Những khó khăn mà các gia đình thường gặp là gì em đã làm gì để chia sẻ với bộ mẹ

Được sự hỗ trợ của ILO, với sự hợp tác với Saigon Children’s Charity, cô bé 15 tuổi của một gia đình có thu nhập thấp đã được hỗ trợ đi học. Đây là một phần của hoạt động can thiệp phòng chống lao động trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Thị Bích Tuyền, học sinh 15 tuổi, cùng bố mẹ và em trai tại một căn phòng thuê nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Bích Tuyền, 15 tuổi, sống cùng bố mẹ, ba chị gái và em trai trong một căn phòng thuê nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, một đô thị đông dân cư tại miền nam Việt Nam. Gia đình trước đây có một ngôi nhà nhỏ ở vùng nông thôn ngoại tỉnh nhưng khi em trai của Tuyền được chuẩn đoán bị bệnh tim, gia đình đã phải bán ngôi nhà và rời quê lên thành phố để có thể chi trả chi phí khám chữa bệnh cho em. Để có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, ba mẹ Tuyền phải bán vé số và rau trên đường. Tuy điều kiện khó khăn nhưng bố mẹ Tuyền vẫn cố gắng bươn chải, ưu tiên con cái học hành với hy vọng con mình sau này sẽ có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, hai chị gái lớn nhất đã phải bỏ học sớm, đi làm để có thêm thu nhập cho gia đình. Các gia đình dễ bị tổn thương thường phải cho con đi lao động kiếm sống như một phương án giải quyết những khó khăn về tài chính. Điều này tuy tạo được nguồn sinh hoạt trong ngắn hạn nhưng lại càng kéo dài tình trạng nghèo đói trong tương lai. Lao động trẻ em là việc sử dụng trẻ em trong bất kỳ công việc gì mà tước đi thời thơ ấu của trẻ, đặt các em vào các môi trường nguy hiểm và độc hại, gây tác hại về tinh thần, thể chất, xã hội hay đạo đức và cản trở việc đi học của các em. Với Công ước 138 của ILO về độ tuổi lao động tối thiểu và Công ước 182 về Nghiêm cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] làm việc với các chính phủ, những người sử dụng lao động, các trường học và cộng đồng trên toàn thế giới cùng ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em. Để có thể đạt được mục tiêu này, ILO tích cực thúc đẩy hệ thống điều tiết có hiệu quả, phổ cập giáo dục, việc làm bền vững cho người trong độ tuổi lao động và bảo trợ xã hội có hiệu quả cho các gia đình dễ bị tổn thương. Tuy vấn đề lao động trẻ em đã giảm mạnh trong những năm vừa qua, nhưng theo ước tính gần đây, hiện có khoảng 152 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, khoảng 1,7 triệu lao động trẻ em đã được xác định trong năm 2012, đa số các trường hợp này đều nằm trong khu vực nông nghiệp và chủ yếu tập trung trong khu vực phi chính thức. Đây là một thách thức đối với việc phát hiện và giải quyết tình trạng này. Đối với cô bé 15 tuổi Tuyền, em có thể sẽ sớm trở thành một trong những trường hợp bị bỏ sót trong các số liệu thống kê này khi em không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ học như hai chị gái mình để đi làm giúp gia đình mình có thêm thu nhập. Tuy nhiên, năm ngoái, một cơ hội không ngờ đã đến với em. Khi gia đình em đang chật vật xoay xở với những khó khăn thì chính quyền địa phương đã tiếp cận và kết nối với tổ chức phí chính phủ Saigon Children’s Charity [SCC]. Với sự hợp tác của ILO, SCC đã đánh giá nhu cầu học tập của Tuyền và sắp xếp để em được tiếp tục học tại một trung tâm giáo dục. Hiện nay, toàn bộ học phí và xe buýt của em được tài trợ hoàn toàn. Tuyền được đi học tại một trung tâm cách nhà 30’, nơi em được học văn, toán và khoa học lớp 10. Tới nay, đã có 91 học sinh có nguy cơ cao bị rơi vào tình trạng lao động trẻ em tại TP Hồ Chí Minh đã được hỗ trợ giáo dục và dạy nghề thông qua hoạt động hợp tác giữa ILO và SCC. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 6/2020 sẽ có khoảng 145 trẻ em tại TP được hưởng lợi từ sự hỗ trợ này. Hoạt động hỗ trợ thay đổi cuộc sống được thực hiện thông qua Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và giảm thiểu Lao động trẻ em ở Việt Nam [ENHANCE] của ILO với nguồn tài trợ của Bộ Lao động Hoa Kỳ [USDOL]. Với sự hợp tác của Cục Trẻ Em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự án đã thực hiện các hoạt động xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức và can thiệp trực tiếp từ năm 2016 với mục tiêu nhằm đảm bảo cho những trẻ em như Tuyền không phải làm việc trên đường phố, trên đồng ruộng mà được học tập và phát triển trong một môi trường an toàn.
Ước mơ của Tuyên là được trở thành nhà thiết kế em cũng thích được làm giáo viên trong tương lai. Cô bé Tuyền ngày càng tiến bộ trong việc học. Cơ hội được tiếp tục học tập làm em suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống và tương lai của mình. Ước mơ của em là được trở thành nhà thiết kế và em mong muốn sẽ được tiếp tục học để đạt được mục tiêu này. Em cũng thích được làm giáo viên trong tương lai. Để giúp cô bé 15 tuổi giầu ước mơ này thu hẹp các phương án nghề nghiệp và có trọng tâm hướng tới mục tiêu của mình, SCC cung cấp hỗ trợ bổ sung dưới hình thức hướng nghiệp. Tuyền được tham dự khóa tập huấn kỹ năng sống của SCC mỗi tháng một lần để xây dựng kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. “Thông qua việc học, em đã xây dựng được những nguyên tắc vững chắc cho bản thân”, em cho biết với một sự thông minh hơn tuổi. Ngoài việc giúp mẹ bán khoai lang sau khi đi học về và trông em, em không có nhiều thời gian để học thêm nhưng Tuyền rất nổi trội về học lực. Gần đây em còn giành được giải thưởng của trường. Cô bé ham học này hy vong sẽ được tiếp tục học thêm 2 năm nữa và trong thời gian đó, em sẽ tích lũy được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc và có cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình. Cô bé Tuyền là một minh chứng cho mối liên hệ trực tiếp giữa lao động trẻ em và việc đi học của trẻ. Việc xóa bỏ rào cản học tập là yếu tố quyết định trong công tác ngăn ngừa lao động trẻ em và giúp các gia định đầu tư vào tương lai của con em mình. Thành quả của nó sẽ lớn hơn nhiều so với những lợi ích ngắn hạn thu được khi cho con đi làm. Ở Việt Nam, việc thúc đẩy phổ cập giáo dục có chất lượng rất được quan tâm trong chương trình quốc gia, với sự cam kết mạnh mẽ thực hiện Mục tiêu 8.7 của Mục tiêu Phát triển bền vững, nhằm chấm dứt lao động trẻ em dưới mọi hình thức vào năm 2025 và xóa bỏ nô lệ thời hiện đại và buôn bán người vào năm 2030. Vì đây là một mục tiêu đầy tham vọng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực chung trong lĩnh vực này. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO, Cục Trẻ Em/Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện đang giữ vai trò chủ trì xây dựng lộ trình đa ngành và Kế hoạch hành động quốc gia nhằm xóa bỏ lao động trẻ em trong 5 năm tới. Kế hoạch tổng thể bao gồm cải cách giáo dục, chiến lược nâng cao nhận thức nâng cao năng lực điều tra và hành pháp, cải cách pháp lý và thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo mục tiêu. Với những nỗ lực này, hy vọng sẽ có nhiều lựa chọn cho các gia đình và trẻ em như Tuyền không phải cho con đi lao động kiếm sống để giải quyết khó khăn về tài chính và phá vỡ vòng nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này sẽ giúp góp phần phát triển kinh tế xã hội phồn thịnh của đất nước.

Page 2

Tran Thi Bich Tuyen, a 15-year-old student, and her parents and younger brother in a small rented room in Ho Chi Minh City Ho Chi Minh City, Viet Nam [ILO News] – 15-year-old Tran Thi Bich Tuyen lives with her parents, three older sisters and younger brother in a small rented room in Ho Chi Minh City [HCMC], Viet Nam’s sprawling southern metropolis. The family used to own property outside of the city, but when Tuyen’s younger brother was diagnosed with a heart problem, the family had to sell their house and leave behind their hometown to pay for his treatment. To make ends meet, Tuyen’s parents sell lottery tickets and vegetables on the crowded city streets. Unfortunately, the two oldest girls had to drop out of school early to help to provide for the family. Vulnerable households are all too often forced to resort to child labour as a coping strategy when faced with financial hardship and shocks. This constitutes a short-term survival mechanism that further perpetuates poverty. In line with ILO Convention 138 on the Minimum Age for Employment and Convention 182 on the Prohibition of the Worst Forms of Child Labour, the International Labour Organisation [ILO] works with Governments, employers, schools and communities around the world to prevent and eliminate child labour. Although child labour has significantly declined over the years, latest estimates indicate that there are still around 152 million children in child labour worldwide. In Vietnam, 1.7 million cases of child labour were identified in 2012, the majority of which take place in agriculture and are predominantly concentrated in the informal sphere. For 15-year-old Tuyen, it seemed likely that she would soon become one of the cases lost among these statistics. However, last year, the struggling family was connected with local NGO, Saigon Children’s Charity [SCC]. In collaboration with ILO, SCC assessed Tuyen’s educational needs and arranged for her enrollment at a continuing education centre. Today, with her school fees and bus travel funded by ILO, Tuyen is studying at a centre 30 minutes from her home, where she learns literacy, maths and science at grade ten level. So far, 91 children at risk of child labour in HCMC have been supported with similar support through ILO’s partnership with SCC. It is expected that, by the end of June 2020, around 145 children in the city will benefit from such support. This support is being implemented through the ILO Project, Technical Support for Enhancing National Capacity to Prevent and Reduce Child Labour in Viet Nam [ENHANCE], with funding from the United States Department of Labour. Working in partnership with Viet Nam’s Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, the project has been implementing wide-ranging interventions since 2015. The goal is to ensure that children like Tuyen are not working on streets or in fields but learning and developing in a safe environment.
Tuyen's dream is to become a designer, and she is also considering becoming a teacher in the future. For Tuyen, the chance to continue her studies has made her think more positively about her future. Her dream is to become a designer, and she is also considering becoming a teacher in the future. To help the ambitious 15-year-old to work towards her goals, SCC provides career orientation and guidance in addition to monthly life-skills training. “Through my studies, I’m learning to develop strong principles”, she reflects, with an air of wisdom beyond her years. Despite her challenging circumstances, Tuyen is excelling academically, and recently won an award from her school. The dedicated student hopes to continue studying for a further two years during which time she can gain the knowledge and skills to secure a better life for herself and her family. As Tuyen’s case exemplifies, removing access barriers to education is critical to child labour prevention and enables families to invest in their children’s futures, the returns of which far exceed the short-term gains of child labour. In Viet Nam, promoting universal, quality education is high on the national agenda, alongside a strong commitment to Sustainable Development Goal Target 8.7 to end all forms of child labour by 2025 and eliminate modern slavery and human trafficking by 2030. While this is an ambitious goal, the Government has made concerted efforts in this area. With technical support from ILO, the Government is developing of a multisectoral roadmap and National Plan of Action to eliminate child labour. The holistic plan encompasses improvements in education, awareness raising strategies, enhanced inspection and law enforcement capacity, legislative reform, and the implementation of targeted poverty alleviation programmes.

Through these efforts, the hope is that more options will be available for children like Tuyen, to reduce reliance on child labour and break intergenerational cycles of poverty. This, in turn, will contribute to the prosperity and socio-economic development of the whole country.

Video liên quan

Chủ Đề