Ném đẩy trong điền kinh là gì

Điền kinh là môn thể thao lâu đời và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Với các nội dung thi đấu phong phú đa dạng, môn điền kinh chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình thi đấu của Đại hội thể thao Olympic quốc tế. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý kĩ thuật của các môn điền kinh.

Để được tư vấn về vấn đề nêu trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Pháp luật [24/7]: 1900 6198

Phụ lục bài viết

  • 1 Tìm hiểu về lịch sử môn điền kinh
  • 2 Bộ môn điền kinh tiếng anh là gì?
  • 3 Môn điền kinh bao gồm những bộ môn nào?
  • 4 Tổng quát về nguyên lý kỹ thuật các môn điền kinh
  • 5 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Môn điền kinh là môn thể thao đã diễn ra từ lâu đời và phổ biến khá rộng rãi. Theo liên đoàn điền kinh Việt Nam, bao gồm nhiều môn thể thao như ném đĩa, ném lao, nhảy xa, nhảy cao, chạy bộ, đẩy tạ. Ngoài các cuộc đua tiếp sức thì các bộ môn còn lại chủ yếu là môn thể thao cá nhân. Thi đấu điền kinh được ghi nhận tổ chức vào thời cổ đại Hy Lạp, khoảng năm 776 TCN. Năm 1896,thi đấu điền kinh được đưa vào Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên, trở thành một  trong những cuộc thi quan trọng nhất tại Olympic. Thời gian đầu bộ môn này chỉ dành cho nam giới. Tuy nhiên,tại Thế vận hội Olympic 1928 đã ghi nhận sự xuất hiện của các môn điền kinh nữ.

Hơn nữa, vào năm 1952 thi quốc tế tổ chức cho các vận động viên điền kinh khuyết tật về thể chất [không điếc] đã diễn ra với giải thể thao quốc tế Stoke Mandeville Games. Nó được tổ chức cho các cựu chiến binh tham chiến tại Thế Chiến II. Lúc đó giải này chỉ dành cho các vận động viên chạy xe lăn. Điều này truyền cảm hứng cho Paralympic Games đầu tiên được tổ chức vào năm 1960. Theo thời gian, cuộc thi dành cho người khuyết tật chạy xe lăn được mở rộng để bao gồm các vận động viên bị cụt chi, suy bại não và thị giác. Dưới đây là một vài mốc thời gian ghi nhận các cuộc thi đấu điền kinh diễn ra trên thế giớiNăm 1837, cuộc thi đấu 2km đầu tiên được tổ chức tại thành phố Legbi, nước Anh

Từ năm 1851, các chương trình thi đấu thể thao tại một số trường đại học ở Anh đã đưa một số môn điền kinh như nhảy cao, nhảy xa,.. vào việc học tập thể chất

Năm 1880, liên đoàn điền kinh nghiệp đầu tiên trên thế giới- Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư nước Anh đã ra đời

Mười năm sau đó, Bộ môn này cũng phổ biến rộng rãi và phát triển mạnh mẽ  một số đất nước như Thụy Điển, Na Uy, Mỹ… đưa đến sự xuất hiện các Liên đoàn điền kinh quốc gia tại  phần lớn các châu lục khác.

Từ năm 1896, cuộc thi đấu truyền thống của đại hội thể thao Olympic Aten đã đánh dấu sự phát triển đỉnh caocủa môn điền kinh

Năm 1912, thành lập liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế IAAF[ International Amateur Athlectic Federration]. Đây là tổ chức đứng đầu chỉ đạo phong trào điền kinh thế giới có trụ sở tai Manoca, hiện tại có 209 thành viên liên đoàn điền kinh quốc gia

Xem thêm về điền kinh Việt Nam

Bộ môn điền kinh tiếng anh là gì?

Điền kinh tiếng anh là: athletics

Môn điền kinh bao gồm những bộ môn nào?

Môn điền kinh bao gồm những bộ môn nào?

Chạy

 Chạy trên địa hình tự nhiên

Cự ly từ 600m đến 30000m, tại đại hội thể thao Olympic có môn chạy Marathon với độ dài 42.195m. Ngoài ra, trong hệ thống thi đấu của IAAF, chạy Marathon còn có thể được tổ chức riêng cho các quốc gia hoặc các khu vực khác nhau.

 Chạy trên sân vận động

  • Chạy cự ly dài: từ 3000m tới 30.000m, Trong đại hội thể thao Olympic phân chia thành môn chạy nữ [ 3000m], nam [ 5000m và 10.000m].
  • Chạy cự ly trung bình:Từ 800 đến 1500m
  • Chạy cự ly ngắn: gồm có cự ly 100m, 200m, 400m.

 Chạy vượt chướng ngại vật

  • Chạy tiếp sức: Gồm có chạy tiếp sức hỗn hơp[ 400+300+200+100m…], tiếp sức cự ly trung bình[ 800- 1500m], chạy tiếp sức cự ly ngắn[ 50- 400m]
  • Chạy vượt rào: Gồm có chạy 3000m vượt chướng ngại vật và chạy cự ly từ 80m đến 400m.

Nhảy

  • Nhảy qua xà ngang: nghĩa là vượt qua mức xà càng cao càng có lợi, gồm có nhảy sào và nhảy cao
  • Nhảy theo phương nằm ngang:gồm nhảy xa và nhảy ba bước, cự ly càng lớn càng tốt

Ném đẩy

Bao gồm Ném tạ xích, Ném lao, Ném đĩa,Ném la,  Đẩy tạ. Trong đại hội Olympic thì có Đẩy tạ, Ném tạ xích, Ném đĩa ,Ném lao.

Căn cứ vào kỹ thuật ném, bộ môn này được chia thành các loại sau:

  • Ném quay vòng: ném đĩa có khối lượng từ 1kg đến 2kg
  • Đẩy tạ: có trọng lượng từ 3- 7,257kg, vận động viên sẽ thi đấu đứng trong một vòng trong có đường kính 2,135m
  • Ném từ sau đầu: gồm Ném bóng [150g], Ném lao [600-800g], Ném lựu đạn [500-800g
  • Ném tạ xích: tạ xích có trọng lượng từ 5kg- 7,257kg    

Đi bộ thể thao

Nghĩa là trong quá trình thực hiện, một chân hoặc cả 2 chân đều phải tiếp xúc với mặt, chân phải luôn giữ thẳng khi chân chống trước đên lúc kết thúc đạp sau. Đi bộ thể thao có thể đi theo thời gian, có thể đi theo cự ly trên mọi loại đường khác nhau.

Phối hợp nhiều môn

Gồm có mười môn phối hợp nam [ chạy 110m rào, chạy 400m, chạy 100m chạy 1500m, ném lao, nhảy sào, ném đĩa , nhảy cao, đẩy tạ, nhảy xa] và bảy môn phối hợp nữ [ chạy 800m rào, chạy 100m rào ném lao, nhảy xa, chạy 200m, nhảy cao, đẩy tạ,]. Các vận động viên sẽ thi đấu trong một số môn khác nhau và thành tích đánh giá được tính bằng cách cộng tổng điểm các nội dung thi đấu.

Tổng quát về nguyên lý kỹ thuật các môn điền kinh

NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY

Đây là di chuyển tự nhiên của con người, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể thao.

Động tác đạp sau được bắt đầu lúc trọng tâm cơ thể đi qua điểm chống và kết thúc lúc chân rời đất. Vận động viên lúc này cần đạp nhanh, mạnh đồng thời duỗi hết các khớp và đạp với góc độ thích hợp. Người chạy không nên tăng  tốc độ lúc này vì hoạt động của cơ thể lúc này không tạo nên được phản lực chống, rút ngắn được thời gian bay càng nhiều thì tốc độ chạy càng tăng. Với đông tác chéo nhau giữa tay và chân sẽ làm cho trọng tâm cơ thể đỡ bị dao động sang hai bên, giữ được thăng bằng và kéo dài bước chạy. Sự dao động lên xuống của trọng tâm cơ thể trong lúc chạy khi ấy có thể lên tới 40 cm. Việc dao động của cơ thể nhiều có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ chạy, cho nên cần hạn chế sự dao động này, chỉ duy trì tới mức thích hợp.

NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY

Trong các môn nhảy có môn vượt qua chướng ngại vật nằm ngang như nhảy xa, nhảy 3 bước, nhưng có môn vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng như nhảy cao, nhảy sào. Các môn nhảy là hoạt động gồm nhiều động tác liên kết với nhau  như chạy lấy đà, giậm nhảy, bay trên không và kết thúc là rơi xuống đất. Các môn nhảy có yếu tố chung là phải kéo dài khoảng cách bay trên không do nỗ lực của người nhảy trong lấy đà và giậm nhảy tạo nên. Quỹ đạo của trọng tâm cơ thể trong lúc bay phụ thuộc vào từng môn nhảy [phụ thuộc vào tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy và góc độ giậm nhảy]. Kỹ thuật các môn nhảy được chia ra thành bốn giai đoạn

– Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy.

Giai đoạn này tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy tạo tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy. Tốc độ chạy ở giai đoạn này phải tăng tới mức thích hợp và đạt cao nhất ở bước cuối cùng trước khi giậm nhảy. Trừ môn nhảy cao, còn nói chung cơ cấu của chạy đà là gần giống như trong chạy ngắn. Nhưng trong từng môn nhảy tính chất tăng tốc độ, nhịp điệu và chiều dài các bước cũng có những đặc điểm riêng. Trong giai đoạn cuối cùng của chạy đà,  nhịp điệu và tần số bước, nhất là ba, bốn bước cuối cùng có sự thay đổi thích hợp với từng môn nhảy

– Giậm nhảy.

Được tính từ khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy đến khi chân giậm rời khỏi mặt đất. Đặt chân vào chỗ giậm nhảy phải nhanh, dứt khoát, đồng thời chân chạm đất gần như thẳng, sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị khi duỗi ra có hiệu quả hơn. Chân giậm nhảy  luôn luôn đặt ở phía trước điểm dọi của trọng tâm cơ thể. Trong nhảy cao, khoảng cách này là lướn nhất còn các môn khác ngắn hơn. Chân giậm nhảy đưa về trước càng nhiều thì khoảng cách từ điểm đặt chân đến điểm dọi của trọng tâm cơ thể càng xa làm cho khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng cao hơn.

 – Bay trên không.

Giai đoạn này tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. Sau khi chân giậm rời khỏi mặt đất, trọng tâm thân thể di chuyển theo một đường bay [quỹ đạo] nhất định.

– Rơi xuống đất.

Giai đoạn này tính từ khi một bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm đất đến lúc chuyển động của thân người hoàn toàn dừng lại. Trong nhảy cao và nhảy sào, giai đoạn rơi xuống đất chỉ có nhiệm vụ là đảm bảo an toàn cho người nhảy, nhưng trong nhảy xa và nhảy ba bước nó còn có tác dụng giữ và nâng cao thành tích.

Để biết thêm thông tin, bạn đọc vui lòng xem thêm tại Trọng tài

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: 

Chủ Đề