Ban quản lý dự án huyện là gì

Quản lý dự án là một công việc rất quan trọng và đòi hỏi tinh thần làm việc nhóm cũng như khả năng tư duy logic khá cao. Bên cạnh đó, quản lý dự án luôn cần thiết đối với những dự án, kế hoạch, công trình quy mô lớn. Bài viết hôm nay sẽ có câu trả lời chi tiết hơn về quản lý dự án là gì và những vấn đề xoay quanh.

Quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là gì? Là một ngành học nghiên cứu về sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ từ việc lên kế hoạch dự án, quản lý thời gian, phân bổ nguồn lực và cuối cùng là phát triển dự án để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn, trong phạm vi ngân sách. Kết quả của dự án là đạt những yêu cầu về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ bằng tất cả những phương pháp và điều kiện tối ưu.

Quản lý dự án là gì? Có quan trọng không?

Sau khi tìm hiểu về quản lý dự án là gì, chúng ta cũng có thể hình dung được quá trình của công việc quản lý dự án. Gồm 3 giai đoạn chính là lập kế hoạch, điều phối thực hiện và giám sát tiến độ.

Viện Quản Lý Xây Dựng thường xuyên khai giảng các lớp học cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 1, 2,3 chất lượng, uy tín với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tham khảo ngay!

Lập kế hoạch: là giai đoạn khởi đầu cho một dự án. Gắn liền với những ý tưởng bằng cách xây dựng mục tiêu, xác định vai trò của từng cá nhân, tính toán các nguồn lực tham gia và phối hợp thành một quá trình thống nhất, logic nhất. Có thể lập kế hoạch qua sơ đồ hoặc qua các phương pháp truyền thống.

Điều phối thực hiện: là sự phân phối các nguồn lực gồm có vốn, lao động, trang thiết bị. Từ đó sẽ có phương pháp giám sát dự án đảm bảo theo kịp tiến độ thời gian. Phác thảo một sơ đồ gồm có ngày bắt đầu, ngày kết thúc và dự trù cả những tình huống xấu có thể xảy ra.

Quản lý dự án gồm những quy trình gì?

Giám sát tiến độ công việc: hành động của quá trình điều phối chính là giám sát. Nhiệm vụ chính của công đoạn này là phân tích tình hình, báo cáo tình trạng và đề ra những biện pháp nếu có những trở ngại trong khi thi công. Song song với giám sát, có sự đánh giá khách quan kết quả giữa kỳ và cuối kỳ để rút kinh nghiệm hoặc thay đổi phương án.

Ban quản lý dự án là gì?

Ban quản lý dự án là gì? Là một hội đồng gồm nhiều thành viên, áp dụng những kiến thức, công cụ và kỹ năng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng yêu cầu của dự án. Một ban quản lý dự án sẽ đảm nhận tất cả những quy trình nêu trên để phối hợp thực hiện cùng những ban khác đảm bảo thành quả của dự án về mặt thời gian và nguồn vốn.

Ban quản lý dự án là gì?

Bạn có thắc mắc ITB là gì trong đấu thầu không? Nếu chưa tìm được lời giải đáp hãy tham khảo ngay bài viết của Viện Quản Lý Xây Dựng nhé!

Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là gì và ban quản lý dự án có nhiệm vụ gì? Dưới đây là một quy trình công việc cụ thể của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

Lập kế hoạch dự án

Là nhiệm vụ đầu tiên ban quản lý dự án. Gồm các quy trình cụ thể như sau lập, trình và chờ phê duyệt kế hoạch dự án. Trong đó, cần xác định được nguồn lực cần sử dụng, thời hạn hoàn thành và mục tiêu về chất lượng khi bàn giao.

Chuẩn bị đầu tư

Sau khi kế hoạch đã được thông qua thì tiếp theo nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì? Chính là tiến hành triển khai như quy hoạch xây dựng, sử dụng tài nguyên, cơ sở hạ tầng  và cảnh quan liên quan đến thi công công trình. Giải ngân vốn đầu tư và tiếp tục chuẩn bị cho các dự án khác.

Thực hiện thi công

Là một khâu tổ chức có sự góp phần và hỗ trợ chặt chẽ của các ban khác. Gồm các công việc cụ thể như sau thuê tư vấn viên để giám sát và đóng góp ý tưởng, thiết kế thẩm định và tổ chức phê duyệt thiết kế.

Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là gì?

Bên cạnh đó, cũng phải hợp tác với những cơ quan chức năng khác để bồi thường về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và giao nhận đất. Sau khi đã bàn giao mặt bằng thành công, ban quản lý dự án sẽ lựa chọn nhà thầu phù hợp và ký kết hợp đồng xây dựng. Nghiệm thu công trình sau khi đã hoàn tất thi công. Sau đó, ban quản lý dự án cũng sẽ tiến hành chạy thử nghiệm.

Nhiệm vụ tài chính

Thực hiện quản lý tài chính, tài sản đối với công trình mà mình đảm nhận. Cùng với đó là giải ngân vốn đúng theo tiến độ của dự án và đúng với hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.

Ngoài câu hỏi: “Quản lý dự án là gì?” bạn cũng đừng quên tìm hiểu xem hoạt động tư vấn quản lý dự án là gì bằng cách truy cập vào bài viết của Viện Quản Lý Xây Dựng nhé!

Nhiệm vụ hành chính

Khen thưởng hay kỷ luật đối với các cá nhân vi phạm, gây ra hậu quả xấu đối với kết quả công trình hoặc trong quá trình thi công có hành vi gian lận. Ban quản lý dự án cũng sẽ cung cấp thông tin và giải trình kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Như vậy, bài viết cũng đã có câu trả lời chính xác nhất về câu hỏi đầu bài: “quản lý dự án là gì”. Cũng qua đây, bạn có thể hình dung được phần nào công việc và vai trò của một ban quản lý dự án cũng như quyền hạn của họ. Hãy liên hệ qua hotline: 0968.181.518 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực và cơ quan có thẩm quyền quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực, thì trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về các vấn đề sau: 

Xem thêm: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được quy định như thế nào?[P1]

2. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực

b. Thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực

Thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được quy định như sau:

+ Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện quản lý dự án đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Trường hợp Tổng cục trưởng được Bộ trưởng phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cùng chuyên ngành, hướng tuyến hoặc trong cùng một khu vực hành chính, tùy theo số lượng, quy mô dự án được phân cấp, ủy quyền và điều kiện tổ chức thực hiện cụ thể, Bộ trưởng có thể giao Tổng Cục trưởng thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án được phân cấp, ủy quyền;

+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng không bao gồm vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Theo quy định của Luật đầu tư công năm 2019, vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn khác, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án;

+ Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy định tại điểm a khoản này là đơn vị sự nghiệp công lập. 

c. Số lượng Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực 

Số lượng Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập do người quyết định thành lập xem xét quyết định, cụ thể như sau:

+ Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực. Việc tổ chức các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng xem xét, quyết định để phù hợp với yêu cầu đặc thù trong quản lý ngành, lĩnh vực;

+ Đối với cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo chuyên ngành được phân loại tại Phụ lục IX Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc theo khu vực đầu tư xây dựng;

+ Đối với cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư và dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư khi có yêu cầu.

d. Hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực 

Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định khi thực hiện công việc tư vấn.

đ. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực

Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:

+ Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;

+ Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP. 

Quy định cụ thể về việc các điều kiện được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong các bài viết tiếp theo. 

+ Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.

e. Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành 

Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người quyết định thành lập xem xét, quyết định, trong đó phải quy định rõ các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Video liên quan

Chủ Đề