Kinh tế văn hóa thời lý vào thời nay năm 2024

Sự có mặt của các đồng tiền đã góp phần khẳng định chủ quyền dân tộc - chủ quyền về tài chính. Những đồng tiền độc lập, tự chủ đã góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Đẩy mạnh lưu thông tiền tệ

Sự có mặt của các đồng tiền đã góp phần khẳng định chủ quyền dân tộc - chủ quyền về tài chính. Những đồng tiền độc lập, tự chủ đã góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.

Đẩy mạnh lưu thông tiền tệ

Ngay từ khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xuống chỉ "Tiền là huyết của dân, không thể thiếu". Tiền tệ thời Lý luôn có sự phát triển, bổ sung tạo nên nguồn ngân quỹ chính quốc gia.

Nhà Lý đã có những kho tiền quốc gia lớn. Lượng tiền ấy được sử dụng xây dựng các công trình kiến trúc cung điện, chùa chiền tạo nên diện mạo mới cho nền văn hóa đất nước. Các kiến trúc chùa Trấn Quốc, chùa Một cột, đền Bà Tấm (Hà Nội); chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh); chùa tháp Tường Long (Hải Phòng); chùa Long Đội, tháp Chương Sơn (Nam Hà, Nam Định)...

Đầu thời Lý, đã có cuộc cải cách hành chính lớn. Đổi 10 đạo thành 24 lộ lấy Thăng Long làm trung tâm kinh tế đã tạo nên sức sống mới cho vùng đất này. Nhà Lý ban hành nhiều chính sách khuyến nông cởi mở đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, hàng hóa sản xuất tăng lên, nhu cầu mua và bán đẩy mạnh lưu thông tiền tệ thông qua hệ thống chợ tại kinh đô cũng như các vùng quê.

Kinh tế văn hóa thời lý vào thời nay năm 2024
Mặt trước và sau tiền Thuận Thiên Đại Bảo - đồng tiền đầu tiên của nhà Lý.

Sử liệu cho biết, ngoài chợ Đông trong kinh thành, năm 1035 "Mở chợ Tây Nhai và dãy phố dài ở chợ ấy". Những hoạt động kinh tế trong một thời kỳ dài khá ổn định như sử liệu ghi chép, năm 1016 "30 bó lúa giá 70đ". Đồng tiền giữ vị thế vững chắc trong đời sống xã hội. Tiền thời Lý được quy định 1 tiền là 50đ. 1 quan có 10 tiền = 500đ.

Thăng Long đã trở thành một trung tâm kinh tế thương mại về hàng nông nghiệp và thủ công nghiệp của cả nước. Giá cả ổn định, tiền tệ lưu thông phản ánh nền kinh tế nói chung và nội thương có bước phát triển.

Ngoại thương phát đạt

Kinh tế hàng hóa phát triển là tiền đề để thúc đẩy ngoại thương phát đạt, các thương điếm buôn bán ven biển xuất hiện. Năm 1149 "Mùa xuân tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa; Lộ Lạc; Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để buôn bán hàng hóa quý".

Như vậy, vào thời Lý bên cạnh những thương nhân Trung Hoa, ngoại thương Việt Nam đã có sự tham gia của các thương nhân các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh ngoại thương đường biển, ngoại thương đường bộ cũng đẩy mạnh với "Bạc dịch trường" dọc tuyến biên giới vơi các địa điểm: Vĩnh Bình, Như Hồng, Hoành Sơn, Tô Mậu... Số vốn một chuyến đi buôn bán trong một năm lên đến hàng nghìn quan.

Không những là mạch máu trong hoạt động kinh tế, tiền còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tiền là nguồn thu ngân sách của vương triều, hay là vật ban thưởng mỗi khi lên ngôi: Năm 1028 nhân việc mới lên ngôi "xuống chiếu lấy tiền lụa trong kho lớn ban cho thiên hạ"; Ban phát thưởng cho quan lại "phát quần áo, tiền lụa trong Nội phủ để ban cho", hay chẩn cấp cho dân nghèo khi đói kém "năm 1070 phát thóc và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo"...

Tóm lại, tiền tệ thời Lý đã trở thành công cụ hữu hiệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đưa vương triều Lý phát triển toàn diện, trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, tạo nên một thời kỳ có tiếng là văn minh trong lịch sử dân tộc.

Trong giai đoạn Triều Lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều bước phát triển, trong đó phải kể đến những thành tựu nổi bật sau:

1. Về giáo dục:

Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu, ban đầu đây là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và các bậc hiền tài và cũng là nơi học tập của các Hoàng Thái tử, mục đích khuyến khích nhân dân trong nước chăm chỉ học hành.

Năm 1076 Vua Lý Nhân Tông tiếp tục cho xây Quốc Tử Giám ngay giữa kinh thành, từ đây nền giáo dục đại học nước ta được khai sinh.

Chế độ khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời nhà Lý. Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên, để tuyển chọn người tài giỏi ra làm quan.

Năm 1195, nhà Lý mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), loại thi này còn tồn tại đến đầu thời Trần.

2. Về Luật pháp:

Bộ Luật Hình thư được xem là bộ luật đầu tiên của nước ta, được ban hành vào năm 1042, dưới triều Vua Lý Thái Tông. Nhìn chung Hình thư và các luật lệnh khác ở triều Lý ra đời là bước tiến trong tổ chức quản lý nhà nước thời Lý. Tuy nhiên hiệu lực của nó cũng còn nhiều hạn chế.

3. Văn hóa – nghệ thuật – kiến trúc:

Thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản dân tộc 3 áng thơ văn cô đúc mà gây được một ấn tượng phi thường, đó là tờ Chiếu dời đô, bài văn Lộ Bố và bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.

Nghệ thuật múa rối nước cũng bắt đầu xuất hiện ở thời Lý, được phục vụ trong các dịp lễ hội của cung đình.

Nhiều công trình kiến trúc như Đình, Chùa nổi tiếng được xây dựng còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như Đình Đình Bảng (Bắc Ninh – là đình lớn nhất và đẹp nhất nước), chùa Một Cột, chùa Thầy, chùa Phật Tích. Đặc biệt Hoàng thành Thăng Long là điểm nhấn nổi bật nhất không chỉ về nghệ thuật kiến trúc mà còn mang giá trị về chính trị sâu sắc.

4. Tiền tệ

Thời Lý đã xuất hiện việc trao đổi bằng tiền trong nội thương và ngoại thương, tiền tệ đã có vai trò quan trọng trong xã hội.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8.

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Việt Nam tập 3, tác giả Hội đồng khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh –Viện khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh ,NXB Trẻ, năm 2007.

- Tiến trình Lịch sử Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Ngọc, NXB Giáo dục, năm 2009.

- Thế thứ các triều vua Việt Nam, tác giả Nguyễn Khắc Thuần ,NXB Giáo dục, năm 2010.

- Tóm tắt các niên biểu sử Việt Nam, tác giả Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, NXB Văn hóa – thông tin, năm 2008.