Mô là gì lớp 8

Câu 1. Định nghĩa mô là  gì? Chức năng của các loại mô chính của cơ thể?

Câu 2.  Nêu chức năng các bộ phận của tế bào. [Màng sinh chất, chất tế bào, nhân]

Câu 3.  Phản xạ là gì? Hãy lấy ví dụ về phản xạ? Nêu chức năng của từng loại nơron?

Xem chi tiết

dạ mấy bạn ơi cho mình hỏi sinh học lớp 8 bài Mô cô giáo em dạy thi co 4 mô là biểu bì liên kết cơ và thần kinh

Nhưng mô biểu bì giúp bảo vệ và hấp thụ và bài tiết .Nhưng cô em kêu cho ví dụ mấy bạn hãy giúp mình trả lời câu hỏi này nha 

Nêu ví dụ về hấp thụ và bài tiết mô biểu bì

Xem chi tiết

Mô và phản xạ là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình Sinh học 8. Tuy nhiên, nhiều em học sinh lại “lơ là” bỏ quên nội dung này nên thường có kết quả học tập không cao. Chính vì vậy, hãy cùng Cô Bùi Hương Quỳnh – Giáo viên Sinh học thuộc Hệ thống Giáo dục HOCMAI tìm hiểu thật kỹ khái niệm, cấu tạo, thành phần và chức năng của nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Video bài giảng:

Bài giảng về Mô và phản xạ 

Mô là gì?

Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa [cùng chất gian bào], có cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu tạo tế bào như huyết tương trong máu, canxi, phốt pho và chất cốt giao trong xương.

Cô Bùi Hương Quỳnh hướng dẫn bài giảng sinh học lớp 8

Theo giáo viên Bùi Hương Quỳnh, cơ thể người và động vật có bốn loại mô chính, bao gồm: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh. 

Cùng cô Quỳnh phân tích các đặc điểm về các loại mô theo bảng dưới đây:

 

Thành phầnCấu tạoChức năngMô biểu bì– Biểu bì bao phủ;

– Biểu bì tuyến;

– Gồm 1 hay nhiều tế bào có hình dạng giống hoặc khác nhau phủ bên ngoài cơ thể hay bên trong các cơ quan rỗng;

– Nằm trong các tuyến đơn bào hay đa bào.

Bảo vệ, che chở giúp hấp thu tốt các chất.

– Tiết các chất cần thiết hoặc bài xuất khỏi cơ thể những chất không cần thiết.

Mô liên kết– Mô liên kết dinh dưỡng [máu và bạch huyết];

– Mô liên kết cơ học [mô sụn và xương].

Gồm các tế bào liên kết rải rác trong chất nền.Tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.Mô cơ– Mô cơ trơn;

– Mô cơ vân;

– Mô cơ tim;

– Có hình thoi, nhọn, có 1 nhân.

–  Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, xếp thành bó.

– Tế bào có vân ngang phân nhánh, có 1 nhân.

– Tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu,…

– Gắn vào xương, vận động theo ý muốn.

– Tạo nên thành tim

Mô thần kinh Gồm nơron và các tế bào thần kinh đệm.Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

 

Đặc điểm các loại mô

Phản xạ là gì? 

Khi học về phản xạ, học sinh cần lưu ý khái niệm, cấu tạo, chức năng và phân loại Nơron. Bởi “Nơron là tế bào thần kinh có liên quan chặt chẽ tới các phản xạ của con người”, Cô Quỳnh nhấn mạnh.

Cấu tạo một Nơron

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ chia làm 2 loại:

– Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm [da] trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng [cơ, tuyến…];

– Vòng phản xạ: Bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược. 

Sơ đồ vòng phản xạ

Sơ đồ vòng phản xạ

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bài giảng Mô và phản xạ được hướng dẫn bởi cô Hương Quỳnh. Hy vọng những hướng dẫn của cô sẽ giúp học sinh cảm thấy thích thú hơn với môn Sinh học.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

Lý thuyết Sinh học 8 bài 4: Mô

  • A. Giải bài tập Sinh 8 bài 4
  • B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 4
    • I. Khái niệm về mô
    • II. Các loại mô
  • C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 4

Lý thuyết Sinh học 8 bài 4: Mô được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm phần lý thuyết quan trọng được học trong bài 4 Sinh học 8. Tài liệu này giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng tốt để giải bài tập Sinh học 8. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

A. Giải bài tập Sinh 8 bài 4

  • Giải bài tập trang 17 SGK Sinh lớp 8: Mô
  • Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 4: Mô [rút gọn]

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 4

I. Khái niệm về mô

- Ví dụ một số tế bào:

a] Tế bào biểu bì; b] Tế bào cơ; c] Tế bào thần kinh

- Các tế bào có hình dạng khác nhau như vậy do: các tế bào đảm nhận các chức năng khác nhau mà tế bào phân hóa tạo nên hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hóa đó diễn ra từ ngay giai đoạn phôi.

- Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô.

Ví dụ: Mô biểu bì, mô liên kết …

II. Các loại mô

Trong cơ thể có 4 loại mô chính: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh

1. Mô biểu bì

- Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... Có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

2. Mô liên kết

- Mô liên kết gồm: các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền [như: mô sụn, mô sợi, mô xương, mô mỡ và mô máu]

- Có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.

- Ngoài các mô trên, mô liên kết còn gồm mô máu vì mô máu có các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền [huyết tương].

3. Mô cơ

- Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim và mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài.

- Chức năng của mô cơ: co, dãn, tạo nên sự vận động.

4. Mô thần kinh

- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần kinh đệm [thần kinh giao].

- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này với nơron kế tiếp gọi là xinap.

- Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 4

Câu 1: Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể

B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng

C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau

D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau

Chọn đáp án: D

Giải thích: Mô là tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, thực hiện chức năng nhất định.

Câu 2: Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô?

A. 5 loại B. 4 loại C. 3 loại D. 2 loại

Chọn đáp án: B

Giải thích: cơ thể người và động vật gồm 4 loại mô chính:mô biểu bì, mô liên kết, mô thần kinh, mô cơ.

Câu 3: Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin

B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước

C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết

D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các xoang rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bong đái,… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

Câu 4: Máu được xếp vào loại mô gì?

A. Mô thần kinh

B. Mô cơ

C. Mô liên kết

D. Mô biểu bì

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Câu 5: Mô biểu bì có chức năng

A. Bảo vệ và nâng đỡ

B. Bảo vệ và co giãn

C. Tiếp nhận và trả lời các kích thích

D. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết

Chọn đáp án: D

Giải thích: Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các xoang rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bong đái,… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

Câu 6: Mô cơ có chức năng

A. Bảo vệ và nâng đỡ

B. Bảo vệ và co giãn tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

C. Tiếp nhận và trả lời các kích thích

D. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết

Chọn đáp án: B

Giải thích: Mô cơ là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn, tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

Câu 7: Mô thần kinh có chức năng

A. Bảo vệ và nâng đỡ

B. Bảo vệ và co giãn

C. Tiếp nhận và trả lời các kích thích

D. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và xử lí thông tin, điều khiển sự hoạt động của các cơ quan và trả lời các kích thích từ bên ngoài.

Câu 8: Mô tham gia cấu tạo tim thuộc mô

A. Mô cơ

B. Mô biểu bì

C. Mô thần kinh

D. Mô liên kết

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mô cơ bao gồm: mô cơ tim, mô cơ vân, mô cơ trơn. Trong đó, mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo như cơ trơn. Tham gia vào hoạt động co bóp của tim, cơ tim vận động vô thức.

Câu 9: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ có một nhân

B. Đều có chức năng co giãn

C. Gắn với xương

D. Hình thoi, nhọn hai đầu

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ vân đều thuộc mô cơ. Mô cơ là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn, tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

Câu 10: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?

A. Mô cơ

B. Mô thần kinh

C. Mô biểu bì

D. Mô liên kết

Chọn đáp án: D

Giải thích: Mô liên kết phân bố rải rác khắp các bộ phận của cơ thể

................................

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Trên đây là Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô. Mời các bạn tham khảo những bài tiếp theo tại chuyên mục Lý thuyết Sinh học 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp kiến thức quan trọng được học trong mỗi bài, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả, từ đó vận dụng giải bài tập Sinh 8 tốt hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chủ Đề