Khó thở thở nặng là bệnh gì năm 2024

Các bệnh về đường hô hấp như nhiễm trùng, cảm lạnh, hen suyễn, bệnh phổi hay béo phì, suy tim… có thể gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi.

Thở là hoạt động có sự phối hợp giữa mũi, miệng và phổi. Khi bạn hít vào, không khí đi qua mũi và miệng sau đó đi vào phổi. Lượng khí hít vào cũng đi vào các túi khí giống như quả bóng bay, được gọi là phế nang. Từ đó, oxy di chuyển vào máu để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.

Nhiều người trải qua tình trạng thở nặng nhọc, thở hụt hơi do ốm hay nhiễm trùng nhưng những tình trạng sức khỏe khác có thể là nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số tình trạng khiến bạn trở nên khó thở, hụt hơi:

Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang

Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang thường không gây khó thở ở những người không có các bệnh nền khác nhưng nếu đã mắc bệnh về phổi thì bạn có thể sẽ gặp tình trạng này.

Virus và vi khuẩn có thể làm tắc nghẽn mũi, khiến việc hít oxy vào đường thở trở nên khó khăn hơn. Ở người bị cảm lạnh, lượng chất nhầy cơ thể sản xuất cũng tăng khiến đường thở bị bít tắc còn người mắc nhiễm trùng xoang có thể tiến triển thành nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, nguyên nhân khiến thở nặng nhọc.

Các triệu chứng khác của cảm lạnh có thể bao gồm: chảy nước mũi, hắt xì, ho, đau họng, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ trong khi nhiễm trùng xoang khiến bạn cảm thấy đau, nước mũi có màu xanh, đau đầu, ho, sốt, mệt mỏi, hôi miệng. Nhiễm trùng do virus thường tự hết theo thời gian còn nhiễm trùng xoang do vi khuẩn cần điều trị bằng kháng sinh.

Khó thở thở nặng là bệnh gì năm 2024

Khó thở, hụt hơi cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe. Ảnh: iStock

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề khiến việc không khí thoát ra khỏi phổi gặp khó khăn. Bệnh cũng có thể kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, ho, hụt hơi, cảm thấy tức ngực... Người bệnh hen cần phải sử dụng thuốc hàng ngày hoặc trong các đợt bùng phát bệnh để thông thoáng đường thở.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi là các tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Ngoài việc khó thở, các triệu chứng khác của tình trạng này có thể bao gồm ho có đờm, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, tức ngực... Bác sĩ có thể đề nghị điều trị nguyên nhân do vi khuẩn bằng kháng sinh còn bệnh do virus có thể tự khỏi trong một đến hai tuần.

Béo phì

Tăng cân có thể gây áp lực lên phổi khiến phổi khó hô hấp, gây thở khó nhọc hơn. Nếu bị béo phì, bạn cũng thể gặp khó khăn trong việc thở đặc biệt lúc tập thể dục. Béo phì có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác như tim mạch, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ... Duy trì cân nặng khỏe mạnh với tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh là cách tốt nhất để quản lý các tình trạng sức khỏe liên quan đến béo phì.

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

COPD là một nhóm bệnh bao gồm các tình trạng viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng đều gây triệu chứng khó thở. Bệnh thường gây ra do hút thuốc hoặc tổn thương phổi. Các triệu chứng của COPD bao gồm: ho mạn tính, hụt hơi, mệt mỏi, tăng tiết dịch nhầy họng, hắt hơi...

Suy tim

Một người cũng có thể bị suy tim khi mắc các bệnh động mạch vành hoặc đau tim làm tổn thương tim đến mức tim không thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Khó thở, hụt hơi cũng xảy ra ở người suy tim, khi lượng máu chảy ngược vào lại mạch máu và chất lỏng tràn vào phổi.

Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm: đau tức ngực, tim đập nhanh, ho, chóng mặt, sưng mắt cá chân hoặc chân, tăng cân nhanh... Bệnh suy tim có thể điều trị bằng thuốc, thiết bị cấy ghép hoặc phẫu thuật...

Ung thư phổi

Thở khó, hụt hơi cũng có thể là triệu chứng của ung thư phổi, đặc biệt ở giai đoạn cuối. Người bệnh cũng có thể bị ho, đau tức ngực, ho ra máu, tăng tiết đờm, khản giọng... Điều trị ung thư phổi còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, mức độ lan truyền tế bào ung thư, kích thước khối u...

Thở nặng nề là một triệu chứng đáng báo động vì nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất thường về sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nhận biết, nguyên nhân, hướng điều trị và cách phòng tránh thở nặng nề.

Nhận biết thở nặng nề

Thở nặng nề là cảm giác khó thở, có thể đi kèm với cảm giác ngột ngạt, nặng ngực hoặc khó chịu. Đây là một triệu chứng khá phổ biến và đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bạn gặp phải các triệu chứng thở nặng nề, bạn cần lưu ý các dấu hiệu sau đây:

  • Tình trạng hô hấp khó: Khó thở, cảm giác nặng ngực, khó thở trong lúc nằm nghỉ hoặc vận động nhẹ.
  • Cảm giác ngột ngạt: Cảm giác không đủ không khí để hít thở, ngột ngạt, hoặc không thể thở sâu.
  • Triệu chứng kèm theo: Sự mệt mỏi, ho, khò khè, hoặc đi kèm cảm giác buồn nôn.

Nguyên nhân của thở nặng nề

Thở nặng nề có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng này:

Bệnh tim mạch

Một số bệnh tim mạch phổ biến như suy tim, nhồi máu cơ tim, vành vành, hay nhồi máu cơ tim có thể gây ra sự giảm bớt khả năng hoạt động của tim. Khi tim không hoạt động hiệu quả, lượng máu mà tim bơm đi nuôi cơ thể sẽ giảm, gây ra tình trạng thiếu oxy trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi, khó thở, và thở nặng nề.

Ngoài ra, huyết áp cao có thể gây ra tình trạng căng thẳng đối với hệ tim mạch, làm tăng khả năng xảy ra nhồi máu cơ tim và suy tim. Khi tim không hoạt động hiệu quả, các cơ bắp phải làm việc hơn để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi và khó thở, tạo nên cảm giác thở nặng nề.

Khó thở thở nặng là bệnh gì năm 2024
Thở nặng nề có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý tim mạch

Bệnh phổi

Viêm phổi hoặc một số vấn đề về sức khỏe của hệ hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể dẫn đến tình trạng thở nặng nề. Những bệnh lý này ảnh hưởng đến khả năng lưu thông không khí trong phổi và gây ra sự cản trở trong quá trình hô hấp. Khi quá trình này bị gián đoạn, người bệnh có thể gặp khó khăn khi thở và trải qua cảm giác thở nặng nề.

Tình trạng sưng phù

Sưng phù ở phổi hoặc sự tích tụ chất lỏng trong phổi cũng có thể gây khó thở và thở nặng nề.

Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố về hệ tim mạch và hệ hô hấp ảnh hưởng đến chức năng thở, thì còn có một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng thở nặng nề, bao gồm:

  • Béo phì: Cân nặng quá lớn có thể gây áp lực lên tim và hệ thống hô hấp, gây ra khó khăn trong việc thở.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá là một yếu tố rủi ro cho bệnh tim mạch và cũng có thể làm hạn chế quá trình hô hấp, dẫn đến tình trạng thở nặng nề.
  • Môi trường ô nhiễm: Khí thải từ xe cộ và các chất ô nhiễm môi trường có thể gây tổn hại cho hệ thống hô hấp, ảnh hưởng đến khả năng thở đều và gây ra thở nặng nề.

Hướng điều trị thở nặng nề

Điều trị căn bệnh gốc

Để giảm triệu chứng thở nặng nề, điều quan trọng nhất là xác định và điều trị bệnh lý gây ra triệu chứng này. Tùy thuộc vào từng loại bệnh và từng mức độ khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và nhanh đạt hiệu quả nhất. Có thể bao gồm can thiệp sâu phẫu thuật, sử dụng thuốc tim mạch, dùng kháng sinh, kháng viêm, thậm chí là sử dụng oxy để giảm triệu chứng tức thời.

Khó thở thở nặng là bệnh gì năm 2024
Nhiều trường hợp được kê thuốc sử dụng khi gặp phải tình trạng thở nặng nề

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao đều đặn và ngừng hút thuốc có thể giảm thiểu triệu chứng thở nặng nề.

Hạn chế căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể khiến cho triệu chứng thở nặng nề trở nên nghiêm trọng. Nên điều chỉnh cảm xúc tích cực, hạn chế những căng thẳng không đáng có. Có thể tìm hiểu thêm các cách giúp giảm căng thẳng như như yoga, thiền, hoặc các phương pháp thư giãn khác để giúp cải thiện tình trạng thở.

Cách giảm thiểu tình trạng thở nặng nề

Đối với những người có triệu chứng thở nặng nề, cần chú ý những điều sau để giảm thiểu tình trạng, giúp sinh hoạt hàng ngày nhẹ nhàng hơn:

  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng: Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói thuốc, phấn hoa, bụi mịn, hoá chất và các chất kích thích khác.
  • Đảm bảo môi trường sạch: Luôn giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ và thoáng, để tránh hít phải các chất gây kích thích hoặc gây dị ứng.
  • Điều chỉnh nhiệt độ môi trường và độ ẩm: Đảm bảo môi trường sống có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, không quá khô hoặc quá ẩm, luôn tạo cảm giác thoải mái cho bản thân.
  • Thực hiện giãn cơ và hít thở sâu: Hãy thường xuyên thực hiện các bài tập giãn cơ và hít thở sâu để cải thiện chức năng hô hấp và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khó thở thở nặng là bệnh gì năm 2024
Nên đi khám bác sĩ khi có triệu chứng thở nặng nề không đỡ

Chúng ta vừa tìm hiểu về cách nhận biết, nguyên nhân, hướng điều trị và cách giảm nhẹ tình trạng thở nặng nề. Khi gặp bất cứ một triệu chứng nào của thở nặng nề, cần đến các cơ sở y tế như Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Bảo vệ sức khỏe tim mạch của luôn cần được ưu tiên hàng đầu - điều này sẽ giúp bạn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

Đăng ký khám với chuyên gia tim mạch tại đây:

Chuyên khoa Tim mạch - BVĐK Hồng Ngọc: Địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch:

https://www.youtube.com/watch?v=lrAOYqzCnFw

**Lưu ý:

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.