Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ trường Tiểu học

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ thông tư số 11/2020/TT-BGD&ĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.

Căn cứ Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND quận Hải An về Kế hoạch thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn quận năm 2021;

Căn cứ kế hoạch số 34/KH-GD&ĐT ngày 21/01/2021 của Phòng GD&ĐT Hải An về thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học năm 2021;

Trường THCS Đằng Lâm xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường nhằm công khai, minh bạch hoạt động, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên gắn bó với tăng cường kỉ luật, kỉ cương hành chính và nâng cao trách nhiệm với người đứng đầu. Đảm bảo triển khai thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các nội dung về thực hiện dân chủ qui định tại Nghị định 04/2015/NĐ-CP, Thông tư 01/2016/TT-BNV và các văn bản có liên quan.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường có đủ phẩm chất, năng lực và tinh thần phục vụ nhân dân, làm việc chất lượng, hiệu quả. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà, sách nhiễu và lợi dụng dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực về thực hiện dân chủ ở cơ quan. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện dân chủ trong các hoạt động giáo dục, phát huy quyền làm chủ, động viên sức mạnh, tinh thần đoàn kết của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các hoạt động giáo dục. Tăng cường công tác đối thoại giữa Hiệu trưởng với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và phụ huynh học sinh trong trường.

2. Yêu cầu:

Tăng cường trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường và của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện các quy định về dân chủ trong trường học và dân chủ trong quan hệ, giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nghiêm túc thực hiện dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của trường học.

Gắn thực hiện Quy chế dân chủ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Nâng cao chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Đảm bảo việc thực hiện dân chủ tại nhà trường đúng qui định, thiết thực, tránh hình thức; thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, báo cáo định kì.

Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện quy chế dân chủ: Ưu điểm, kết quả đạt được; khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai.

Quy chế dân chủ cơ sở phải được thực hiện thường xuyên, liên tục thành nề nếp, phát huy sức mạnh của nhà trường trong việc thực hiện Quy chế dân chủ.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ; Thông tư số 01/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ và các văn bản có liên quan.

2. Thực hiện tuyên truyền qua việc triển khai các văn bản của Trung ương, Thành phố, UBND quận, Phòng GD&ĐT liên quan đến thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của đơn vị bằng hình thức: Học tập tập trung, lồng ghép trong các buổi họp Hội đồng, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, Hội nghị cán bộ công chức, các buổi họp giao ban, họp trực tuyến... Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến trên cổng thông tin điện tử của trường, khẩu hiệu, pano... Tuyên truyền sâu rộng thực hiện dân chủ tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong nhà trường.

3. Hiệu trưởng nhà trường nâng cao trách nhiệm về thực hiện quy chế dân chủ; cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử trong môi trường sư phạm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện công khai để cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên được biết những việc tham gia ý kiến; những việc cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên giám sát, kiểm tra theo quy định.

5. Triển khai, kiểm tra việc thực hiện dân chủ tại đơn vị. Kịp thời biểu dương, động viên, nhân rộng những gương điển hình thực hiện tốt quy chế dân chủ tại đơn vị. Không để xảy ra việc quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc của tổ chức.

6. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về thực hiện dân chủ của CBGVNV theo qui định.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm củaChi bộ - Hiệu trưởng:

1.1. Đối với Chi bộ:

- Chi bộ nhà trường tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường theo tinh thần nội dung chỉ đạo của các văn bản về thực hiện Qui chế dân chủ như:

+ Kết luận 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ.

+ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ vể thực hiện hoạt động dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập,

+ Thông tư 36/2017/TT-BGD ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về thực hiện qui chế công khai.

Trong đó chú ý lãnh đạo việc triển khai thực hiện:

+Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.

+ Kế hoạch phát triển giáo dục, công tác tuyển sinh.

+ Quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất. Các khoản đóng góp của học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi, quyết toán theo quy định hiện hành.

+ Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ công chức, viên chức. Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức nhà trường. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

+ Thực hiện quy chế xét tốt nghiệp, phát văn bằng, chứng chỉ.

+ Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh thường xuyên, định kỳ, cuối năm theo đúng quy định.

+ Báo cáo sơ kết, tổng kết; nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.

1.2. Đối với Hiệu trưởng:

- Họp HĐSP 1 tháng/lần, Hiệu trưởng báo cáo công tác trọng tâm đã thực hiện được trong tháng và triển khai chương trình công tác tháng tới. Qua đó đánh giá, nhận xét kết quả đã thực hiện và nghiêm túc rút kinh nghiệm những thiếu sót. Hiệu trưởng tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng của tập thể, cá nhân [CB-GV-NV], nghiên cứu giải quyết kịp thời những kiến nghị của đội ngũ thông qua chuyên môn, công đoàn, chi đoàn, bộ phận [nếu có]

- Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định tạiĐiều 45 Nghị định số 24/2010/NĐ-CPngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức vàĐiều 37 Nghị định số 29/2012/NĐ-CPngày 12 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.

- Thông báo công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết các kế hoạch hoạt động của nhà trường, chế độ, chính sách có liên quan đến cán bộ giáo viên.

- Quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng.

- Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

- Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Hội đồng, hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với BCH Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mỗi năm một lần; Tổ chức đối thoại giữa BGH với giáo viên, công chức, viên chức trong các buổi họp HĐSP hay sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

1.3. Đối với tổ chức Công đoàn:

- Phối hợp cùng BGH nhà trường:

+ Tìm các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của CB, GV, NV; công khai các chi tiêu nội bộ của đơn vị, việc thực hiện chế độ chính sách và quyền lợi của tập thể, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường theo đúng Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ, thực hiện công khai quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân trong kiểm tra, giám sát thực hiện Qui chế dân chủ trong nhà trường.

+ Chủ tịch Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị Cán bộ Công chức, viên chức hàng năm theo đúng thời gian qui định, đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch các nội dung theo qui định. Nhất là các loại quỹ, thực hiên dân chủ về công tác cán bộ.

- Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, phản ánh phê bình của CB, GV, NV và có tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

2. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức:

Những cán bộ, công chức, viên chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua tổ chuyên môn, công đoàn nhà trường cụ thể:

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

- Kế hoạch phát triển giáo dục, công tác tuyển sinh.

- Quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm.

- Các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi, quyết toán theo qui định hiện hành.

- Các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, nhân viên.

- Thực hiện quy chế xét tốt nghiệp, cấp phát văn bằng chứng chỉ.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ năm 2021 và tổ chức triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2021.

Ban hành quy định sử dụng và bảo quản tài sản của đơn vị theo qui định của Pháp luật.

Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở nhà trường về Phòng GD&ĐT theo định kì [6 tháng báo cáo ngày 01/6; 9 tháng báo cáo trước ngày 10/9 và báo cáo năm trước ngày 10/12 về đ/c Nguyễn Thị Minh Thu Phó Trưởng phòng GD&ĐT nhận].

Trên đây là Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ của Trường THCS Đằng Lâm. Đề nghị toàn thể CB-GV-NV trường nghiêm túc thực hiện./.

Video liên quan

Chủ Đề