Không cho con bú bao lâu có kinh lại

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Việc kinh nguyệt sau khi sinh ra quá nhiều khiến rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng bởi mỗi kỳ "đèn đỏ" trước chưa từng bị như thế bao giờ. Như vậy kinh nguyệt sau sinh mẹ cần biết những điều gì?

1.    Hiện tượng kinh non là gì?

Sau khi hết sản dịch vào khoảng tuần thứ 4-6 với những mẹ không cho con bú hoàn toàn có thể xuất hiện hiện tượng kinh non sau sinh. Theo những nghiên cứu gần đây thì khoảng 25% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần. Nguyên nhân là do niêm mạc tử cung phục hồi và có thể bong gây ra chảy máu gọi là kinh non. Thời gian tính toán cho thấy khoảng 21 ngày. Kinh non chỉ ra ít trong nửa ngày đến một ngày, kéo dài từ 3-5 ngày và kinh có màu đỏ tươi. Nếu ra huyết kéo dài trên 8 ngày cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để khám lại.

Ở thời điểm có kinh non, nhiều cặp vợ chồng đã có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vệ sinh thật sạch trước và sau khi quan hệ sạch sẽ bởi đây là thời điểm dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Tuy khả năng có thai không cao nhưng vì buồng trứng và niêm mạc đã hồi phục, mẹ cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su hoặc thuốc tránh thai hàng ngày dành cho con bú.

2.    Khi nào có kinh nguyệt trở lại?

Thời gian kinh nguyệt sau sinh trở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cho con bú, lượng hormine, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng ngỉ ngơi sau sinh. Trong đó tình trạng cho con bú là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sự trở lại của kinh nguyệt. Chất prolactin - hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ là nguyên nhân ngăn chặn sự rụng trứng. Nếu bạn không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại từ sau 6 đến 8 tuần sau sinh. Nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì thời gian kinh nguyệt quay trở lại có thể thay đổi. Bạn có thể không có kinh nguyệt trong 6 tháng sau sinh hoặc thậm chí lâu hơn. Trng một số trường hợp, kinh nguyệt sau sinh chỉ xuất hiện khi người mẹ ngừng cho con bú.


Thời gian kinh nguyệt trở lại sau sinh tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ

3.    Kinh nguyệt sau sinh không đều:

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh của bạn có thể sẽ gặp những thay đổi so với trước. Chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơm, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn, cũng có thể chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Điều này là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chưa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé. Lúc này, lớp lót nội mạc tử cung bị bong ra sau khi sinh cần phải tự sửa sang lại sau sự thay đổi. Quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau. Vì vậy bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau mỗi lần sinh.
Cần một khoảng thời gian để hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh trở lại bình thường. Đặc biệt là khi đang trong giai đoạn cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó là một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú. Bởi vậy, kinh nguyệt sau sinh không đều có thể là điều bình thường và bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

4.    Tại sao kinh nguyệt sau sinh ra nhiều:

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con bạn có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thi. Nó cũng có thể kèm với tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn bởi lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Khi các chu kỳ tiếp theo xuất hiện, những thay đổi này sẽ có khả năng bị giảm.

Những nguyên nhân khác khiến cho kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn bao gồm: - Polyp và u xơ dưới niêm mạc. - Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau. - Adenomyosis: Đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone. - Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém .

Trong trường hợp sản phụ ra nhiều máu kinh và cần thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần, hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được trợ giúp vì có thể bạn đang bị băng huyết.


Sản phụ ra nhiều máu kinh cần thăm khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất

5.    Cần làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh:

Hiện tượng rối loạn sau sinh có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng, u xơ tử cung hoặc polyp. Bạn nên thăm khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu bạn gặp phải bất kỳ những biểu hiện dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn.
  • Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó lại biến mất sau khoảng thời gian dài.
  • Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ
  • Hoặc nếu bạn không có hành kinh ba tháng sau khi sinh con hoặc ba tháng sau khi bạn ngừng cho con bú.

Dù sinh thường hay sinh mổ, âm đạo vẫn có một lượng máu nhất định chảy ra mỗi ngày do phần niêm mạc tử cung không cần thiết bong ra. Ban đầu, sản dịch có mày đỏ tươi như máu kinh sau đó chuyển dần sang màu hồng và nâu. Khoảng 10 -15 ngày lượng sản dịch sẽ ít dần và chuyển sang màu trắng bình thường.
Trong thời điểm này, mẹ phải chú ý là sạch vùng kín cẩn thận bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh. Thay băng 4 tiếng/lần. Nếu phát hiện sản dịch có mùi hôi hoặc xuất hiện dưới dạng máy cục đông cần thông báo ngay cho bác sĩ. Hiện tượng kinh nguyệt sau sinh cũng như sự rối loạn kinh nguyệt không phải là vấn đề đáng lo lắng. Quan trọng nhất vẫn là tâm trạng của mẹ thoải mái vừa có sữa cho bé vừa ổn định sức khỏe sinh sản.

Từ ngày 01/12 - 31/12, khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được ưu đãi giảm 35% chi phí dịch vụ thai sản và:

- Tặng 01 ngày phòng riêng với mẹ sinh trong năm 2021
- Tặng 02 lần chiếu plasma [nếu hết phòng riêng] với mẹ sinh 2021

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém

- Miễn phí giường gấp cho người nhà

- Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh mổ [nếu thời điểm Mẹ sinh không bùng dịch]

- Tặng bộ quà bỉm sữa cao cấp cho Mẹ và Bé

- Tặng Voucher ưu đãi khi đặt phòng tại Khách sạn Bảo Sơn

Mọi băn khoăn, thắc mắc về các bệnh lý khác, chị em vui lòng liên hệ theo số Hotline 0915850770 Tổng đài 1900 599 858  để được các bác sỹ đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn giải đáp nhanh nhất.
>>> xem thêm:

địa chỉ khám phụ khoa 
dấu hiệu viêm phụ khoa

Kinh nguyệt thường sẽ trở lại khoảng sáu đến tám tuần sau khi sinh con, nếu phụ nữ không cho con bú. Nếu cho con bú, thời gian để có kinh trở lại có thể khác nhau. Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể không có kinh trong suốt thời gian cho con bú. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp kinh nguyệt có trở lại sau một vài tháng dù bà mẹ có cho con bú hay không.

Ngoài ra, việc ra máu và tiết dịch ngay sau khi sinh là điều bình thường, nhưng đây không phải là kỳ kinh. Chảy máu sau sinh, được gọi là lochia [sản dịch], có thể kéo dài từ sáu đến tám tuần.

1. Tại sao phụ nữ cho con bú không có kinh ngay?

Thông thường, phụ nữ đang cho con bú không có kinh nguyệt nhanh chóng do nội tiết tố của cơ thể. Prolactin, hormone cần thiết để sản xuất sữa mẹ, có thể ngăn chặn hormone sinh sản. Kết quả là phụ nữ không rụng trứng hoặc không phóng thích trứng để thụ tinh, do đó có thể sẽ không có kinh nguyệt.

Khi có kinh nguyệt trở lại sau sinh ảnh hưởng không đáng kể đến nguồn sữa mẹ.

2. Kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sữa mẹ không? 

Khi có kinh trở lại, có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa hoặc phản ứng của trẻ với sữa mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể phụ nữ có kinh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Có thể nhận thấy nguồn sữa giảm chút ít hoặc thay đổi tần suất trẻ muốn bú. Những thay đổi về hormone cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ và mùi vị của sữa mẹ đối với trẻ. Tuy nhiên, những thay đổi này thường rất nhỏ và không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú.

3. Việc cho con bú ảnh hưởng như thế nào khi có kinh đầu tiên sau khi mang thai?

Trẻ bú mẹ càng ít thường xuyên, thì kinh nguyệt có thể trở lại càng sớm. Nếu trẻ ngủ suốt đêm ngay từ khi còn nhỏ hoặc nếu mẹ đang bổ sung sữa công thức, có khả năng kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn so với cho bú mẹ hoàn toàn và thường xuyên.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc cho con bú đối với chu kỳ kinh nguyệt đối với mỗi phụ nữ cũng khác nhau. Một số phụ nữ cho con bú hoàn toàn suốt ngày đêm có thể có kinh trở lại sau một tháng sinh con, trong khi những người khác bổ sung sữa công thức có thể có kinh trở lại muộn hơn.

Lưu ý, việc cho con bú không đảm bảo quá trình rụng trứng sẽ ngừng và do đó phụ nữ có thể mang thai khi đang cho con bú.

4. Kinh nguyệt có thay đổi sau khi sinh con không?

Khi bắt đầu có kinh trở lại, rất có thể kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh sẽ không giống như kỳ kinh trước khi mang thai. Cơ thể một lần nữa đang thích nghi với kinh nguyệt. Sự khác biệt về kỳ kinh sau khi mang thai, có thể khác nhau ở mỗi người. Kỳ kinh đầu tiên có thể:

  • Chuột rút có thể mạnh hơn hoặc nhẹ hơn bình thường
  • Cục máu đông nhỏ
  • Kinh nguyệt chảy nhiều hơn
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Thời kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con của bạn có thể nặng hơn bình thường. Nó cũng có thể đi kèm với chuột rút dữ dội hơn, do lượng niêm mạc tử cung cần bong ra nhiều hơn. Khi bạn tiếp tục chu kỳ của mình, những thay đổi này có thể sẽ giảm xuống. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các biến chứng như các vấn đề về tuyến giáp hoặc u tuyến có thể gây chảy máu nhiều sau khi mang thai...

Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung trước khi mang thai thực sự có thể có kinh nguyệt nhẹ hơn sau khi sinh. Thời kỳ kinh nguyệt nhẹ cũng có thể được gây ra bởi hai tình trạng hiếm gặp, hội chứng Asherman và hội chứng Sheehan. Hội chứng Asherman dẫn đến mô sẹo trong tử cung. Hội chứng Sheehan là do tuyến yên bị tổn thương, có thể là kết quả của việc mất máu nghiêm trọng.

5. Có thể mang thai sau khi sinh nếu chưa có kinh nguyệt không?

Phụ nữ có thể mang thai trong vòng ba tuần sau khi sinh, ngay cả khi kinh nguyệt chưa bắt đầu.

Mặc dù không nhiều nhưng một số phụ nữ có thể mang thai trong vòng ba tuần sau khi sinh, ngay cả khi kinh nguyệt chưa bắt đầu. Tuy nhiên, các bác sĩ đều khuyên, phụ nữ nên quan hệ tình dục ở thời điểm khoảng bốn đến sáu tuần sau khi sinh con để cơ thể có thời gian hồi phục.

Bất kể có đang cho con bú hay không, cơ thể sẽ giải phóng trứng sau sinh đầu tiên trước khi có kinh trở lại. Vì vậy, nếu không bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai ngay sau khi bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, có thể mang thai ngay cả trước khi có kinh đầu tiên.

6. Kiểm soát sinh sản trong thời gian cho con bú

Các phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả dành cho những phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như dùng bao cao su và màng ngăn luôn an toàn cho việc cho con bú.

Ngoài ra còn có một số lựa chọn kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố được coi là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin cập nhật mới nhất về các loại kiểm soát sinh sản cụ thể. Nói chung, những viên thuốc kết hợp liều thấp có chứa estrogen và progestin được coi là an toàn sau khi lành vết thương sau khi sinh. Thuốc chỉ chứa progestin cũng an toàn để sử dụng khi cho con bú.

7. Kỳ kinh đầu tiên sau sinh thế nào?

Cho dù bạn sinh con bằng đường âm đạo hay bằng phương pháp sinh mổ, bạn có thể bị chảy máu và tiết dịch âm đạo sau khi sinh. Cơ thể bạn tiếp tục thải máu và mô lót tử cung khi bạn mang thai.

Trong vài tuần đầu, máu có thể nặng hơn và xuất hiện thành cục. Khi nhiều tuần trôi qua, máu này nhường chỗ cho dịch tiết âm đạo [sản dịch], đây là chất dịch cơ thể có thể có màu từ trong đến trắng kem đến đỏ.

Sự tiết dịch này có thể tiếp tục trong khoảng sáu tuần, đó là khoảng thời gian kinh nguyệt của bạn có thể trở lại nếu bạn không cho con bú. Nếu dịch tiết của bạn ngừng một thời gian và sau đó bạn bị chảy máu trở lại, đây có thể là kỳ kinh của bạn. Nếu bạn không chắc liệu việc chảy máu mà bạn đang gặp phải là do mang thai hay do chu kỳ kinh nguyệt của bạn, có một số cách để nhận biết:

Sản dịch thường không có màu đỏ tươi sau tuần đầu tiên sau sinh. Nó thường có màu nhạt hơn và có thể có dạng nước hoặc màu trắng kem. Chảy máu đỏ tươi xuất hiện từ sáu tuần trở lên sau khi sinh nhiều khả năng là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Chảy máu liên quan đến thai nghén có thể tăng lên khi gắng sức hoặc hoạt động nhiều hơn. Nếu dịch tiết của bạn tăng lên khi gắng sức và giảm khi bạn nghỉ ngơi, thì nhiều khả năng là do cơ địa. Cũng có thể mất một thời gian để chu kỳ của bạn điều chỉnh đều đặn hơn sau khi sinh. 

Trong năm đầu tiên sau sinh của bạn, kinh nguyệt của bạn có thể dao động về khoảng cách thời gian giữa các chu kỳ và cường độ chảy máu là điều bình thường. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang cho con bú.

Hầu hết phụ nữ sau sinh sẽ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 21 đến 35 ngày với hiện tượng ra máu kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi so với những gì bạn đã trải qua trước khi mang thai.

8. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu đang băn khoăn liệu tình hình của mình có bình thường hay không, hãy đến bác sĩ kiểm tra.

Kinh nguyệt không đều hoặc rất nhiều: Nếu kinh nguyệt không trở nên đều đặn hơn sau một vài tháng hoặc nếu đã có kinh nguyệt quá nhiều trong hơn hai hoặc ba chu kỳ, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra các vấn đề về tử cung hoặc nội tiết tố.

Chậm kinh lâu hơn khi bạn không cho con bú: Nếu đang cho con bú sữa công thức và không có kinh sau ba tháng sau khi sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ. Có thể nghĩ đến vô kinh thứ phát [đó là khi phụ nữ có chu kỳ bình thường trước đó không có kinh trong ba tháng], mang thai hoặc các vấn đề khác.

Kỳ kinh đầu tiên sau khi mang thai có thể khác so với trước khi bạn sinh con. Nếu đang băn khoăn liệu tình hình của mình có bình thường hay không, hãy đến bác sĩ kiểm tra.

Nếu có bất cứ điều gì khác thường trong kỳ kinh đầu tiên sau khi mang thai, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Chảy máu quá mức hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng là điều đặc biệt cần quan tâm đối với những người mới làm mẹ. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể để an toàn cho sức khỏe sinh sản bản thân.

Khi 'vùng kín' có mùi khó chịu, phụ nữ cần làm gì?

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chế độ ăn uống lành mạnh tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc COVID-19


Video liên quan

Chủ Đề