Các tiêu chuẩn cần có của người kỹ sư là gì

Sẽ có không ít thắc mắc rằng vì sao cùng là tốt nghiệp đại học, người được gọi kỹ sư, người lại chỉ được gọi cử nhân? Cùng JobsGO tìm hiểu kỹ sư là làm gì cùng các kiến thức liên trong nghề ngay bây giờ nhé!

Kỹ sư là làm gì?

Để giải thích kỹ sư là làm gì, chúng ta có thể bắt đầu từ tên gọi của nó. Kỹ ở đây được biết chính là kỹ thuật, nghiệp vụ; “sư” tức là thầy. Như vậy, “kỹ sư” là cách gọi của bậc thầy kỹ thuật, chỉ những người lao động có chuyên môn cao. Khác với cử nhân, ngay trong tên gọi, kỹ sư đã nói lên sự khác biệt. Nếu cử nhân chỉ là tên gọi gói chung của những sinh viên đã hoàn thành chương trình đại học. Thì kỹ sư lại “vạch rõ” quy định là người tốt nghiệp ở khối ngành kỹ thuật. Họ phải được đào tạo bài bản và có khả năng vận dụng kiến thức vào công việc liên quan. CV xin việc kỹ sư ngoài bằng cấp chuyên môn còn cần có kinh nghiệm thực tế trong đúng lĩnh vực ngành nghề.

Kỹ sư làm việc gì? Công việc của người kỹ sư trong các lĩnh vực là hoàn toàn khác nhau. Song thông thường, họ đều có chung nhiệm vụ là áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất hoặc trực tiếp nghiên cứu sản xuất các loại máy móc điện tử, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Kỹ sư chính là những người lên ý tưởng, thiết kế và thi công các loại mẫu thử, đảm bảo nhiệm vụ được giao, tiết kiệm tối đa các nguồn tài nguyên đầu và như nguyên vật liệu, chi phí, thời gian,… Từ những đóng góp kỹ thuật to lớn này, kỹ sư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cải thiện đời sống con người. Sự phát triển của họ chính là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội.

👉 Xem thêm: Kỹ sư hạ tầng – Việc làm “hot” với nhu cầu tuyển dụng cao

Trường đào tạo và môi trường làm việc của kỹ sư

Trường đào tạo và môi trường làm việc của kỹ sư

Chương trình đào tạo kỹ sư thường rơi vào khoảng từ 4-5 năm. Nội dung học tập sẽ xoay quanh các môn kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, kỹ thuật ô tô, xây dựng,.. tuỳ vào chuyên ngành. Ở các hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao, bạn có thể sẽ được tiếp cận thêm nhiều bộ môn đặc biệt như ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật công nghiệp,… Yêu cầu đầu vào của hệ cử nhân đại học các chuyên ngành kỹ sư thường ở mức điểm từ 22-26 điểm, các tổ hợp xét tuyển phổ biến là A00, A01, A07, D,…

Tại Việt Nam, một số trường đào tạo kỹ sư hàng đầu có thể kể đến là trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học xây dựng, đại học Công nghiệp và đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kỹ sư làm việc ở đâu? Cử nhân tốt nghiệp các hệ đào tạo kỹ sư có thể làm việc tại rất nhiều đơn vị như doanh nghiệp sản xuất, sở nghiên cứu, viện chế tạo máy, viện hóa sinh,… Cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài cũng luôn rộng mở với những sinh viên tài năng và có ngoại ngữ tốt.

👉 Xem thêm: Kỹ sư nông nghiệp là gì? Tổng hợp những thông tin hữu ích cho bạn

Top 4 ngành kỹ sư hấp dẫn nhất hiện nay

Như đã nói, kỹ sư là một mảnh đất rất rộng. Vậy, kỹ sư ngành nào thì HOT? Kỹ sư mới ra trường nên làm gì? Để có thể tham khảo và lựa chọn ra lĩnh vực phù hợp nhất với mình, JobsGO xin gợi ý đến bạn Top 4 chuyên ngành hấp dẫn nhất dưới đây:

Kỹ sư cơ khí

Khó có chuyên ngành kỹ sư nào hấp dẫn như nghề cơ khí. Đây chính là ngành kỹ sư lâu đời nhất và có tính ứng dụng cao nhất hiện nay. Khi học ngành này, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về chế tạo máy. Với những ai yêu thích công việc sáng chế máy móc hay đơn giản chỉ muốn tạo bước đệm cho các nhánh kỹ sư khác thì đây sẽ là lựa chọn không thể tốt hơn.

Kỹ sư phần mềm

Top 4 ngành kỹ sư hấp dẫn nhất hiện nay

Cuộc cách mạng 4.0 đã tạo điều kiện cho công nghệ số ngày một phát triển. Và tất nhiên, để đón đầu thời cuộc thì kỹ sư phần mềm tiếp tục trở thành lựa chọn vô cùng sáng suốt. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên các nhóm ngành công nghệ thông tin đã, đang và sẽ ngày một tăng lên, kéo theo thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

Kỹ sư y sinh

Nền công nghệ sinh học luôn là trải nghiệm vô cùng thú vị cho những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực y tế nhưng lại không muốn theo đuổi giấc mơ bác sĩ. Ở lĩnh vực kỹ sư này, bạn sẽ được vận dụng toàn bộ các kiến thức toán, hóa, sinh, tạo nên các dụng cụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục bệnh.

Kỹ sư xây dựng

Dù không còn mới nhưng ngành kỹ sư xây dựng vẫn luôn minh chứng được sức hấp dẫn của mình nhờ lượng cầu cao trong khi cung còn hạn chế. Nếu những kiến trúc đẹp say lòng người là điều làm mê hoặc bạn thì đây sẽ là công việc phù hợp nhất. Tuy nhiên, do tính chất công việc thường xuyên phải đi xa và phải làm việc ngoài trời nên hãy cân nhắc đến cả vấn đề sức khoẻ trước khi theo đuổi lĩnh vực này nhé!

👉 Xem thêm: Kỹ sư cơ khí: Những thông tin người theo nghề không nên bỏ lỡ

Kỹ sư là làm gì? Học ở đâu? Lĩnh vực kỹ sư nào đang HOT nhất? Hẳn là bạn đã có được đáp án đầy đủ sau khi dõi theo bài viết này. Chúc bạn có được lựa chọn sáng suốt và cũng đừng quên tiếp tục dõi theo jobsgo.vn để được giải đáp thêm nhiều băn khoăn khác nhé.

Kinh doanh ngày nay đặc biệt chú trọng vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm. Có sản phẩm chất lượng sẽ mang lại thành công cho công ty về nhiều mặt, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì thế vai trò của Kỹ sư đảm bảo chất lượng trong công ty rất quan trọng. 

Công việc chính của Kỹ sư đảm bảo chất lượng [QA] là thiết lập và xây dựng các quy trình liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. Họ chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Trong bài viết này HRchannels sẽ chia sẻ với bạn đọc những tố chất cần thiết để trở thành Kỹ sư đảm bảo chất lượng giỏi.

1. Có kiến thức chuyên môn vững

Trước tiên bạn cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công ty đang kinh doanh để trở thành Kỹ sư đảm bảo chất lượng giỏi. Ví dụ như: Kỹ sư đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực phần mềm thì phải có kiến thức căn bản về code, lập trình... Có thể thấy rằng các ngành học ứng với mỗi lĩnh vực khác nhau đều cần QA-QC. Vì vậy dù bạn học ngành nào đều có cơ hội trở thành Kỹ sư đảm bảo chất lượng. Quan trọng là bạn không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và có tính chuẩn xác cao.

Ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cũng nên trang bị thêm kiến thức liên quan đến các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO, TQM, Q-Base… Bạn cũng có thể tham gia các khóa học QA chuyên nghiệp để lấy các chứng chỉ, chứng nhận khi làm việc trong lĩnh vực QA / QC.

2. Biết đặt câu hỏi đúng lúc

Trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng không có hai dự án hay sản phẩm giống nhau. Vì vậy cho dù bạn có bao nhiêu kinh nghiệm từ các dự án trước đó thì bạn vẫn cần phải bắt đầu lại từ đầu khi tiến hành nghiên cứu các dự án, sản phẩm mới. 

Đặt câu hỏi đúng lúc để xác định tất cả các trường hợp có thể xảy ra sẽ giúp Kỹ sư đảm bảo chất lượng giảm thiểu các rủi ro và sai sót trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, dự án. 

Đặc biệt nếu bạn hiện giữ vai trò quản lý, các quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thì đặt câu hỏi đúng để biết khi nào cần mở rộng hay đi sâu vào chi tiết càng quan trọng hơn. Vì đây là một kỹ năng giao tiếp căn bản của người giữ vai trò quản lý.


>>>> Xem thêm: Cẩm nang vượt qua vòng phỏng vấn kỹ sư đảm bảo chất lượng

3. Biết lắng nghe đúng cách

Mọi người đều thích nói chuyện và mong muốn người khác nghe họ nói. Thậm chí là đưa ra giải pháp khi người khác chưa nói xong quan điểm của họ. Đây không phải là một hành động xấu nhưng đôi khi không phù hợp.

Lắng nghe là một kỹ năng không phải ai cũng có. Ở đây không chỉ là nghe mà không ngắt lời người khác mà là thực sự nghe và hiểu những gì người khác đang nói. Các Kỹ sư đảm bảo chất lượng có kỹ thuật chuyên sâu kết hợp với kỹ năng nghe hiệu quả sẽ có khả năng phát hiện các sai sót và rủi ro khi nghe người khác mô tả tình huống và biện pháp của họ. Một Kỹ sư đảm bảo chất lượng biết lắng nghe đúng cách thực sự là một chuyên gia kiểm tra chất lượng giỏi nhất.

4. Tập trung vào những điều mà chủ doanh nghiệp quan tâm

Chủ doanh nghiệp luôn muốn biết hiệu quả hoạt động kinh doanh đang tiến triển ra sao, các nỗ lực quản lý chất lượng sản phẩm có đạt kết quả như kỳ vọng hay không. Vì thế tại các cuộc họp báo cáo kết quả quản lý chất lượng với bộ phận QA, người quản lý doanh nghiệp không muốn nghe về các con số thống kê lỗi được phát hiện hay là phần trăm đáp ứng yêu cầu chất lượng. Những gì họ muốn nghe là các thông tin liên quan đến hiệu quả kinh doanh, các rủi ro có thể xảy ra, tiến độ sản xuất…Làm được như vậy Kỹ sư đảm bảo chất lượng sẽ khiến người quản lý hiểu được những gì họ nói và công nhận nỗ lực của họ và bộ phận QA.

5. Giao tiếp hiệu quả với các bộ phận có liên quan

Bất kỳ môi trường làm việc nào cũng đều đề cao mối quan hệ hợp tác giữa các nhóm, bộ phận có liên quan và trong nội bộ nhóm. Trong vai trò công việc của một Kỹ sư đảm bảo chất lượng, bạn sẽ phải tương tác làm việc với bộ phận sản xuất, bộ phận nghiên cứu – phát triển và với các thành viên trong bộ phận QA. Vì vậy để thúc đẩy hiệu quả công việc bạn nên linh hoạt, hòa đồng trong mối quan hệ giao tiếp với các thành viên khác. Bạn có thể phát triển mối quan hệ tương tác với các thành viên khác thông qua các cuộc gặp mặt trực tiếp, các cuộc họp ngắn, trò chuyện qua video hay là trò chuyện nhóm để chia sẻ thông tin và tương tác ngay lập tức với mọi người.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của Kỹ sư đảm bảo chất lượng [QA Engineer]

6. Giữ vững lập trường và nâng cao kỹ năng đàm phán

Thực tế cho thấy bộ phận kinh doanh thường vô tình tạo ra những áp lực về thời gian hoàn thành, chức năng tốt hơn, mới hơn,… đối với Kỹ sư đảm bảo chất lượng, nhằm đáp ứng những yêu cầu không bao giờ có hồi kết của khách hàng. Trong khi bộ phận kinh doanh không hiểu rõ rằng mỗi quy trình đều tốn một khoảng thời gian nhất định mới đạt chất lượng như mong đợi. Nếu xảy ra chậm trễ thì ngay lập tức mọi lỗi lầm đều do Kỹ sư đảm bảo chất lượng gánh vác. Trong những trường hợp như vậy, đòi hỏi Kỹ sư đảm bảo chất lượng phải có lập trường vững vàng và biết cách đàm phán để tìm được tiếng nói chung giữa các bên liên quan.

7. Quản lý thời gian hiệu quả

Kỹ sư đảm bảo chất lượng thường phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy sắp xếp, tổ chức và lên kế hoạch thực hiện rõ ràng sẽ giúp họ tận dụng tối đa thời gian có được. Đồng thời, quản lý thời gian hiệu quả cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn, tránh trường hợp bỏ sót các công việc cần làm khác.

8. Tin tưởng vào phán đoán và trực giác của bạn

Cho dù bạn có kỹ thuật và kỹ năng vô cùng tốt đi nữa thì trong một số trường hợp bạn vẫn phải ra quyết định dựa trên phán đoán và trực giác của bản thân. Có thể nói rằng, đôi khi không có gì có thể thay thế được trực giác của người làm công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, vì điều này gắn liền với những kinh nghiệm họ tích lũy trong nhiều năm làm nghề.

Khi mà chất lượng sản phẩm ngày càng được đề cao trong hoạt động kinh doanh thì vai trò của Kỹ sư đảm bảo chất lượng cùng ngày càng được coi trọng hơn. Để trở thành một Kỹ sư đảm bảo chất lượng chuyên nghiệp, bạn cần trau dồi, rèn luyện bản thân các tố chất trên đây để có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bạn có thể truy cập vào hrchannels.com để nhanh tay nắm lấy cơ hội việc làm QA – QC phù hợp.

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


Video liên quan

Chủ Đề