Làm thế nào để chọn nghề nghiệp đúng đắn

Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc.

Sau một thời gian làm công tác hướng nghiệp cho các bạn học sinh phổ thông, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi lựa chọn nghề nghiệp với các bạn.

Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.

Tránh những việc không đúng đắn khi chọn nghề - Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn của mình. - Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu. - Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình. - Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại. - Chọn nghề chỉ ở bậc đại học. - Chọn nghề theo "mác", theo "nhãn", theo phong trào. - Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không. - Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình. - Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội. - Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói [xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng...].

Cần xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn..., các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa việc chọn nghề qua việc làm bài trắc nghiệm. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo... để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quĩ cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán không... Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè... để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào. Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm. Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề. Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển... Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp. Hãy để sự lựa chọn của mình mở ra với nhiều nghề nghiệp khác nhau.

Cần tìm hiểu nhiều về những ngành nghề mà mình lựa chọn

Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết các yêu cầu sau về nghề:

- Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.

- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề. - Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó. - Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề. - Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học. - Học phí, học bổng. - Bằng cấp và cơ hội học lên cao . - Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo. - Tìm hiểu khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp. - Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề. - Những chống chỉ định y học. - Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường. Xác định năng lực học tập của bạn

Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:

- Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn. - Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.

- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.

Bạn thích gì? Mê gì? Tiềm năng của bạn là gì? Biết cách tận dụng cơ hội, luôn học hỏi hay sẵn sàng đương đầu với thách thức… là những bước đơn giản các bạn trẻ cần thực hiện để đinh hướng đúng nghề nghiệp tương lai.

10/ Thích gì? Mê gì?

Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ niềm đam mê cháy bỏng của mình đặt ở đâu. Chỉ khi được làm những gì mình thật sự yêu thích, bạn mới có thể sống hết mình với công việc, mặc cho mọi khó khăn, thử thách và áp lực. Do đó, thay vì lựa chọn nghề nghiệp theo mong muốn, ý nguyện của các bậc phụ huynh hoặc chạy theo vẻ bề ngoài “hào nhoáng” của các công việc thời thượng, hãy đi theo con đường rộng mở cho việc thực hiện những ước mơ.

9/ Đâu là thế mạnh của bản thân?

Có được đam mê và ước mơ để theo đuổi sẽ là một khởi đầu thuận lợi. Nhưng nếu niềm đam mê của bạn còn khá mờ nhạt hoặc được trải rộng cho rất nhiều lĩnh vực thì phải làm thế nào?

Hãy tự hỏi bản thân “Tính cách và sở trường của tôi thật sự phù hợp với điều gì?” Sau đó, lựa chọn những gì nằm trong khả năng, khiến bạn cảm thấy thật sự tự tin và thoải mái.

8/ Phát hiện tiềm năng

“Vậy tôi phải làm gì nếu tôi không có đam mê, mà cũng chẳng có sở trường nào cụ thể?”

Thay vì ngồi một chỗ để mãi loay hoay trong những câu hỏi như vậy, hãy thử tìm đến những bài khảo sát đáng tin cậy về tính cách và năng lực bản thân để có cái nhìn rõ hơn về chính mình.

Một trong những bài trắc nghiệm khá nổi tiếng trên thế giới hiện nay chính là “Trắc nghiệm tính cách MBTI [Myers Briggs]” với phân loại 16 cá tính khác nhau; giúp bạn định hình thiên hướng công việc phù hợp sau này.

7/ Tìm tòi cơ hội

Bạn còn trẻ và đang trong quá trình hoàn thiện bản thân. Vì vậy, đừng chỉ học từ những kiến thức trong sách vở mà hãy để bản thân được trực tiếp trải nghiệm thực tế qua các cơ hội thực tập tại các công ty chuyên nghiệp.

Quá trình đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất cụ thể của công việc và nhận ra liệu bản thân có thật sự phù hợp hay không. Và có thể, từ chính những mối quan hệ với các đồng nghiệp xung quanh sẽ dẫn lối cho bạn đến những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời sau này.

Cơ hội thực tập trong môi trường chuyên nghiệp sẽ đem đến cho bạn những kiến thức và trải nghiệm vô cùng hữu ích

6/ Học hỏi từ những lời gợi ý

Dân gian có câu “Gừng càng già càng cay”. Đừng vội xem thường lời khuyên từ các bậc tiền bối. Cho dù bạn đã may mắn tìm ra được vị trí thật sự phù hợp với mình thì con đường dẫn đến thành công vẫn còn lắm gian nan và thử thách. Chính những lời cố vấn, gợi ý của những người giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc hiện tại, nhận thức được những điều cần thiết cho nấc thang kế tiếp trong sự nghiệp của mình.

Những lời chỉ dạy của các bậc tiền bối sẽ là chìa khóa “vàng” giúp bạn tìm ra hướng phát triển trong nghề nghiệp của mình

5/ Mạnh dạn thử thách

Đừng để cho bản thân trở nên “nhàm chán” khi lúc nào cũng lặp đi lặp lại những từ “Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo viên, Cảnh sát…” để nói về nghề nghiệp lý tưởng trong tương lai. Hãy mạnh dạn lựa chọn cho mình một lối đi riêng; thử sức và khám phá bản thân qua những công việc độc,lạ và chất. Biết đâu khi đó, bạn mới tìm thấy được chính mình.

4/ Rút tỉa kinh nghiệm

Có lẽ cách nhanh và hiệu quả nhất để tìm hiểu về một công việc cụ thể chính là việc trao đổi trực tiếp với những người làm trong lĩnh vực đó. Vì vậy, hãy tạo cơ hội mở rộng mối quan hệ của mình, làm quen và học hỏi kinh nghiệm từ họ, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và chính xác về nhu cầu xã hội cũng như bổ sung được những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc sau này.

3/ Vận dụng tốt công thức G+P+V

Sau khi thu thập được đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, hãy nhìn lại những gì mình có và tìm ra đáp án cho 3 chữ G [Gifts - Tài năng], P [Passion - Đam mê] và V [Values - Giá trị của bản thân]. Đó sẽ là một công thức hoàn hảo để bạn có thể tìm ra công việc thích hợp cho bản thân.

2/ Lên kế hoạch nghề nghiệp

Tất cả mọi việc đều cần có một mục tiêu và kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Muốn thuận lợi tìm ra được một công việc hoàn hảo, bạn sẽ phải xây dựng một kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn: tự đánh giá bản thân, các bước phát triển sự nghiệp, hiện thực hóa kế hoạch và củng cố uy tín của bản thân. Cho dù ước mơ của bạn có thay đổi, tất cả những điều này vẫn luôn hữu dụng cho nghề nghiệp tương lai.

1/ Sẵn sàng cho cuộc chạy dài hơi

Giờ bạn đã biết được con đường nghề nghiệp mình thật sự muốn theo đuổi là gì. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, tất cả những ý tưởng và kế hoạch này rồi sẽ có lúc thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Để chạm đến vạch đích cuối cùng trong “đường đua” này, bạn cần rất nhiều thời gian, quyết tâm, nỗ lực và kiên trì. Đây đích thực là một cuộc chạy marathon chứ không đơn giản chỉ là một cuộc chạy nước rút.

Chính “sức bền” của bản thân sẽ giúp bạn chạm đến vạch đích của con đường nghề nghiệp

[Theo Lifehacker]

Hội thảo “Thông tin Cử nhân Quốc tế” với sự tham dự của PGS. TS. Tâm lý Huỳnh Văn Sơn

Thời gian: Chủ nhật 15/03/2015, từ 09:00 - 11:00

Địa điểm: Ân Nam Cafe - 52 Trương Định, P.7, Q.3, TP.HCM

Link đăng ký tham dự: //www.iei.edu.vn/hoi-thao-thong-tin-chuong-trinh-cu-nhan-quoc-te-ttc-58-tt-798.aspx

Doãn Phong

Video liên quan

Chủ Đề