Tại sao vi khuẩn có khả năng sinh sản với tốc độ rất nhanh

Vì sao vi sinh vật phát triển rất nhanh

Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là

Để tổng hợp tinh bột, vi khuẩn và tảo cần hợp chất mở đầu là:

Ở vi sinh vật, lipit được tổng hợp bằng cách liên kết

Trong quá trình sinh tổng hợp, prôtêin được tổng hợp bằng cách

Ở vi sinh vật, các protein được phân giải thành các axit amin là nhờ enzim:

Dưới tác dụng của enzim nuleaza, axit nucleic sẽ được phân giải thành

Trong quá trình lên men etilic [lên men rượu], sản phẩm được tạo thành là

Hoạt động nào sau đây là ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật

Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình

Mục đích của việc cho thêm nấm men khi làm bánh bao là gì ?

Việc sản xuất tương chủ yếu dựa vào 2 loại enzim là

Vi sinh vật phân giải xenlulozo trong xác thực vật có vai trò

Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do

Nhận định nào KHÔNG ĐÚNG trong các nhận định sau?

Bản chất của quá tình lên men sữa chua là:

Điểm giống nhau của quá trình sản xuất rượu vang và bánh mì là:

Tần số của các cá thể AABBCC từ giao phối của hai cá thể AaBbCc sẽ là:

Kháng sinh KHÔNG có đặc tính nào sau đây:

Vì sao vi sinh có khả năng sinh sản và sinh trưởng nhanh

vì sao VSV có kích thước siêu nhỏ nhưng có khả năng sinh sản và sinh trưởng nhanh ?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tại sao vi khuẩn lại sinh trưởng và phát triển nhanh?

Các câu hỏi tương tự


  • Toán lớp 10
  • Ngữ văn lớp 10
  • Tiếng Anh lớp 10

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Vì sao tế bào vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi:Vì sao tế bào vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh?

Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính [asexual reproduction], không sinh sản hữu tính [có tái tổ hợp di truyền]. Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chia đôi [binary fission], hay trực phân. Trong quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo vách ngăn đôi tế bào mẹ. Quá trình sinh sản của vi khuẩn không phức tạp như tế bào nhân thực, trong điều kiện tốt nó có thể sinh sản theo cấp số nhân.

Kiến thức về Tế bào nhân sơ

I. Sinh vật nhân sơ là gì?

Sinh vật nhân sơ là sinh vật đơn bào là dạng sống sớm nhất và nguyên thủy nhất trên trái đất.Nhưđược tổ chức trong hệ thống ba miền, sinh vật nhân sơ bao gồm vi khuẩnvà cổ vật.Một số sinh vật nhân sơ, chẳng hạn như vi khuẩn lam, là những sinh vật quang hợpvà có khả năng quang hợp.

Nhiều sinh vật nhân sơ là những sinh vật sốngcựcđoanvà có thể sống và phát triển trong nhiều loại môi trường khắc nghiệt khác nhau bao gồm các miệng phun thủy nhiệt, suối nước nóng,đầm lầy,đất ngập nước và ruột của người vàđộng vật [Helicobacter pylori].

Vi khuẩn nhân sơ có thểđược tìm thấyở hầu hết mọi nơi và là một phần của hệvi sinh vật ở người.Chúng sống trênda của bạn, trong cơ thể bạn và trêncác đồ vật hàng ngàytrong môi trường của bạn.

II. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

- Chưa có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng, kép, trần.

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc

- Kích thước tế bào nhỏ

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào [màng sinh chất] trên thể tích của tế bào sẽ lớn. Tỉ lệ này thường được kí hiệu theo tiếng Anh là S/V, trong đó S là diện tích bề mặt tế bào, còn V là thể tích tế bào. Tỉ lệ s/v lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

- Tế bào nhân sơ không phức tạp nhưtế bào nhân thực.Chúng không cónhânthựcvìDNAkhông được chứa trong màng hoặc tách khỏi phần còn lại của tế bào, nhưngđược cuộn lại trong một vùng củatế bào chấtđược gọi là nucleoid.

- Sinh vật nhân sơ có hình dạng tế bào khác nhau.Hìnhdạng vi khuẩn phổ biếnnhấtlà hình cầu, hình que và hình xoắnốc.

III. Cấu tạo tế bào nhân sơ

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi

a] Thành tế bào

- Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican [cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn].

- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.

- Vi khuẩn được chia làm 2 loại:

+ Vi khuẩn Gram dương: có màu tím, thành dày.

+ Vi khuẩn Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng.

⟶Sự khác biệt này giúp chúng ta có thể sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.

b] Vỏ nhày [ở 1 số vi khuẩn]:

- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt

c] Lông và roi

- Lông [Nhung mao]: Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ

- Roi [tiên mao]: Giúp vi khuẩn di chuyển

2. Tế bào chất

Gồm 2 thành phần chính:

- Bào tương [dạng keo bán lỏng]: không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bọc.

- Ribôxôm [cấu tạo từ prôtêin và rARN]: không có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp prôtêin.

3. Vùng nhân

- Không có màng bao bọc

- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng.

- Một số vi khuẩn có plasmit [là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn] nhưng không phải vật chất di truyền.

IV. Phân loại vi khuẩn

Dựa vào cấu tạo thành tế bào người ta chia thành 2 loại vi khuẩn

- Vi khuẩn gram+ [Thành tế bào dày, có màu tím khi nhuộm]

- Vi khuẩn gram- [Thành tế bào mỏng, có màu đỏ khi nhuộm]

Dùng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Vượng - Bác sĩ Xét nghiệm vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nghiên cứu sự hình thành và sinh sản của vi khuẩn giúp ích rất nhiều cho các ứng dụng như sản xuất thuốc kháng sinh, bào chế vắc-xin phòng các bệnh lây nhiễm,...

Vi khuẩn [tên tiếng Anh là bacterium, số nhiều là bacteria]. Đây là một nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi và thường có cấu trúc tế bào đơn giản, không có nhân, bộ khung tế bào hay các bào quan.

Vi khuẩn có nhiều dạng nhưng có thể xếp vào 3 loại cơ bản: Hình cầu [gọi là cầu khuẩn], hình thẳng [gọi là trực khuẩn] và hình cong [gồm phẩy khuẩn - hình cong ngắn, xoắn khuẩn - có nhiều vòng xoắn]. Kích thước vi khuẩn thay đổi tùy theo loại hình và trong một loại hình, kích thước vi khuẩn cũng có sự khác biệt. Đơn vị đo kích thước vi khuẩn là micromet [1 micromet = 1/1000 milimet]. Phần lớn các vi khuẩn có kích thước là 1 micromet.

Vi khuẩn là nhóm có sự hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng có mặt ở khắp nơi: Trong đất, nước, suối nước nóng, chất thải phóng xạ và ở dạng cộng sinh, ký sinh với các sinh vật khác, thậm chí ở trong tàu không gian có người lái.

Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong tái chế chất dinh dưỡng như: Cố định nitơ từ khí quyển và gây thối rữa các sinh vật khác, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống. Bên cạnh đó, vi khuẩn cùng nấm men, nấm mốc cũng được sử dụng để chế biến thực phẩm lên men như: Sữa chua, phô mai, dưa cà muối, giấm, rượu,...

Tuy nhiên, có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho con người và động, thực vật, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người và hoạt động sản xuất. Và với sự phát triển của y học hiện đại, con người đã tìm ra các biện pháp kiểm soát được tác hại của vi khuẩn như bào chế vắc-xin phòng bệnh, sử dụng thuốc kháng sinh,...

Vi khuẩn có thể gây bệnh cho cả người và động vật

Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính, không sinh sản hữu tính. Cụ thể hơn, vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách chia đôi, hay trực phân. Trong quá trình trực phân, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo ra vách ngăn để trực tiếp ngăn đôi tế bào mẹ. Tốc độ phân chia tùy từng loại vi khuẩn. Cụ thể, vi khuẩn lao có tốc độ nhân lên chậm là 18 giờ/lần; các vi khuẩn tốc độ phân chia trung bình là 20 - 30 phút/lần; vi khuẩn tả có tốc độ phân chia nhanh là 5 - 7 phút/lần.

Tuy nhiên, dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền [còn gọi là đột biến] vẫn xảy ra trong các tế bào vi khuẩn thông qua các hoạt động tái tổ hợp di truyền. Cuối cùng, vi khuẩn có được một tổ hợp các tính trạng từ 2 tế bào mẹ.

Các kiểu tái tổ hợp di truyền gồm: Biến nạp, tải nạp và giao nạp:

  • Biến nạp: chuyển DNA trần từ 1 tế bào vi khuẩn sang tế bào khác thông qua môi trường lỏng bên ngoài;
  • Tải nạp: Chuyển DNA của vi khuẩn, virus từ một tế bào sang tế bào khác thông qua thể thực khuẩn;
  • Giao nạp: Chuyển DNA từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác thông qua cấu trúc protein được gọi là pilus [lông giới tính].

Sau khi nhận được DNA từ một trong 3 cách trên, vi khuẩn sẽ tiến hành phân chia và truyền bộ gen tái tổ hợp cho thế hệ sau.

Mỗi loại vi khuẩn có tốc độ sản sinh khác nhau

  • Cấu trúc plasmid của vi khuẩn: Ở vi khuẩn cấu trúc plasmid là phân tử ADN vòng, nhỏ, không mang hệ gen chính của bộ gen, mang những gen cực kỳ quan trọng của vi khuẩn. Plasmid có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y - sinh - nông - dược và môi trường.

Chúng là chủ nhân chứa các gen sản xuất kháng sinh; là chủ nhân của gen sản xuất các sản phẩm kháng lại kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh; đồng thời là chủ nhân chứa một số gen sản xuất độc tố và các protein tăng cường độc lực cho vi khuẩn. Rất nhiều plasmid là loại có lợi như plasmid trong vi khuẩn ở nốt sần của cây họ đậu tạo cho vi khuẩn thu nhận nitơ để sản xuất protein.

Ngoài ra, plasmid còn có nhiều loại chứa gen sản xuất kháng sinh, được tận dụng để sản xuất kháng sinh chữa bệnh cho người và động vật. Số khác có chứa gen sản xuất các loại men đặc biệt, giúp phân giải các hợp chất hữu cơ độc, hóa chất, chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, chất sát trùng,... góp phần bảo vệ môi trường.

  • Sự phát triển của vi khuẩn: Gồm 4 giai đoạn: Thích ứng, tăng mạnh, tối đa và suy tàn. Về ứng dụng, khi vi khuẩn xâm nhập gây hại thì cần can thiệp sớm, ngay trong giai đoạn vi khuẩn đang thích ứng với môi trường, chưa sinh sản [ví dụ băng bó, xử lý sớm vết thương trong 5 - 6 giờ đầu để tránh nhiễm trùng]. Còn nếu muốn nghiên cứu những tính chất điển hình của vi khuẩn thì cần lấy vi khuẩn nuôi ở giai đoạn tăng mạnh. Trong trường hợp muốn thu nhiều vi khuẩn để làm vắc-xin và kháng nguyên, nên lấy ở giai đoạn tối đa.

Vi khuẩn gồm vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hại. Con người cần khai thác những lợi ích của vi khuẩn mang lại và kiểm soát các tác hại của vi khuẩn để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề