Imodium là gì

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhà sản xuất

Janssen-Cilag.

Thành phần

Loperamid hydrochlorid.

Chỉ định/Công dụng

Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi., các đợt tiêu chảy cấp liên quan hội chứng ruột kích thích ở người lớn ≥ 18 tuổi. đang được bác sỹ chẩn đoán sơ bộ.

Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Tiêu chảy cấp: Khởi đầu 2 viên, sau đó 1 viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng; thông thường 3 - 4 viên/ngày; tổng liều hàng ngày không nên quá 6 viên. Các đợt tiêu chảy cấp liên quan h/c ruột kích thích: Khởi đầu 2 viên, sau đó 1 viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng hoặc khi có chỉ định của bác sỹ; tối đa 6 viên/ngày.

Cách dùng

Nên uống viên nang với chất lỏng.

Chống chỉ định

Đã biết quá mẫn cảm với thành phần thuốc. Trẻ < 12t. Lỵ cấp. Viêm loét đại tràng cấp. Viêm ruột do vi trùng xâm lấn. Viêm đại tràng giả mạc liên quan sử dụng kháng sinh phổ rộng. Khi cần tránh việc ức chế nhu động ruột do những nguy cơ có thể gây các biến chứng nặng bao gồm tắc ruột, phình to đại tràng và phình to đại tràng nhiễm độc.

Thận trọng

Bệnh nhân ốm yếu, cao tuổi, suy gan. Trẻ nhỏ. Không nên dùng trong thời gian dài cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu không cải thiện trong vòng 48 giờ: không nên dùng tiếp. Phải ngưng thuốc ngay khi có dấu hiệu căng chướng bụng trên bệnh nhân AIDS đang dùng thuốc. Bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose. Phụ nữ có thai, cho con bú: Không nên dùng. Lái xe, vận hành máy móc.

Phản ứng phụ

Thường gặp: đau đầu, táo bón, buồn nôn, đầy hơi. Ít gặp: chóng mặt, ngủ gà, đau bụng, khó chịu vùng bụng, khô miệng, đau bụng trên, nôn, khó tiêu, mẩn ngứa. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ [bao gồm sốc phản vệ], phản ứng giống phản vệ, mất ý thức, sững sờ, giảm nhận thức, tăng trương lực cơ, bất thường điều phối vận động, co đồng tử, tắc ruột [bao gồm tắc ruột do liệt ruột], phình to đại tràng [bao gồm phình to đại tràng nhiễm độc], căng chướng bụng, nổi bỏng rộp [bao gồm hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và ban đỏ đa dạng], phù mạch, mày đay, ngứa, bí tiểu, mệt mỏi. 

Tương tác

Quinidin, ritonavir, itraconazol, ketoconazol, gemfibrozil làm tăng nồng độ loperamid trong huyết tương. Loperamid làm tăng nồng độ desmopressin [đường uống] trong huyết tương. Thuốc với tính chất dược lý tương tự có thể ảnh hưởng tác dụng của loperamid, thuốc làm tăng vận động đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Phân loại [US]/thai kỳ

Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ [ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản] nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ [và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau].

Thuốc Imodium thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, hiện có bán tại các nhà thuốc.

TIN LIÊN QUAN

  • Thuốc Halixol có tác dụng long đờm được sử dụng như thế nào?
  • Thuốc Benzylpenicillin sử dụng trong điều trị bệnh gì?
  • Thuốc Mebendazol có liều lượng sử dụng như thế nào?
  • Thuốc Carbamazepine điều trị bệnh gì? Có liều lượng sử dụng ra sao?
  • Thuốc Penicillin dùng để điều trị bệnh nào?

Dạng bào chế: viên nang

Đóng gói: hộp 25 vỉ x 4 viên.

Thành phần: Loperamide

1. Công dụng và chỉ định của thuốc Imodium

Thuốc Imodium với cơ chế hoạt động làm chậm sự chuyển động của ruột, từ đó giảm số lần đi ngoài và làm cho lượng phân ít hơn. Nhờ đó thuốc có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của tiêu chảy, tiêu chảy đột ngột [thường được các khách du lịch mang theo].

Chỉ định dùng trong các trường hợp

  • Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
  • Điều trị các triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp có liên quan đến hội chứng kích thích ở người lớn 18 tuổi trở lên.
  • Những bệnh nhân có thủ thuật mở thông hồi tràng, thuốc có thể dùng để giảm số lần đi tiêu chảy và thể tích phân và làm phân đặc hơn.
  • Người mắc triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc biệt, tiêu chảy mãn tính do viêm đường ruột.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Imodium

Liều lượng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi khi bị tiêu chảy cấp

Sau lần đầu tiên đi phân lỏng bạn, uống ngay 30ml.

Ở những lần đi phân lỏng tiếp sau đó, uống 15ml.

Tuyệt đối không được uống quá 60ml trong vòng 1 ngày.

Liều lượng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi mắc tiêu chảy mãn tính

Dùng 1 ngày chia làm nhiều lần, hoặc sử dụng 4 – 8mg/ngày/lần.

Liều dùng thuốc Imodium cho trẻ em như thế nào?

Liều lượng sử dụng cho trẻ em 9 – 11 tuổi

Sau lần đi phân lỏng đầu tiên bạn cho trẻ uống 15ml.

Những lần đi phân lỏng tiếp theo, mỗi lần cho trẻ uống 7,5ml.

Không dùng quá liều 45ml trong vòng 1 ngày.

Liều dùng thuốc cho trẻ 6 – 8 tuổi

Sau lần đi phân lỏng đầu tiên bạn cho trẻ uống 15ml.

Những lần đi phân lỏng tiếp theo, mỗi lần cho trẻ uống 7,5ml.

Không dùng quá liều 30ml trong vòng 24 giờ.

Đối với trẻ ở độ tuổi 2 – 5 tuổi: bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn liều dùng một cách phù hợp nhất.

Bạn không nên sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn cách sử dụng

Bạn nên uống thuốc với 1 ly nước đầy. Có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn. Để giảm tình trạng kích ứng dạ dày [đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…] thì bạn nên sử dụng thuốc kèm với thức ăn.

Sau 2 ngày sử dụng thuốc mà tình trạng tiêu chảy không hề thuyên giảm bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất ngày lập tức. Vì tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trọng và nguy hiểm.

Hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình điều trị bằng thuốc Imodium.

3. Tác dụng phụ của thuốc Imodium

Khi dùng thuốc Imodium bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như

  • Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.
  • Buồn ngủ, mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng.
  • Táo bón nếu dùng liều cao sẽ bị phản ứng ngược.

Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm hơn: đau dạ dày, đau bụng, đầy bụng, phát ban, ngứa ngáy, khó thở, sưng miệng, môi hoặc lưỡi.

Có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Imodium

Người mắc các triệu chứng về tiêu chảy cần phải uống nhiều nước

Bệnh nhân bị tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước xảy ra. Trong trường hợp này cần có kế hoạch bù nước, điện giải cho phù hợp.

Các bệnh nhân rối loạn chức năng gan phải được theo dõi sát các dấu hiệu gây độc thần kinh trung ương vì chuyển hóa giai đoạn 1.

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài trong vòng 48 giờ sau khi sử dụng thuốc thì bạn nên ngưng thuốc lại và hỏi bác sĩ để xác định nguyên nhân tiêu chảy từ đó có chỉ định điều trị chính xác hơn.

Người mắc bệnh táo bón, người mẫn cảm với Loperamide, trẻ em dưới 2 tuổi, tất cả đều không nên sử dụng thuốc Imodium, hoặc nếu có sử dụng thì cần có sự giám sát, chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc để điều trị tiêu chảy.

5. Cách chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè và tập trung nhiều ở trẻ em. Vấn đề đặt ra là cần chăm sóc trẻ bị tiêu chảy thế nào cho đúng cách.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để ngừa mất nước do tiêu chảy.

Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi lượng ngày thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh. Trẻ được uống nước ngay khi mới bị tiêu chảy có thể phòng ngừa được mất nước. Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, có thể pha loãng ít nhất 3 – 4 lần.

Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác.

Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất. Nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin, chất khoáng và dầu mỡ

Đưa trẻ đến khám các cơ sở y tế nếu trẻ không chấm dứt tình trạng tiêu chảy sau 3 ngày.

Trẻ có các triệu chứng: sốt li bì, tay chân lạnh, nôn liên tục, có máu trong phân, không ăn, không bú, tiểu ít… thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất.

Xin lưu ý, những thông tin về thuốc Imodium mà Trường Cao đẳng Dược Đắk Lắk chia sẻ này chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân không được tự ý áp dụng những thông tin này, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và người có năng lực chuyên môn.

Imodium là thuốc trị bệnh gì?

Thuốc Imodium chứa hoạt chất loperamid hydrochlorid 2mg, được chỉ định trong điều trị các tình trạng tiêu chảy cấp tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, tiêu chảy có liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

Imodium uống như thế nào?

Liều dùng thuốc trị tiêu chảy Imodium như thế nào?.
Liều khởi đầu là 4mg [2 viên nang], sau đó uống 2mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng..
Liều thông thường là 6–8mg trong một ngày..
Tổng liều không nên vượt quá 12mg [6 viên nang]..

Loperamid thuốc nhóm thuốc gì?

Loperamid là một opiat tổng hợp, tuy nhiên ở liều bình thường Loperamid có rất ít tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ co thắt ở hậu môn.

Loperamid có tác dụng gì?

Loperamid có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hoá, đồng thời, tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua niêm mạc ruột, tăng khả năng vận chuyển dịch và chất điện giải, giảm lượng phân.

Chủ Đề