải có cái cột cờ cao, uy nghi hơn cho xứng đáng với ba doanh trại của trường. Một hôm tôi đi vòng vòng xuống Xóm Vườn [Linh Sơn Cầu Tự], tôi thấy nhiều cột đèn xếp từng hàng. Không biết của ai nhưng thấy mê quá,” cựu Đại Tá Ưng kể.


Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng [giữa], ông Phạm Trọng Phúc [trái] và ông Lê Văn Sáng, hai sĩ quan thuộc cấp khi xưa. [Hình: Nguyễn Việt Linh/Người Việt]

“Tôi nghĩ việc này không sĩ quan nào làm nổi, vì ‘ăn trộm’ thỉ chỉ một lần. Mười giờ đêm, tôi đích thân chỉ huy anh em giở ba cột trong số cột được xếp ngay ngắn, đem lên xe. Đem về làm cột cờ!” cựu đại tá say sưa kể.

Xem thêm: Park Hae Jin Trốn Nghĩa Vụ Quân Sự ? Park Hae Jin Có Thực Sự Bị Trầm Cảm?

Ông Lê Văn Sáng đỡ lời: “Thật sự là các cột cờ của mình rất nhỏ, anh Ưng là người có ý tưởng thay thế. Anh nói rằng ba cột cờ tượng trưng cho ba miền: Nam, Trung, Bắc. Trường Thiếu Sinh Quân khi xưa ở nhiều nơi. Tôi được biết sau năm 1954, trường có tại Gia Định, Đà Lạt, Mỹ Tho, Ban Mê Thuột và Sông Mao. Năm 1956, trường các nơi tập trung về Vũng Tàu.”

Ông Phạm Trọng Phúc như hồi tưởng lại ngôi trường xưa, nói: “Tôi cũng nhớ rằng Trường Thiếu Sinh Quân nằm rải rác khắp nơi. Mãi đến năm 1954 tất cả mới dồn về Vũng Tàu. Doanh trại có ba dãy. Cột cờ mới cao 16 mét!”


Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng cùng các con. Từ trái, ông Nguyễn Văn Hiệp, ông Nguyễn Văn Thuận, bà Nguyễn Thị Liên, ông Ưng và ông Nguyễn Văn Bình tại tư gia ở Santa Ana. [Hình: Nguyễn Việt Linh/Người Việt]

Như chợt nhớ ra một chi tiết liên quan, cựu Đại Tá Ưng tiếp lời: “Hồi xưa nhà tôi ở Vũng Tàu, kế sát bên Trường Thiếu Sinh Quân. Nghe nói sau năm 1975, Võ Văn Kiệt ở đó, trên đường đi Bãi Dâu, sau Núi Lớn, gần Bạch Dinh.”

Một chi tiết khác không kém phần thú vị, ông Ưng là người thiết kế logo sau cùng của Trường Thiếu Sinh Quân, với ba ngôi sao, thanh kiếm và ba chữ Nhân-Trí-Dũng trên nền xanh nước biển.

“Ba ngôi sao là Bắc Đẩu, Sao Hôm, và Sao Mai tượng trưng cho sự sẵn sàng, lúc nào cũng có ba sao ấy trong bầu trời, tượng trưng cho thiếu sinh quân. Cây kiếm biểu hiệu sự chỉ huy. Nhân-Trí-Dũng là ba đức tính, có nghĩa thiếu sinh quân phải có lòng thương người, sự thông minh và can đảm,” cựu đại tá giải thích.

Ông nói đến những ngày tháng nắm quyền chỉ huy: “Tôi lúc nào cũng lo cho thiếu sinh quân từ chén cơm, từ trái trứng. Đâu phải dễ gì kiếm đâu ra được 1,500 trái trứng một ngày. Mình cứ xin theo hệ thống quân giai thì biết bao giờ mới có. Tôi liên lạc với các cố vấn Mỹ. Trước sau cũng có trứng, có sữa cho thiếu sinh quân.”

Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng lập gia đình và có mười người con. Hiện nay các người con ở gần ông gồm có ông Nguyễn Văn Thuận, 76 tuổi, tốt nghiệp khóa 16 Hải Quân VNCH; ông Nguyễn Văn Bình, 72 tuổi, tốt nghiệp khóa 2 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị; ông Nguyễn Văn Hiệp, 67 tuổi, tốt nghiệp khóa 29 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam; bà Nguyễn Thị Liên, 69 tuổi. Riêng ông Nguyễn Văn Trung, 62 tuổi, hiện ở Đức, từng theo học khóa 31 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, chưa hết khóa thì phải di tản.


Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng trong phần nghi lễ của Đại Hội Thứ 20 Tổng Hội Thiếu Sinh Quân Hải Ngoại. [Hình: AET Trọng Nguyễn cung cấp]

Các con trai và con gái đều cùng tâm sự ngưỡng mộ tài năng, đức độ và thanh liêm của thân phụ.

Ông Thuận, con trai trưởng, nhận xét: “Cha tôi là người liêm chính. Suốt đời ông lo cho thuộc cấp. Lo cho thiếu sinh quân ăn uống đầy đủ, an toàn.”

Ông Bình cho biết ông tham gia trận đánh Phước Long rồi sau bị đi tù chín năm: “Như anh tôi nói, cha tôi không phải loại người ‘xôi thịt.’ Tôi nhớ mẹ tôi muốn ba tôi can thiệp cho tôi về Sài Gòn. Ba tôi nói phải đại úy hay thiếu tá và có vợ con thì may ra, còn khi ấy thì cứ ráng đi xa, đời quân ngũ là thế, và tôi vẫn đi đơn vị xa nhà. Tôi thích thế.”

Bà Liên cho biết: “Dù là con gái, không biết chuyện lính tráng, nhưng thấy anh em thiếu sinh quân thương mến ba tôi, tôi vui lắm.”

Ông Hiệp cho rằng ông học được lòng nhẫn nại của cha. Điều này giúp ông sống vững vàng, từ khi vào Trường Võ Bị, cũng như khi bị đi tù.

Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng tuy đã 101 tuổi, ông vẫn còn tỏ ra đầy nghị lực và tình thương cho thiếu sinh quân và thuộc cấp.

“Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuối cùng thì bốn cha con tôi đoàn tụ trong nhà tù Cộng Sản. Sống vì anh em thiếu sinh quân, mai đây nếu qua thế giới khác, tôi vẫn là AET!” vị cựu đại tá già nói. [Nguyễn Việt Linh]

Bài viết liên quan

  • Đề tài nghiên cứu khoa học là gì
  • Xạ khuẩn là gì
  • Chimera là gì
  • Bên trong hố đen vũ trụ là gì
  • Nhiệt độ nóng chảy là gì
  • Bền vững là gì

    Chủ Đề