Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng cách nào năm 2024

Người bệnh tiểu đường type 2 nên kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày để đảm bảo trong ngưỡng 80- 130 mg/dL trước bữa ăn, dưới 180 mg/dL hai giờ sau ăn.

Glucose cung cấp năng lượng cho các tế bào khắp cơ thể. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp glucose đi vào tế bào. Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không còn phản ứng phù hợp với insulin (kháng insulin) hoặc không tạo ra đủ insulin.

Kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng. Các biến chứng thường gặp của căn bệnh này như mất thị lực, tổn thương thần kinh, vết loét ở chân, bệnh thận, ngưng thở khi ngủ...

Bệnh tiểu đường type 2 được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm máu như xét nghiệm A1C (mức đường trong máu trung bình trong 2-3 tháng), xét nghiệm đường huyết lúc đói (lượng đường trong máu được đo sau khi nhịn ăn qua đêm), xét nghiệm dung nạp glucose (lượng đường trong máu trước và sau khi uống đồ uống có đường), xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (lượng đường trong máu được đo bất cứ lúc nào). Một số xét nghiệm có thể thực hiện tại bệnh viện và tại nhà.

Ai cần đo đường huyết tại nhà?

Người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 nên theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày tại nhà. Lượng đường trong máu có thể được kiểm tra bằng máy đo đường huyết tại nhà hoặc theo dõi lượng đường liên tục.

Dùng máy đo đường huyết tại nhà: Mức đường huyết thường được đo bằng máy đo tại nhà bằng cách chích máu từ đầu ngón tay. Tùy thuộc vào dòng máy mà bạn sử dụng có thể lấy máu ở ngón tay hoặc đùi, bắp chân, cẳng tay... Máu được đặt trên que thử và đưa vào máy đo đường huyết. Sau đó, thiết bị sẽ hiển thị mức đường huyết hiện tại theo miligam glucose trên mỗi decilit máu (mg/dl).

Người bệnh tiểu đường type 2 có thể kiểm tra bất cứ lúc nào, nhất là khi cảm thấy tăng hoặc hạ đường đường huyết. Thông thường, người bệnh có thể kiểm tra vào các thời điểm như vào buổi sáng (trước khi ăn hoặc uống), trước mỗi bữa ăn, hai giờ sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục.

Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng cách nào năm 2024

Đo đường huyết giúp bạn biết được biến động lượng đường trong máu. Ảnh: Freepik

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm như thực hiện đúng hướng dẫn kiểm tra, chất lượng và cách bảo quản sản phẩm, tác động của môi trường, một số chất có trong cơ thể như acetaminophen, vitamin C, axit uric...

Máy theo dõi glucose liên tục: Thiết bị dùng để theo dõi đường huyết liên tục với một cảm biến nhỏ được cấy ngay dưới da, thường ở cánh tay trên hoặc bụng. Thiết bị này đo nồng độ glucose trong dịch kẽ - dịch nằm trong các khoảng trống giữa các tế bào cứ sau vài phút, trong 24 giờ mỗi ngày. Theo dõi lượng đường liên tục có thể báo cho người bệnh biết khi lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, tránh trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, thiết bị này thường đắt tiền và có thể cần thực hiện thêm xét nghiệm bằng chích ngón tay truyền thống hai lần mỗi ngày.

Mức đường huyết an toàn

Đường huyết bình thường khi lượng đường trong máu trong khoảng từ 80 đến 130 mg/dL trước bữa ăn và dưới 180 mg/dL hai giờ sau khi ăn.

Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) xảy ra khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL. Hạ đường huyết nghiêm trọng dưới 54 mg/dL rất nguy hiểm, cần cấp cứu vì có thể đe dọa tính mạng. Các triệu chứng hạ đường huyết có thể như nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, lo lắng, hoang mang, chóng mặt... Triệu chứng nghiêm trọng như cơ thể yếu ớt, đi lại khó khăn, lú lẫn, co giật. Khi phát hiện lượng đường trong máu thấp, bạn có thể áp dụng quy tắc 15-15 như uống nước trái cây, uống soda, ăn kẹo... và đo đường huyết sau 15 phút.

Lượng đường trong máu cũng có thể quá cao, mức cao hơn 240 mg/dL có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA). Tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong, cần cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng cảnh báo như da khô, nhức đầu, hơi thở có mùi trái cây, khát nước, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa... Tăng đường huyết thường được điều trị bằng tiêm insulin.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Xét nghiệm hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Glucose (còn được gọi là đường) trong máu là nguồn năng lương chính cho các hoạt động của cơ thể. Thông thường lượng glucose trong máu luôn ở một khoảng hằng định đảm bảo duy trì quá trình hoạt động cũng như chuyển hóa trong cơ thể nhưng cũng có lúc glucose tăng lên bất thường là dấu hiệu thể hiện một tình trạng bệnh lý như đái tháo đường. Chỉ số xét nghiệm đường huyết sẽ giúp đánh giá cụ thể nồng độ đường trong cơ thể cũng như hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về chuyển hóa mà cơ thể có nguy cơ mắc phải.

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm được thực hiện để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết bình thường được đánh giá là an toàn cần đảm bảo:

  • Từ 73.8-126 mg/dl (4.1 – 7.0 mmol/l) đối với đường huyết khi đói
  • Thấp hơn 200 mg/dl ( 11.1 mmol/l) sau khi ăn
  • Từ 110-150 mg/dl (6-8,3 mmol/l) trước lúc đi ngủ

Chỉ số glucose trong máu thể hiện qua xét nghiệm đường huyết lúc đói (xét nghiệm được thực hiện sau yêu cầu nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) sẽ chịu sự ảnh hưởng của Insulin là một loại hormon tiết ra bởi tế bào beta của tuyến tụy và giải phóng vào máu khi nồng độ glucose tăng cao. Vì một nguyên nhân nào đó mà cơ thể không sản sinh đủ insulin (tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy trong đái tháo đường tuyp I) hoặc cơ thể có hiện tượng kháng lại insulin ( thường gặp trong đái tháo đường tuyp II) sẽ khiến lượng đường máu tăng lên không kiểm soát trong thời gian dài có thể gây các biến chứng về mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu.

Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng cách nào năm 2024

Xét nghiệm đường máu trong cơ thể

2. Các loại xét nghiệm đường huyết

Trong thực tế, có nhiều loại xét nghiệm đường huyết khác nhau để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý đái tháo đường gồm có:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và là xét nghiệm đầu tay để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
  • Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau ăn: Được tiến hành đúng 2 tiếng sau khi ăn. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán mà là xét nghiệm để kiểm tra xem người bị tiểu đường có dùng đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với bữa ăn hay không
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm có thể được tiến hành vài lần trong ngày và được cho là bất thường nếu có sự biến động lớn giữa các kết quả xét nghiệm trong ngày
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Đây là xét nghiệm dùng để chẩn đoán tiền đái tháo đường , đái tháo đường và cả đái tháo đường thai kỳ. Người bệnh sau khi lấy máu lúc đói sẽ được uống một lượng đường nhất định (75g đường), và được lấy mẫu sau đó 2h ( với người không mang thai) và lần lượt lấy mẫu vào 1h và 2h sau uống đường (đối với thai phụ).
  • Xét nghiệm HbA1c máu: Đây là xét nghiệm xác định lượng glucose kết hợp với hồng cầu có thể được dùng để chẩn đoán tiểu đường hoặc đánh giá điều trị đối với người bệnh đang điều trị đái tháo đường, xem bệnh có được kiểm soát tốt hay không
    Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng cách nào năm 2024

Xét nghiệm HbA1c máu

3. Xét nghiệm đường huyết lúc đói đối với bệnh tiểu đường

Kết quả của xét nghiệm đường huyết lúc đói có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường, cụ thể như sau:

  • Người tham gia xét nghiệm bình thường nếu đường huyết dưới 6.0 mmol/l
  • Người tham gia có rối loạn đường huyết lúc đói ( hay chính là một dạng của tiền tiểu đường) sẽ có chỉ số đường huyết từ 6.1- 6.9 mmol/l
  • Người tham gia mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số xét nghiệm lớn hơn 7.0 mmol/l
    Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng cách nào năm 2024

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

4. Chuẩn bị thực hiện các xét nghiệm đường huyết như thế nào?

Xét nghiệm đường huyết được chia làm 2 dạng là xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm đường huyết bất kỳ

Đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói bệnh nhân cần nhịn ăn trong vòng ít nhất 8 tiếng trước xét nghiệm, chỉ được uống nước lọc. Để tránh phải nhịn đói cả ngày thì bệnh nhân nên xét nghiệm vào buổi sáng. Đối với xét nghiệm đường huyết bất kỳ thì bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì.

Đối với cả hai loại xét nghiệm thì chỉ số xét nghiệm đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như:

  • Stress do phẫu thuật, chấn thương, đột quỵ hoặc đau tim
  • Uống đồ uống có cồn, hút thuốc, uống nhiều caffeine
  • Một số thuốc ảnh hưởng đến lượng glucose trong máu
    Kiểm tra bệnh tiểu đường bằng cách nào năm 2024

Xét nghiệm được thực hiện tại bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại

Tóm lại, chỉ số xét nghiệm đường huyết sẽ giúp đánh giá cụ thể nồng độ đường trong cơ thể cũng như hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về chuyển hóa mà cơ thể có nguy cơ mắc phải. Do đó, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để có kết quả chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ?
  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói là gì?
  • Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.