Kinh nghiệm làm việc cho sinh viên

Là một sinh viên quốc tế chuẩn bị tốt nghiệp, bạn hẳn đã có rất nhiều dự định cho tương lai trong đầu. Không cần phải nói, một trong những lo lắng cấp bách nhất của sinh viên là tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học. Cho dù bạn có ý định về nước hay ở lại nước ngoài theo đuổi sự nghiệp, chúng tôi hiểu việc tìm kiếm một công việc sau khi tốt nghiệp tốn khá nhiều công sức và thời giờ. 

Vậy phải làm thế nào để có được một công việc sau khi tốt nghiệp đại học?

Bạn phải nắm rõ các quy tắc và quy định của visa – điều này có thể phức tạp và khó hiểu. Bạn có thể thấy rằng nhiều công ty miễn cưỡng tài trợ cho sinh viên quốc tế bởi vì quá trình này có thể tốn kém và mất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc sinh viên bỏ làm ngang hợp đồng cũng là vấn đề khá nan giải đối với nhà tuyển dụng.

Vì vậy, CISM ở đây để giúp bạn, đây là 7 lời khuyên hàng đầu của chúng tôi để sinh viên quốc tế có thể kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học.

Tip 1 – Sinh viên phải lên kế hoạch trước

Đừng đợi cho đến khi tốt nghiệp rồi mới bắt đầu tìm việc. Khi gần kết thúc chương trình học, hãy bắt đầu tìm kiếm công việc cho mình. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói chuyện với các cố vấn của trung tâm nghề nghiệp tại trường mình và tìm hiểu những nguồn lực và hỗ trợ dành cho sinh viên quốc tế.

Điều này khá bổ ích vì nếu may mắn, bạn có thể thực tập với một tổ chức tài trợ work permit. Cơ hội này không chỉ cho phép bạn đặt chân vào ngưỡng cửa sự nghiệp, tích lũy kinh nghiệm mà còn có nhiều thời gian để thiết lập các mối quan hệ và nâng cao cơ hội nhận được tài trợ sau khi tốt nghiệp.

Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu chuẩn bị trước ít nhất một năm.

Hãy nhớ rằng các nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm bảng điểm tốt ở một ứng viên; Ngoài việc đạt điểm tốt trên lớp, bạn cũng nên đảm bảo tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm khác. Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có các kỹ năng có thể chuyển giao, ngay cả khi một sinh viên mới tốt nghiệp không có kinh nghiệm làm việc chính thức.

Trên ghế nhà trường, bạn có thể tham gia các sự kiện để thể hiện các kỹ năng mềm như lãnh đạo câu lạc bộ, chủ trì hoặc tổ chức một sự kiện/ hội nghị, và dạy / kèm các sinh viên khác.

Kinh nghiệm làm việc cho sinh viên

Tip 2 – Biết các quy tắc và quy định

Càng biết nhiều về quy trình xin visa, các khả năng, thời hạn và chi phí khác nhau, bạn sẽ càng cảm thấy được chuẩn bị và tự tin hơn khi nộp đơn xin việc. Hãy cố gắng nghiên cứu danh sách công ty nào có tài trợ thị thực, bạn cần làm gì để được cấp phép và quá trình đó mất bao lâu.

Lưu ý: Các yêu cầu để có được work permit có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy hãy nhớ kiểm tra các nguồn chính thức của chính phủ để biết thêm các thông tin mới nhất.

Tip 3 – Sử dụng tài nguyên của bạn một cách khôn ngoan

Nơi tốt nhất để bắt đầu lập kế hoạch cho bạn là tại Văn phòng Sinh viên Quốc tế và Trung tâm Phát triển Nghề nghiệp của trường bạn. Những nguồn này có thể cung cấp cho bạn thông tin tổng quát hơn về những việc cần làm sau khi tốt nghiệp và thông báo về các cơ hội cụ thể.

Các dịch vụ nghề nghiệp của trường bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc với sinh viên quốc tế và sẽ có thể giúp bạn. Bạn có thể thử xin một buổi meeting với advisor về nghề nghiệp để thảo luận về tình huống và mục tiêu cụ thể của bạn. Sinh viên cũng có thể tham dự các event nghề nghiệp và nói chuyện với các nhà tuyển dụng, xây dựng mối quan hệ và theo dõi họ cho các cuộc phỏng vấn tiềm năng.

Bạn cũng có thể tự thực hiện nghiên cứu của mình – bắt đầu lập danh sách các công ty mà bạn quan tâm và tìm hiểu xem họ có mở cửa tuyển dụng sinh viên quốc tế hay không – có các nguồn trực tuyến cung cấp thông tin về các công ty đã từng tài trợ cho lao động quốc tế trước đây và bạn có thể tham khảo các trang thông tin này.

Tip  4 – Kết nối mạng lưới, gặp gỡ mọi người, thiết lập networking

Cách tốt nhất để tìm nhà tuyển dụng tương lai của bạn là bắt đầu kết nối các mối quan hệ từ sớm. Khoảng 70% công việc ở Canada được lấp đầy thông qua các kết nối. Vì thế, hãy tận dụng lợi thế của cộng đồng đại học và nói chuyện với các nhóm cựu sinh viên đã trải qua quá trình tương tự. Xây dựng mối quan hệ với các giáo sư của bạn hoặc thậm chí với cha mẹ của bạn bè của bạn ở trường cũng là một cách tốt.

Khi thích hợp, hãy nói chuyện với mọi người về sở thích, kế hoạch và nguyện vọng nghề nghiệp của bạn vì chắc chắn bạn sẽ nhận lại rất nhiều lời khuyên và thông tin của họ. 

Tip số 5 – Chăm chút cho sơ yếu lý lịch để tìm kiếm việc làm

Hãy đảm bảo bạn có một sơ yếu lý lịch cập nhật tất cả những thành tích và kinh nghiệm nổi bật của mình. Khi nói chuyện với nhà tuyển dụng tiềm năng, hãy tỏ ra tích cực và cố gắng nổi bật bằng cách tập trung vào những điểm mạnh độc đáo của bạn. Đừng gửi một bản sơ yếu lý lịch chung chung cho vị trí bạn ứng tuyển – hãy dành thêm thời gian để nghiên cứu công ty và vai trò cũng như điều chỉnh kỹ năng của bạn cho phù hợp với từng vị trí.

Ngày nay, điều quan trọng cần nhớ là sơ yếu lý lịch của bạn không chỉ là một tờ giấy hay một tệp đính kèm với email. Đừng quên rằng bạn có thể xây dựng hồ sơ của mình trên các trang mạng chuyên nghiệp như LinkedIn hoặc thậm chí trên trang web của bạn.

Cố gắng tạo ra một câu chuyện hấp dẫn đi kèm với sơ yếu lý lịch khi bạn gặp gỡ mọi người tại các sự kiện kết nối và các cuộc phỏng vấn có thể thu hút người bạn gặp cũng như chứng tỏ niềm đam mê và tính chuyên nghiệp của bạn.

Tip số 6 – Luôn lạc quan và kiên trì

Dành nhiều thời gian cho quá trình tìm kiếm việc làm mà không nhận được kết quả có thể khiến bạn vô cùng nản lòng. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ cuộc. Mỉm cười và tích cực về khả năng của bạn sẽ thể hiện sự tự tin và truyền cảm hứng cho nhà tuyển dụng muốn làm việc với bạn.

Hãy nhớ rằng việc được nhận vào trường đại học mơ ước không phải là một nhiệm vụ dễ dàng nhưng bạn đã làm được nó rồi. Hãy bỏ ngoài tai tất cả các đơn xin việc chưa được trả lời và những lời từ chối đã nhận được, chỉ cần bạn không nản lòng, tất cả đều xứng đáng!

Mẹo bổ sung – Theo dõi các công ty đang tuyển dụng sinh viên quốc tế

Cuối cùng, một cách tuyệt vời khác để dẫn đầu cuộc chơi là theo dõi các công ty tuyển dụng sinh viên quốc tế. Một số trang web tuyệt vời để tìm việc làm mà bạn có thể tham khảo:

  • LinkedIn Jobs
  • Indeed
  • CareerBuilder.com

Ngay cả khi bạn chưa tìm được công ty phù hợp với mình, hãy đảm bảo rằng bạn luôn làm những thứ khác trong lúc đợi gọi phỏng vấn. Hãy bắt đầu làm việc tự do hoặc làm một số công việc tư vấn ngắn hạn để giữ cho kỹ năng của bạn luôn sắc bén và duy trì được thị trường. Bằng cách này, bạn sẽ có được một số kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình và cũng cho các nhà tuyển dụng tiềm năng thấy rằng bạn là người chủ động và coi trọng sự nghiệp của mình.

Giấy trắng mực đen

Đừng bao giờ để công việc chỉ nói miệng. Đây là một kinh nghiệm tối quan trọng, không bao giờ được quên ở môi trường công sở. Tất cả các công việc được trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại thì cần phải gửi email hoặc tin nhắn để xác nhận lại. Việc này không chỉ giúp các bên hiểu rõ ý nhau cũng như nắm được chi tiết quá  trình thực hiện công việc mà còn là bằng chứng bảo vệ bạn khi có tranh chấp xảy ra.

Hỏi đúng chỗ, đúng cách

Bạn cần chủ động đặt câu hỏi bởi vì đi làm không giống như đi học. Không ai có đủ thời gian cầm tay chỉ bạn mọi việc. Thông thường khi mới vào làm, bạn sẽ rất dễ bị rối khi hầu như không ai hướng dẫn chi tiết cho bạn về bộ máy hoạt động của công ty.

Thử thách của bạn lúc này là tự bắt nhịp vào công việc, sinh viên mới ra trường đi làm thường sẽ “ăn” nhau ở bước này. Để chứng minh mình là một nhân viên sáng giá, bạn cần phải xông xáo quan sát và đặt câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là bạn phải tìm ra quy trình chung của công việc. Sau khi đã nắm được cách vận hành của cả bộ máy thì bạn tìm hiểu kỹ vào công đoạn do mình phụ trách. Bạn cần đặt câu hỏi để biết mình cần làm những bước gì, báo cáo cho ai, cần lấy thông tin từ đâu…

Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng là dùng óc quan sát để chuẩn bị trước, không hiểu ở đâu thì hỏi chỗ đó chứ không phải động đến cái gì cũng cuống lên đi hỏi. Nếu không làm vậy, bạn sẽ thể hiện mình là một người lười tìm hiểu và thiếu khả năng quan sát. Cái gì chưa biết thì phải tự mình đi tìm câu trả lời trước, cái gì không thể tự giải đáp được thì mới đặt câu hỏi. Ai cũng bận bịu nên bạn cần cố gắng hết sức để tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể “tự thân vận động”.

Không quên sổ, bút

Nối tiếp việc đặt câu hỏi là ghi lại. Sau khi đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời, bạn phải nhớ. Hết sức tránh tình trạng hỏi xong để đó không làm, hoặc hỏi xong thì quên, lần sau lại hỏi cùng câu hỏi. Đi học ở trường, thầy cô không ngại đi theo nhắc nhở học bài, làm bài, nộp bài… nhưng đến lúc đi làm, không ai có thể kiên nhẫn với bạn đến thế. Một điều đơn giản nhưng lại giúp các bạn ghi điểm rất lớn trong mắt các sếp là mỗi khi sếp gọi thì hãy đến cùng với sổ, bút trên tay.

Cẩn trọng với đồng nghiệp

Đồng nghiệp không giống như bạn thời đi học của bạn. Chắc chắn vẫn sẽ có những đồng nghiệp chân thành quan tâm đến bạn và theo thời gian có thể trở thành bạn tốt của bạn. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, mọi chuyện phức tạp hơn bạn nghĩ và bạn nên giữ mối quan hệ với đồng nghiệp ở mức chuyên nghiệp, không nên đi sâu hơn.

Chưa tiếp xúc với đồng nghiệp đủ lâu nhưng vì thấy họ thân thiện nên kể hết mọi chuyện riêng là một sai lầm lớn. Hãy giữ mối quan hệ ở mức đồng nghiệp đủ lâu để có thể đánh giá xem người này có phải là một người bạn của mình hay không. Kể cả nếu trở thành bạn bè cũng nên giữ những chuyện riêng của cả hai ở ngoài môi trường làm việc.