Chỉ số proBNP bao nhiêu là bình thường

Xét nghiệm NT-proBNP là xét nghiệm để chẩn đoán, định lượng và theo dõi điều trị sàng lọc bệnh tim, suy tim cùng rất nhiều bệnh lý tim mạch khác. Vậy cụ thể xét nghiệm NT-proBNP là gì và được chỉ định khi nào? Cùng theo dõi và tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Xét Nghiệm NT-Probnp Là Gì?

Xét nghiệm  NT-proBNP là viết tắt của cụm từ B-type Natriuretic Peptide có nghĩa là xét nghiệm định lượng hormone BNP trong máu.

Thông thường hàm lượng BNP do tim sản sinh ra nên định lượng hormone này sẽ cho bạn biết tình trạng cũng như chức năng hoạt động của tim, từ đó chẩn đoán các căn bệnh liên quan đến tim, suy tim….

Dựa vào tiên lượng hormone BNP trong máu, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe trái tim để chỉ định các bệnh liên quan như suy tim

Trong trường hợp tim hoạt động bình thường sẽ chỉ có 1 lượng nhỏ hormone BNP được tiết ra và phát hiện trong máu của cơ thể người. Ngược lại đối với trường hợp tim hoạt động nhiều hơn bình thường hoặc quá sức trong thời gian dài thì lượng hormone BNP sẽ tiết ra nhiều hơn. Dựa trên tiên lượng hormone BNP trong máu, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe trái tim để chỉ định các bệnh liên quan như suy tim. Đối với điều trị suy tim, xét nghiệm BNP cũng được áp dụng để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị khi kết quả nồng độ BNP trong máu giảm xuống.

Khi Nào Cần Thực Hiện Xét Nghiệm NT-Probnp?

Việc thực hiện xét nghiệm NT-proBNP tim mạch học sẽ được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

Chẩn đoán sớm và sàng lọc bệnh tim mạch, suy tim

Với bệnh nhân có biểu hiện khó thở việc thực hiện xét nghiệm NT-proBNP sẽ giúp loại trừ và kiểm tra xem có bị mắc bệnh suy tim hay không.

  • Chẩn đoán, xác định hoặc loại trừ suy tim ở những bệnh nhân nghi ngờ suy tim [đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành]
  • Trong trường hợp khám lâm sàng hoặc siêu âm khó thực hiện [đối với bệnh nhân bị béo phì, người cao tuổi, suy tim ở trẻ em]. Thực hiện xét nghiệm NT-proBNP sẽ giúp chẩn đoán kỹ lưỡng hơn căn bệnh suy tim
  • Chẩn đoán bệnh suy tim ở bệnh nhi và những trẻ sơ sinh bị chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh ban đầu.
  • Giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tim mạch như bệnh cơ tim, viêm cơ tim, cơ tim phì đại, cơ tim thâm nhiễm, hẹp ban tim, hở van động mạch chủ, thiếu máu, rối loạn nhịp nhĩ, một số bệnh lý suy hô hấp, các hội chứng tâm phế [tim bẩm sinh, khó thở khi ngủ]

Theo dõi diễn biến bệnh suy tim và hiệu quả điều trị

  • Đối với những bệnh nhân bị suy tim mạn tính thực hiện xét nghiệm NT-proBNP đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Đánh giá nguy cơ tái phát suy tim đồng thời xác định hiệu quả của thuốc điều trị hoặc độc dược của thuốc sử dụng.

Tiên lượng suy tim

  • Ở những bệnh nhân thường xuyên xuất hiện triệu chứng khó thở hoặc những người có bệnh lý suy tim, thực hiện xét nghiệm NT-proBNP giúp tiên lượng mức độ suy tim
  • Tiên lượng suy tim ở bệnh nhi và sơ sinh mắc các bệnh tim bẩm sinh.

Tầm soát suy tim

  • Thực hiện xét nghiệm NT-proBNP trong quy trình khám sức khỏe hoặc sàng lọc suy tim cộng đồng. Đồng thời chú trọng đến những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
  • Sàng lọc nguy cơ suy tim ở những bệnh nhân đang chớm có dấu hiệu hoặc sau phẫu thuật
  • Phát hiện sớm nguy cơ suy tim ở những bệnh nhân mắc bệnh dẫn đến biến chứng tim mạch như suy thận, động mạch vành, tiểu đường, tăng huyết áp.

Một số trường hợp khác

  • Những người chưa có triệu chứng của suy tim: gồm các bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, tiểu đường, loạn nhịp tim, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nam giới trên 45 tuổi, nữ giới trên 50 tuổi, có hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì,…

Những người có triệu chứng suy tim: như hụt hơi, khó thở, ho khan kéo dài, nặng ngực, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, có cơn ngất xỉu, nhịp tim nhanh, phù chân, tiểu ít, đau tức vùng gan,…

Xét nghiệm NT-proBNP tim mạch học sẽ được chỉ định trong một số trường hợp như những bệnh nhân nghi ngờ suy tim người béo phì, người cao tuổi,…

Giá trị tham chiếu ở xét nghiệm NT-proBNP của người bình thường sẽ thay đổi theo độ tuổi. Trung bình ở các mức như sau:

  • Người dưới 50 tuổi: 50 pg/mL
  • Người trong độ tuổi 50 -75 tuổi: 75 – 100 pg/mL
  • Trên 75 tuổi trong khoảng từ: 250 – 300 pg/mL
  • Điểm cắt chung cho cả 2 giới là 125 pg/mL

Các điểm cắt tối ưu:

  • Điểm cắt tối ưu loại trừ suy tim mạn tính  NT-proBNP < 125 pg/mL
  • Điểm cắt tối ưu loại trừ suy tim cấp khi khó thở là NT-proBNP < 300pg/mL

Điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh nhân bị suy tim khó thở theo độ tuổi : dưới 50 tuổi > 450 pg/mL, từ 50 – 75 tuổi > 900 pg/mL và trên 75 tuổi > 1800 pg/mL

Giá trị tham chiếu ở xét nghiệm NT-proBNP của người bình thường sẽ thay đổi theo độ tuổi, độ tuổi càng cao thì giá trị tham chiếu càng lớn

Việc thực hiện xét nghiệm định lượng NT-proBNP giúp tầm soát suy tim ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng cơ năng điển hình.

  • Độ nhạy 92-99%
  • Giá trị tiên đoán âm cao

Nguy cơ suy tim thấp khi NT-proBNP < 125 pg/mL

Người bệnh cần làm siêu âm tim khi: NT-proBNP trong khoảng từ 200 pg/mL – 300 pg/mL.

Nồng độ NT-proBNP huyết tương thay đổi trong trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý và hội chứng dưới đây: 

  • Khó thở và suy tim cấp tính: Nồng độ NT-proBNP ở trường hợp người suy tim cấp tính có biểu hiện khó thở với nhóm tuổi dưới 50. Từ 50 -75 và trên 75 lần lượt là >450pg/mL, >900pg/mL và >1800 pg/mL. Đối với những bệnh nhân suy tim cấp nồng độ NT-proBNP>5180 pg/mL
  • Suy tim mạn tính: Đo định lượng NT-proBNP được lặp lại mỗi lần, nguy cơ tiên lượng nặng khi NT-proBNP>1000pg/mL
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim không ổn định: Nồng độ NT-proBNP tăng kéo dài>250 pg/mL cảnh báo tiên lượng xấu. Nên thực hiện xét nghiệm đo hàng tuần để theo sát tình trạng cụ thể.
  • Bệnh thận: Tăng NT-proBNP huyết tương xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính và tầm soát những đối tượng này có mắc bệnh tim hay không.

Tăng NT-proBNP huyết tương xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính

  • ​​​​​​​Bệnh nhi và trẻ sơ sinh: Có điểm cắt theo lứa tuổi. Với người dưới 50 tuổi có nồng độ NT-proBNP >45 pg/mL và NT-proBNP

Chủ Đề