Ông tổ ngành y việt nam là ai

Ai là ông tổ ngành y Việt Nam? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm đặc biệt là những sinh viên học y, các y bác sĩ. Ông tổ ngành y Việt Nam là Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Bén duyên với y thuật năm 30 tuổi nhưng giá trị nhân văn về đạo đức và y học vẫn còn lưu giữ. Muốn biết tại sao Hải Thượng Lãn Ông lại được mệnh danh là ông tổ ngành y Việt Nam thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Tiểu sử của Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác [1720 – 1791] tên thường gọi là Lê Hữu Chẩn lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương [nay thuộc tỉnh Hưng Yên, huyện Yên Mỹ].

Theo nhiều nguồn tài liệu, danh hiệu Hải Thượng Lãn Ông của Lê Hữu Trác là sự kết hợp giữa tên tỉnh [tỉnh Hải Dương] và tên phủ [phủ Thượng Hồng]. Danh hiệu mang ý nghĩa thanh cao, không màng công danh lợi lộc, quyền thế hay chức vị giàu sang. Nhắc đến tên Hải Thượng Lãn Ông không ai là không ngợi ca phẩm chất vừa có đức vừa có tài y học của vị thần y này.

Ông sinh ra trong một gia đình hiếu học có truyền thống đỗ khoa bảng và giữ nhiều vị trí quan trọng của triều đình, cha là Lê Hữu Mưu từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ được nhà vua phong chức vị Ngự sử, tước Bá. Trên ông có 6 người anh thì cả 6 người anh đều thi đỗ khoa cử, tiến sĩ. Vì thế, ngay từ nhỏ Lê Hữu Trác đã bộc lộ tài năng thiên phú học rộng hiểu sâu, tinh thông các loại sách sử nên ông đã được cha cho theo học Kinh kỳ. Trải qua quãng thời gian rùi mài kinh sử, rất nhanh ông đã thi đậu liền Tam trường. Ngoài ưu tú về trí tuệ, ông còn là một người có tính cách hào sảng, phóng khoáng và thích giao du với mọi người nên được rất nhiều người quý mến ngay cả chúa Trịnh cũng tỏ ra hết mực yêu quý và trân trọng người tài đức như ông.

Năm 19 tuổi, cha mất [1939] Lê Hữu Trác rời Kinh về nhà chịu tang cha cùng mối lo kế nghiệp của gia đình. Biến cố xảy ra sau 1 năm tức năm 1940, nhà Trịnh, nhà Nguyễn và Tây Sơn tranh giảnh quyền lực khiến người dân lầm than, loạn lạc. Xã hội lúc bấy giờ rất khó khăn, các cuộc bạo loạn xảy ra khắp nơi. Nhận thức được thế sự, ông sẵn sàng gác lại chuyện gia đình và sự nghiệp xung phong vào quân ngũ. Bằng kiến thức và tài năng của mình ông nhanh chóng được trọng dụng nhưng ông lại kiên quyết từ chối vì sớm phát hiện đó không phải là những thứ mình muốn.

Bước ngoặt của cuộc đời ông chính là được gặp vị danh y không màng lợ lộc về quê trị bệnh Trần Độc khi ông lâm bệnh nặng. Trong suốt quãng thời gian điều trị hơn 1 năm ở đây, ông đã bén duyên với y thuật.

Sự nghiệp của Lê Hữu Trác

Bắt đầu sự nghiệp với y thuật ở tuổi 30, Lê Hữu Trác quyết định ở lại quê mẹ Hương Sơn để chuyên tâm chữa bệnh cứu người lấy danh là Hải Thượng Lãn Ông. Được một thời gian ông tự nhận thấy cần phải nâng cao y thuật nên đã lựa chọn lên Kinh thành học hỏi kiến thức y thuật.

Sau thời gian học hỏi y thuật ở Kinh thành, ông tiếp tục về Hương Sơn chữa bệnh. Với tài năng và kiến thức y thuật, Lê Hữu Trác nhanh chóng được sự tín nhiệm của người dân, tên tuổi ông ngày một lan xa.

Ngoài thời gian chữa bệnh, ông mời các danh y từ khắp nơi đến bầu bạn, chia sẻ kiến thức y thuật cho nhau. Ông cũng mở thêm các lớp học để truyền đạt lại cho các thế hệ thầy thuốc trẻ. Không chỉ dạy kiến thức y thuật, ông còn dạy họ cách làm người đúng mực, đạo đức của người thầy thuốc phải có.

Năm 1782, ông bất đắc dĩ phải lên Kinh thành chữa bệnh cho Chúa Trịnh và con trai Trịnh Cán. Vì tài hoa y thuật mà ông đã bị nhiều người ganh ghét nên khi được mời ở lại Kinh thành, ông viện cớ tuổi tác đã cao mà về quê tiếp tục chuẩn bệnh.

Hải Thượng Lãn Ông là ông tổ ngành y Việt Nam

Hải Thượng Lãn Ông được mệnh danh là ông tổ ngành y Việt Nam không chỉ bởi tài nghệ y thuật hơn người mà còn ở y đức của người thầy thuốc. Ông sẵn sàng giao lưu kiến thức y thuật, truyền dạy cho các lớp thế hệ thầy thuốc trẻ đặc biệt là tính cách hào sảng, không ham hư vinh, sẵn sàng trị bệnh cho tất cả mọi người kể cả những người nghèo khổ.

Trong suốt những năm làm thầy thuốc và dạy học trò, ông vẫn luôn mong muốn truyền dạy lại những y lý mà mình có được qua nhưng cuốn sách. Tiêu biểu là bộ “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” ghi chép những chân lý mà ông lĩnh hội được từ các bậc thầy y thuật và phải mất 10 năm để hoàn thành. Cuốn sách của ông còn lưu giữ giá trị to lớn cho ngành y học Việt Nam đến tận ngày nay.

Ngoài “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”, hàng loạt các bộ sách giá trị như “Y Hải Cầu Nguyên” [năm 1782], “Thượng Kinh Ký Sự” [năm 1783], “Vận Khí Bí Điển” [năm 1786],…

Cách chữa bệnh của Lê Hữu Trác và những phê phán, những điểm không phù hợp trong điều trị cho người Việt Nam cũng được ông chỉ ra lưu truyền lại cho nhiều đời sau.

Đại danh y Lê Hữu Trác chính là bậc thầy vĩ đại truyền cảm hứng về y thuật và y đức cho các thế hệ tương lai, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển ngành y của Việt Nam. Hy vọng những thông tin quý giá này sẽ giúp bạn hiều thêm về Lê Hữu Trác – ông tổ ngành y Việt Nam.

>> TOP lương y giỏi về trị xương khớp tại Việt Nam

Hippocrates là người có đóng góp lớn nhất trong nền Y học của nhân loại và được coi là ông tổ của ngành Y. Vậy ông tổ ngành Y Hippocrates là ai? Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về Hippocrates cũng như lời thề Hippocrates bạn nhé!

  • Ông tổ ngành Y Hippocrates là ai?
  • Lời thề Hippocrates

Ông tổ ngành Y Hippocrates là ai?

Ông tổ ngành Y Hippocrates sinh vào khoảng 460 - 370 Trước Công Nguyên [TCN] tại đảo Kos, Hy Lạp và mất vào khoảng năm 380 - 370 TCN ở Larissa thuộc vùng Thessaly. Hơn 2000 năm qua, người ta vẫn nhắc tới Hippocrates như là người sáng lập ra nền Y học của nhân loại. Ông có tài năng điều trị giỏi, đạo đức nghề nghiệp tốt và còn được xem là tác giả của lời thề Hippocrates [Hippocratic Oath] nổi tiếng mà mọi bác sĩ đều phải tuân theo. Ngoài ra, Hippocrates và các môn đệ của ông còn để lại cho nhân loại rất nhiều tác phẩm về Y học và tạo nên các lý thuyết về Y học được gọi là Học thuyết Hippocrates [Hippocratic Theory]. Trong đó, thực hành y khoa phải dựa trên cơ sở các quan sát và nghiên cứu cơ thể con người, cũng như tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được mà không phải do sức mạnh siêu nhiên hoặc do người bệnh đã dám có ý nghĩ tội lỗi hay báng bổ thần thánh trong thời đó. Hippocrates cũng là người đã sáng lập Trường Y học Hippocrates [Hippocratic School of Medicine].

Hippocrates đã đi khắp Hy Lạp để hành nghề Y, sau đó, ông đã quay về đảo Kos và thành lập trường y rồi bắt đầu giảng dạy những tư tưởng Y học của mình. Một số tài liệu cho rằng, Hippocrates cũng đã tiếp cận thêm với nền Y học phương Đông. Các tư tưởng và bài giảng Y khoa của ông được tập hợp thành bộ sách "Tập Sao lục của Hippocrates" [Corpus Hippocraticum] bao gồm 60 tác phẩm về nhiều lĩnh vực Y khoa gồm chẩn đoán, dịch tễ học, sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng và phẫu thuật.

Lời thề Hippocrates

Lời thề Hippocrates [Hippocratic Oath] là lời tuyên thệ của các bác sĩ khi bước vào nghề, nó được coi là chuẩn mực của y đức để nhắc nhở các bác sĩ nhớ lại những gì người xưa đã dạy. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.

Nguyên văn lời thề Hippocrates như sau:

Lời thề Hippocrates

Tôi xin thề trước Apollon Thần Chữa bệnh, trước Aesculapius Thần Y học, trước Thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người chuyên.

Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.

Trên đây là những thông tin về ông tổ ngành Y Hippocrates và lời thề Hippocrates mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm y tế & sức khỏe thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Video liên quan

Chủ Đề