Bảo hiểm y tế khác bảo hiểm xã hội như thế nào

Đóng tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế hàng tháng nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề này và thắc mắc bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không?

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều hoạt động theo tiêu chí không vì lợi nhuận mà là một chính sách xã hội. Cả 2 đều có mục đích chung là mọi người sống trong cùng một xã hội có thể cùng san sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn khi khó khăn.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo điều 3, luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau: “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng quyền lợi về trợ cấp khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất.

Bảo hiểm y tế là gì?

Theo điều 2, luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế được định nghĩa là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Dựa vào định nghĩa của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, ta có thể nhận định rằng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là 2 phạm trù khác nhau. Mặc dù chúng có sự liên quan và tương trợ nhưng bảo hiểm xã hội không bao gồm bảo hiểm y tế.

Tham khảo ngay: Luật Bảo hiểm y tế - Những điều bạn cần nắm vững

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!

Đăng ký ngay

Bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không?

Sự khác nhau của bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế?

Sự khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế đó là phương thức thanh toán. Cụ thể:

  • Bảo hiểm y tế: Khi người tham gia bảo hiểm khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con sẽ được BHYT thanh toán hoặc giảm trừ ngay các khoản tiền viện phí, tiền thuốc tại bệnh viện mà không cần phải làm hồ sơ và mất thời gian.
  • Bảo hiểm xã hội: Khi người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất… thì người lao động cần làm hồ sơ và nộp cho công ty để công ty hoàn tất thủ tục và gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau một thời gian, người lao động mới nhận được khoản tiền trợ cấp từ bảo hiểm xã hội.

Xem ngay: Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bảo hiểm y tế

Giải đáp thắc mắc về việc tham gia BHYT và BHXH 

Rất nhiều người lao động thắc mắc rằng, chỉ đóng BHXH mà không đóng BHYT được không? hoặc chỉ đóng BHYT không đóng BHXH có được không?

Liên quan đến vấn đề này, TheBank xin được trả lời như sau:

Theo điểm a, khoản 1, điều 12 Luật BHYT 2014 sửa đổi bổ sung Luật BHYT 2008 quy định về đối tượng tham gia BHYT bắt buộc người lao động đi làm có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hay hợp động lao động không xác định thời hạn thì thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

Theo như điểm a, b, khoản 1, điều 2 Luật BHXH 2014 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì người lao động nếu có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, đối với thời điểm trước ngày 1/1/2018 thì thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó người lao động và doanh nghiệp không thể chỉ tham gia BHYT mà không tham gia BHXH bắt buộc.

Như vậy, người lao động không thể chỉ tham gia 1 loại hình bảo hiểm mà bắt buộc phải tham gia 2 loại hình bảo hiểm vì việc thu BHXH và BHYT sẽ diễn ra cùng một lúc.

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!

Đăng ký ngay

Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn cách tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế

Mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mới nhất

Mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mới nhất

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế mới nhất đang được triển khai như sau:

Các khoản trích theo lương Tỷ lệ trích vào doanh nghiệp Tỷ lệ trích vào lương người lao động Tổng cộng
1.BHXH 17.5% 8% 25,5%
2.BHYT 3% 1.5% 4.5%
3.BHTN 1% 1% 2%
Tổng cộng 21.5% 10.5% 32%

Bảng tỷ lệ các khoản trích đóng bảo hiểm mới nhất 

Cụ thể quỹ BHXH được phân bổ cho người lao động và doanh nghiệp như sau :

  • Với doanh nghiệp phải đóng 17.5% [ trong đó 3% là quỹ ốm đau và thai sản, 0.5% là quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% là quỹ hưu trí và tử tuất].
  • Người lao động phải đóng 8% [ 8% này là đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất].

Xem ngay:

Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp những nội dung liên quan đến bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Qua bài viết chúng ta thấy được lợi ích của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là quá rõ ràng. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống.

Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!

Đăng ký ngay

Bởi ebh.vn - 15/04/2020

Các thông tin tổng quan về Bảo hiểm xã hội là kiến thức vô cùng quan trọng đối với lao động và người sử dụng lao động. Tham gia Bảo hiểm xã hội [BHXH] là trách nhiệm và là quyền lợi của cả doanh nghiệp và lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được đầy đủ thông tin để nắm được các chính sách, quy định và chế độ được hưởng. Vì vậy, bài viết dưới Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng nhất để các nhóm đối tượng hiểu rõ hơn về BHXH.

Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành mới nhất

I. Bảo hiểm xã hội và những khái niệm cơ bản

Trước hết, bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản, tổng quan về Bảo hiểm xã hội, các khái niệm thường sử dụng về Bảo hiểm xã hội, bao gồm:

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Khái niệm về Bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo hoặc thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho những đối tượng tham gia BHXH khi họ khi bị ảnh hưởng về thu nhập do các nguyên nhân như: Tai nạn lao động, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thai sản, về hưu, tử tuất. 

Các phần bù đắp thu nhập này được xây dựng dựa trên cơ sở quỹ Bảo hiểm xã hội do những người tham gia đóng góp. Cụ thể, Bảo hiểm xã hội được hiểu đơn giản là rút một phần thu nhập của các đối tượng tham gia theo tháng để góp vào quỹ chung, dùng để chi trả khi có trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập.

2. Nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội

Các nguyên tắc chủ yếu được áp dụng trong Bảo hiểm xã hội như sau:

  • Mức hưởng các chế độ của Bảo hiểm xã hội được tính cơ sở mức đóng, thời gian tham gia và căn cứ vào số lượng người tham gia BHXH bắt buộc.

  • Mức đóng Bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào tiền lương của người lao động theo tháng, phụ thuộc vào từng thời điểm và xem xét dựa trên cơ sở các chỉ số phát triển kinh tế theo từng giai đoạn.

  • Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, công khai và minh bạch, sử dụng đúng với mục đích và có sự phân định rõ ràng theo từng chế độ và đối với từng đối tượng tham gia.

  • Việc áp dụng các chế độ Bảo hiểm xã hội phải dễ dàng, đơn giản và rõ ràng, đảm bảo kịp thời và đầy đủ các quyền lợi của người tham gia BHXH.

3. Sổ Bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ BHXH được coi là căn cứ và phương tiện lưu trữ lại các thông tin và quá trình đóng Bảo hiểm của người tham gia BHXH. Đây là căn cứ để tính toán và giải quyết các chế độ của người tham gia. Các thông tin quan trọng bao gồm: Thông tin cá nhân, thời gian tham gia BHXH, mức đóng BHXH, nơi làm việc, công tác và đóng BHXH.

Sổ Bảo hiểm xã hội để lưu trữ thông tin, quá trình tham gia và hưởng BHXH.

Theo quy định của Pháp luật, mỗi người sẽ chỉ có một sổ bảo hiểm duy nhất để thể hiện các thông tin nhất quán và chính xác. Trên sổ sẽ có mã số BHXH, đây là mã định danh ghi nhận quá trình tham gia BHXH, các chế độ và chính sách được hưởng. Đồng thời mã này dùng để Cơ quan BHXH quản lý các đối tượng tham gia.

II. Bảo hiểm xã hội có những loại nào?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH bắt buộc là loại bảo hiểm mà người sử dụng lao động và người lao động bắt buộc phải đóng theo quy định của Nhà nước. Tỷ lệ đóng của hai đối tượng này được phân chia theo Luật và thông thường người sử dụng lao động sẽ đóng nhiều hơn.

BHXH bắt buộc áp dụng cho đối tượng và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: 

  1. Chế độ ốm đau.

  2. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

  3. Chế độ thai sản.

  4. Chế độ hưu trí.

  5. Chế độ tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện là hình thức tham gia Bảo hiểm xã hội tùy thuộc vào mỗi cá nhân, đối tượng có thể lựa chọn tham gia hoặc không tùy thuộc vào khả năng và điều kiện thu nhập. BHXH tự nguyện có nhiều mức đóng khác nhau để mọi người có thể tùy ý tham gia.

Dựa vào các mức đóng đó,chế độ hưởng cũng sẽ được chi trả khác nhau. BHXH tự nguyện gồm có hai chế độ cơ bản là hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, cuối năm 2019, Bộ Lao động - Thương Binh & Xã hội đã trình Chính phủ Đề xuất bổ sung 3 gói BHXH tự nguyện đối với 3 chế độ: thai sản, ốm đau, trợ cấp gia đình/trẻ em. Mục đích của đề xuất này nhằm “kích cầu” các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

III. Các chế độ Bảo hiểm xã hội

Các chế độ Bảo hiểm xã hội đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay gồm có các chế độ chính:

  1. Chế độ ốm đau.

  2. Chế độ thai sản.

  3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

  4. Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp.

  5. Chế độ hưu trí.

  6. Chế độ Bảo hiểm y tế.

  7. Chế độ tử tuất.

IV. Phân biệt Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế được định nghĩa là hình thức Bảo hiểm bắt buộc với các đối tượng nằm trong quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Mục đích của Bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các đối tượng tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám, chữa bệnh.

Vậy BHXH có bao gồm BHYT không? Hai loại bảo hiểm này mặc dù có điểm tương đồng nhưng xét về bản chất là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt. Phân biệt giữa BHXH và BHYT:

  • Bảo hiểm xã hội: Áp dụng khi người tham gia bị ảnh hưởng hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn, thai sản, hưu trí,... Đối tượng tham gia sẽ làm hồ sơ để nộp theo đúng quy định và sẽ được chi trả theo chế độ được hưởng tương ứng.

  • Bảo hiểm y tế: Áp dụng khi người tham gia thực hiện khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo quy định. Trong đó, đối tượng sử dụng BHYT sẽ được thanh toán toàn bộ hoặc giảm trừ các chi phí khám, chữa bệnh ngay tại thời điểm đó mà không cần phải làm thủ tục hồ sơ như với BHXH.

V. Tổng quan về bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội một lần là gì và áp dụng ra sao, tính hưởng như thế nào? Dưới đây là tổng quan về Bảo hiểm xã hội một lần. 

1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội một lần được hiểu là chế độ mà người tham gia BHXH được hưởng sau khi đã đóng BHXH đủ thời gian quy định. Vì một số lý do khác nhau mà đối tượng tham gia muốn được hưởng chế độ BHXH một lần.

Chế độ bảo hiểm xã hội một lần là gì? điều kiện hưởng chi tiết

2. Điều kiện hưởng BHXH một lần

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 60 của Luật BHXH năm 2014, điều kiện hưởng BHXH một lần:

  • Đủ độ tuổi hưởng lương hưu theo quy định, thời gian tham gia BHXH chưa đủ 20 năm.

  • Đối tượng sau thời gian nghỉ việc 1 năm, tổng thời gian tham gia BHXH chưa đủ 20 năm và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH một lần.

  • Đối tượng mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng: Ung thư, xơ gan cổ chướng, bại liệt, phong, lao, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và cần có người chăm sóc, trợ giúp. Các bệnh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tối thiểu là 81% và không thể tự sinh hoạt bình thường [Quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT].

3. Mức hưởng BHXH một lần

Căn cứ vào Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH một lần sẽ bằng:

  • 1.5 lần mức bình quân tiền lương tham gia BHXH theo tháng đối với khoảng thời gian trước năm 2014.

  • 2 lần mức bình quân tiền lương tham gia BHXH theo tháng đối với khoảng thời gian từ năm 2014 trở đi.

Lưu ý: Nếu người tham gia chưa đóng BHXH đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần sẽ bằng 2 tháng tiền lương bình quân. Công thức cụ thể để tính tổng mức hưởng BHXH một lần được tính như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = [1.5 x TLTB x Thời gian đóng BHXH trước 2014] + [2 x TLTB x Thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi]. 

Trong đó: TLTB là mức tiền lương bình quân theo tháng đóng BHXH.

Trên đây là các thông tin tổng quan về Bảo hiểm xã hội, bao gồm những thông tin cơ bản và quan trọng cần nắm vững. Doanh nghiệp và người lao động, các tổ chức và đối tượng khác tham gia bảo hiểm xã hội có thể tham khảo các thông tin này để hiểu rõ hơn và biết được những chính sách, quyền lợi do BHXH mang lại.

TIN LIÊN QUAN >> Tổng quan về Bảo hiểm xã hội và các chế độ BHXH tại Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề