Thận đau lưng ở đâu

Do vị trí thận nằm ở dưới khung xương sườn, dựa vào cơ lưng nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa cơn đau thận và đau lưng.

Thận là hai cơ quan hình hạt đậu có kích thước bằng một nắm tay, nằm ở hai bên của cơ thể ngay cạnh tủy sống, ở nửa dưới của khung xương sườn và hông. Thận đảm nhiệm chức năng quan trọng trong cơ thể là lọc sạch nước, chất độc, axit và chất thải ra khỏi máu bằng cách biến đổi những chất này thành nước tiểu thải ra ngoài. Nếu không có thận, cơ thể sẽ không thể duy trì nồng độ muối, nước và khoáng chất như canxi trong máu.

Tuy nhiên, chính vai trò lọc chất thải khiến thận dễ bị nhiễm trùng hoặc tổn thương. Sỏi thận được tạo ra khi lượng canxi, phốt pho và oxalat dư thừa tích tụ. Khi sỏi có kích thước lớn dần có thể gây ra tắc nghẽn, với biểu hiện là đau nhói dữ dội.

Lưng của con người được tạo thành từ xương, cơ và dây thần kinh. Nếu bị tổn thương, các bộ phận của hệ thống cơ xương này có thể gây đau ở vùng trên, giữa hoặc dưới của lưng. Đau lưng cực kỳ phổ biến nên khả năng bị đau lưng cao hơn là đau thận.

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng, đơn giản là cơ bắp hoạt động quá sức, nằm ngôi sai tư thế hoặc khiêng nặng. Nếu gặp các vấn đề về thần kinh, đĩa đệm hoặc xương bị suy yếu, cơn đau sẽ dữ dội hơn và sâu hơn trong cơ thể. Những bệnh nhân bị đau lưng sẽ trải qua những mức độ đau khác nhau vào những ngày nhất định. Đôi khi, lưng chỉ hơi đau và người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, có cơn đau lưng nghiêm trọng đến mức cản trở khả năng vận động và khiến bệnh nhân phải nằm liệt giường.

Đau lưng thường xảy ra nhiều ở cột sống thắt lưng hoặc lưng dưới, còn đau thận sẽ cảm thấy đau quặn ở hai bên sườn bên dưới khung xương sườn, ở hai bên cột sống. Ảnh: Medical News Today

Cách phân biệt đau thận và đau lưng

Vì đau lưng là trải nghiệm phổ biến nên nhiều người thường không nghĩ tới khả năng thận mới là cơ quan thực sự gây ra cơn đau. Có thể rất khó để phân biệt chính xác điều gì đang gây ra sự khó chịu vì các vùng đau nằm gần nhau. Để biết mình bị đau lưng hay đau thận, hãy xác định xem vị trí đau nằm ở đâu, mức độ đau như thế nào và các dấu hiệu kèm theo.

Vị trí:

Đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở lưng nhưng thường cột sống thắt lưng hoặc lưng dưới nơi bệnh nhân cảm thấy đau nhất. Đây là khu vực nâng đỡ trọng lượng cơ thể nhiều nhất, do đó dễ bị mỏi, chấn thương hoặc căng cứng hơn.

Người đau thận sẽ cảm thấy đau quặn ở hai bên sườn bên dưới khung xương sườn, ở hai bên cột sống. Có thể cảm nhận đau ở một bên hoặc cả hai bên.

Kiểu đau:

Kiểu đau hoặc mức độ nghiêm trọng của cơn đau khác nhau tùy thuộc vào bộ phận nào đang gây ra vấn đề. Cảm giác đau cơ âm ỉ hoặc dao động. Đau dây thần kinh thường được mô tả là một cảm giác nóng bỏng, như luồng điện hoặc như dao đâm, truyền từ lưng dưới xuống chân và bàn chân. Đau xương do gãy đốt sống hoặc cột sống có hình dạng bất thường có thể xảy ra đột ngột và trầm trọng hơn khi cử động.

Trong khi đó, cơn đau thận âm ỉ, liên tục hoặc đau dữ dội theo từng đợt. Những viên sỏi thận nhỏ có thể được thải ra ngoài theo nước tiểu mà không gây tổn thương, nhưng những viên sỏi thận lớn hơn sẽ gây đau rát nó di chuyển từ thận đến niệu quản, ống nối thận với bàng quang.

Phạm vi đau:

Các cơn đau cột sống thường lan đến cổ và các chi. Nếu vấn đề là do dây thần kinh bị chèn ép hoặc đĩa đệm bị tổn thương, cơn đau cũng có thể lan xuống mông, mặt sau của đùi và chân hoặc mắt cá chân.

Cơn đau thận thì lan từ hai bên sườn xuống háng, đùi trong và bụng.

Triệu chứng đi kèm:

Đau lưng có thể kèm đau nhức hoặc cứng dọc theo cột sống, co thắt cơ, chuột rút cơ và một số cảm giác tê hoặc ngứa ran từ lưng xuống chân.

Các triệu chứng đi kèm phổ biến nhất của đau thận bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, sốt, nôn, táo bón, tiêu chảy, nước tiểu có màu sẫm hoặc đục, nước tiểu có máu, thường xuyên phải đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu.

Nguyên nhân:

Đau lưng thường xảy ra do chấn thương, vận động sai tư thế hoặc vận động quá sức. Bạn có thể dễ dàng bị căng cơ khi chơi thể thao, tập quá sức hoặc nâng vật nặng không đúng cách. Ngay cả khi ngồi hoặc đứng quá lâu cũng có thể gây đau lưng. Các bệnh lý như viêm khớp, loãng xương và viêm cột sống cũng có thể gây ra đau cột sống.

Trong khi đó, thận là cơ quan kết nối với bàng quang và niệu quản, nên có nhiều nguyên nhân gây đau như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, nhiễm trùng thận hoặc chấn thương do tác động lực mạnh lên thận.

Điều trị:

Đối với lưng, có nhiều nguyên nhân khác nhau nên phương pháp chữa trị cũng khác nhau. Đau cột sống sẽ giảm bớt khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống. Đau lưng nhẹ có thể dễ dàng được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc chườm nóng và lạnh. Nếu cơn đau kéo dài hơn hai tuần, có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc đặc biệt, phục hồi thể chất hoặc tiểu phẫu.

Sẽ không có gì làm dịu cơn đau thận cho đến khi nguồn gốc của vấn đề được xác định. Nếu cảm thấy lo lắng vì không rõ nguyên nhân cơn đau, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Nếu nhiễm trùng thận, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Sỏi thận nhỏ sẽ không cần điều trị và tự khỏi. Uống nhiều nước cũng có thể giúp giải quyết vấn đề này. Mặt khác, nếu viên sỏi thận lớn, người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật.

Anh Ngọc [Theo The Spine and Rehab Group]

Đau lưng do thận yếu là vấn đề thường gặp của nam giới ở tuổi trung niên hoặc người già. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn làm giảm chức năng sinh lý của các quý ông. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn – Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tìm hiểu nguyên nhân thận yếu gây đau lưng và biện pháp chữa trị hiệu quả.

Cơ thể chúng ta có 2 quả thận, nằm ở gần thắt lưng và đối xứng nhau qua cột sống. Thận trái nằm nhích lên 1 chút so với thận phải. Chức năng của thận là lọc và đào thải độc tố ra khỏi máu. Khi thận bị tổn thương, nam giới thường gặp phải hiện tượng đau lưng.

Thận yếu là tình trạng tổn thương các tế bào cầu thận với các biểu hiện đặc trưng là sự tăng cao của nồng độ protein trong nước tiểu, phù thũng toàn thân, đặc biệt là chân tay.

Bệnh lý này gây ra những cơn đau âm ỉ ở khu vực lưng, xung quanh đốt sống. Ở giai đoạn tiến triển nặng, cảm giác đau dữ dội hơn, kéo chằng lên phần ngực gây khó thở, quặn thắt.

Bên cạnh đó, thận chứa sỏi cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng ở nam giới. Sỏi thận hình thành do nồng độ khoáng chất và muối trong nước tiểu tăng cao, lâu ngày tích tụ thành những viên cứng. Sỏi có kích thước càng lớn thì khả năng gây ra tắc nghẽn và tạo áp lực cho thận càng cao. Trong quá trình di chuyển, những viên sỏi cọ xát vào nhau khiến tế bào thận bị tổn thương. Cơn đau từ thận có thể kéo lan ra khu vực xung quanh gây đau lưng.

Theo nguyên lý Y học cổ truyền, thận là cơ quan tối quan trọng của cơ thể, được xem là nền móng của sự di truyền và là gốc rễ của mọi hoạt động sống. Tạng thận có mối liên hệ mật thiết với các tạng phủ khác, nhằm điều hòa các chức năng sinh lý trong cơ thể nam giới.

Một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của thận là “chủ cốt tủy”. Đây là cơ quan lưu trữ tinh hoa của cơ thể, đồng thời sản sinh ra tủy. Tủy sống có nhiệm vụ nuôi dưỡng các tế bào xương. Vì thế, thận hư, thận yếu dẫn đến loãng xương, xương giòn yếu, dễ gãy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng, nhưng thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, tổn thương dây thần kinh hoặc do mang vác nặng, hoạt động quá sức. Ở những người độ tuổi ngoài 40, cần lưu ý thêm một nguyên nhân nữa là do thận hư yếu.

Phân biệt đau lưng do thận yếu và đau lưng do nguyên nhân khác qua bảng sau:

                    ĐAU LƯNG DO THẬN YẾU                     ĐAU LƯNG KHÁC
– Đau ở khu vực ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3 [là vị trí của thận].

– Có thể đau 1 hoặc cả 2 bên lưng, tùy vào việc tổn thương 1 hoặc cả 2 bên thận.

– Cảm giác đau ở phía sâu bên trong cơ thể, lan lên vùng trên của lưng.

– Hiện tượng đau diễn ra ở nhiều vị trí khác nhau, có thể là đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng giữa, đau thắt lưng…

– Tùy vào vị trí đau có thể chẩn đoán đau do nguyên nhân gì.

– Mức độ nhẹ: đau âm ỉ ở một hoặc 2 bên thắt lưng.

– Mức độ nặng, đặc biệt khi thận có sỏi kích thước lớn hoặc suy thận: Đau theo cơn dữ dội, quặn thắt.

– Cảm giác đau lan nhanh xuống bụng và phần háng.

– Đau do cơ: nhức mỏi âm ỉ, chỉ đau khi di chuyển nhiều hoặc làm việc quá sức.

– Đau do xương bị tổn thương: cơn đau đột ngột với cường độ mạnh, nhiều người đau toát mồ hôi, đau không chịu nổi.

– Đau do thần kinh tọa: cảm giác nóng rát, châm chích ở lưng. Sau làn nhanh ra các khu vực xung quanh.

Biểu hiện đau tăng nặng khi thay đổi chế độ ăn uống:

– Ăn nhiều muối hơn

– Ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu

– Uống rượu bia, chất kích thích

– Sử dụng thực phẩm nhiễm kim loại nặng hoặc chứa nhiều chất bảo quản.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh:

– Sự thay đổi của thời tiết

– Chế độ vận động [làm việc nặng và hoạt động nhiều sẽ đau hơn].

– Ăn nhiều chất đạm…

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu mất kiểm soát.

– Nước tiểu có dấu hiệu bất thường: lượng chất lỏng ít, có màu vàng hoặc nâu đậm [do chứa máu trong nước tiểu], sủi nhiều bọt…

– Buồn nôn, chóng mặt, hơi sốt nhẹ.

– Khó ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

– Đi lại khó khăn.

– Khó đứng vững, hay đau mỏi người.

Đau nhức, châm chích ở phần cổ và vai gáy.

Theo Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, việc điều trị đau lưng mỏi gối do thận yếu có nhiều điểm khác biệt so với đau nhức xương khớp thông thường. Tùy vào tình trạng tổn thương của thận mà có những phương pháp điều trị cụ thể.

Trong trường hợp viêm nhiễm, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để triệt tiêu những ổ vi khuẩn gây tổn thương tế bào thận.

Nếu thận có sỏi kích thước lớn hoặc nằm ở vị trí chèn ép thận, bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Các trường hợp nặng hơn có thể phải chạy thận, ghép thận để duy trì chức năng bộ phận này.

Thận yếu: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Khác với nguyên tắc điều trị triệu chứng của Tây y, việc ứng dụng Y học cổ truyển trong chữa trị đau lưng do thận yếu chú trọng bồi bổ ngũ tạng, đặc biệt là tạng thận, đại bổ nguyên khí, tăng sức khỏe toàn thân. Từ đó giảm đau lưng mỏi gối, giảm tiểu đêm do thận yếu.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, dâm dương hoắc là một trong những vị thuốc quý của Y học cổ truyền. Công dụng của thảo dược này là ôn thận, tráng dương, làm ấm tạng thận và khỏe dương khí. Bên cạnh đó, Dâm dương hoắc còn giúp cường gân tráng cốt, chữa đau lưng mỏi gối, gân cốt co rút, chân tay yếu lạnh.

Trên trang Thầy thuốc Việt Nam cũng có bài viết về tác dụng của Ba kích như sau: Rễ Ba kích trị thận hư, đái dầm, trị đau lưng mỏi gối. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng tốt trong chữa di tinh, liệt dương ở nam giới.

Ngoài tác dụng thúc đẩy cơ thể sản xuất Testosterone nội sinh, Bá bệnh còn được biết đến là dược liệu giúp lợi mật, thúc đẩy tái tạo tế bào gan thận. Nam giới gan thận yếu do sử dụng nhiều bia rượu nên sử dụng dược liệu này.

Lộc nhung là một trong “tứ đại danh dược” của Y học cổ truyền. Dược liệu này nổi tiếng với công dụng bổ thận tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, mạnh gân cốt rất hiệu quả.

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy, lộc nhung có chứa đến 25 loại axit amin và 26 nguyên tố vi lượng quan trọng khác. Thường xuyên sử dụng lộc nhung giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch, đồng thời tăng cường sức khỏe toàn thân.

Đối với nam giới chức năng thận suy giảm, ngoài việc điều trị bằng Đông Tây y thì chế độ vận động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Dưới đây là gợi ý các bài tập thể dục đơn giản, có thể thực hiện tại nhà để nâng cao sức khỏe cho thận.

Tai và thận là hai cơ quan được liên kết với nhau bởi rất nhiều dây thần kinh. Việc xoa bóp, chà xát vành tai khiến bộ phận này nóng lên thực chất là một phương pháp giúp kích thích tăng cường hoạt động của thận.

Bạn có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách lấy tay cầm nhẹ vào vành tai và chà xát cho đến khi chúng ấm lên. Mỗi ngày nên làm 2-3 lần, mỗi lần 20 phút đến nửa tiếng.

Động tác đơn giản này không chỉ giúp nâng cao khả năng hoạt động của thận mà còn giúp hệ thần kinh trung ương được nghỉ ngơi, thư giãn. Nam giới nên bịt kín tai trong khoảng 5 phút. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để có kết quả tốt.

Sở dĩ xoa bóp gan bàn chân giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ở thận do bộ phận này tập trung rất nhiều huyệt vị. Đặc biệt, huyệt Dũng Tuyền nằm ở gan bàn chân có liên quan mật thiết đến chức năng của thận. Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung nhiều độc khí. Massage gan bàn chân giúp độc tố thoát ra ngoài dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bài tập khác như đi nhón chân, đi bằng gót chân, nắm chặt tay…

Thận hư, thận yếu gây đau lưng là tình trạng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, ngay từ khi còn trẻ, nam giới nên có những biện pháp phòng ngừa để duy trì và tăng cường chức năng thận. Cụ thể là:

Muối là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối khiến cơ thể bị tích nước, gây phù thũng. Những trường hợp nặng còn gây tăng huyết áp, rối loạn tim mạch và gây áp lực lớn lên gan, thận.

Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để có thể hoạt động khỏe mạnh. Điều đó không ngoại trừ tế bào thận. Bên cạnh đó, lượng nước tiêu thụ khi đi qua hệ bài tiết giúp lọc thải các chất độc ra khỏi thận. Tuy nước rất quan trọng, nhưng không phải “càng nhiều càng tốt”. Nên bổ sung mỗi ngày khoảng 2 lít với người trưởng thành và có thể tăng lên khi hoạt động, đổ mồ hôi nhiều.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Để thận hoạt động khỏe mạnh, nam giới cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, nên bổ sung các loại thực phẩm bổ thận như:

  • Rau củ, trái cây tươi
  • Nước ép hoa quả, sinh tố
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Sữa tách béo
  • Các loại cá, đặc biệt là cá giàu Omega 3 như cá hồi, cá ngừ…
  • Thịt gia cầm…

Các loại đồ uống có cồn khi đi vào cơ thể khiến các tế bào gan thận tổn thương. Từ đó gây suy gan thận, ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch. Bên cạnh đó, nam giới có thói quen hút thuốc lá cũng khiến máu lưu thông đến thận kém hơn. Do đó, từ bỏ thuốc lá là việc nên làm, giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan thận.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược là xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là biện pháp mang tính chất dự phòng, giúp bồi bổ chức năng thận, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng quát của cơ thể. Nam giới nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Điển hình là Viganam Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình.

Viganam Tâm Bình có thành phần từ 8 loại thảo dược kết hợp với 4 tinh chất. Ngoài công dụng hỗ trợ bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý; hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sản phẩm còn giúp hỗ trợ giảm đau lưng mỏi gối, giảm tiểu đêm do thận yếu.

Viganam Tâm Bình – Hỗ trợ tăng cường sinh lý – Hỗ trợ giảm đau lưng mỏi gối do thận yếu ✅

Đặt mua ngay Viganam Tâm Bình [ CHÍNH HÃNG ]

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề