Hướng dẫn nấu sâm lạnh

Các nguyên liệu nấu sâm mua về gồm mía lau, cây mã đề, cây lẻ bạn, cây thuốc dòi, lá dứa, gốc ngò rí, rễ cỏ tranh, râu bắp, la hán quả và thục địa.

Bạn đem các nguyên liệu đi rửa sạch, vẩy cho ráo nước rồi bó gọn lại cho vào nồi. Đổ vào nồi 5 lít nước lọc, bắc nồi lên bếp đun lửa lớn cho nước sôi, sau đó hạ mức lửa nhỏ, đậy nắp đun nước sâm trong 45 phút.

Sau thời gian đun, bạn dùng rây lọc vớt bỏ phần xác nguyên liệu, thu được nồi nước thơm và trong, không cặn.

Bạn đã biết cách để giải độc cơ thể, đặc biệt là vào những ngày lễ tết, ăn uống nhiều, bia rượu quá mức, hay đơn giản là do bạn có thói quen thức khuya chưa? Những lúc này bạn  hãy thử ngay 1 trong những cách nấu nước sâm lạnh thanh nhiệt dưới đây nhé!

1. Cách nấu nước sâm lạnh từ bí đao giải nhiệt

Nước sâm bí đao là loại nước được nhiều người ưa thích do dễ uống, dễ chế biến với màu nâu, mát, mùi dễ chịu lại có hương thơm của lá dứa.

1.1. Nguyên liệu 

  • 1kg bí đao
  • 10g thục địa
  • 45g lá dứa
  • 15g đường phèn; 
  • 1/3 thìa cafe muối

1.2, Cách nấu sâm bí đao 

  • Sau khi rửa sạch, bạn cắt bí thành các khoanh tròn và giữ nguyên vỏ nhé.
  • Nấu bí đao, muối, thục địa và nước trong khoảng 2 giờ trên lửa vừa cho tới khi bí mềm. Bí càng được nấu mềm thì nước bí càng thơm ngon. Không đậy nắp nồi khi nấu bí nhé.
  • Thắt gút lá dứa đã được rửa sạch rồi cho nồi nấu bí, đun khoảng 5 phút.
  • Bạn tắt bếp và bỏ bã trong nồi chỉ giữ lại nước thôi nhé. Thêm đường phèn và khuấy tan.

Bạn để nước sâm vào tủ lạnh khoảng 3-4 giờ trước khi mang ra sử dụng sẽ giúp nước thơm ngon và có thể sử dụng lâu hơn.

Cách nấu sâm lạnh giải nhiệt ngày hè

2. Cách nấu nước sâm bông cúc nhãn nhục

Với mùi thơm của bông cúc khô, vị ngọt của nhục nhãn và đường phèn khiến cho bạn bị kích thích vị giác, cơ thể cảm thấy thanh mát khi uống loại nước sâm này. Cách nấu nước sâm lạnh lại thêm bông cúc nhãn nhục sẽ là thức uống tuyệt vời để mát gan bổ thận.

2.1. Nguyên liệu 

  • 150g bông cúc khô
  • 100g long nhãn khô
  • 150g đường phèn

1.2. Cách nấu sâm lạnh

  • Chuẩn bị 2 tô nước rồi cho nhãn nhục, bông cúc khô vào ngâm 15 phút cho tới khi nở ra. Không để lẫn 2 nguyên liệu vào nhau nhé.
  • Lấy bông cúc ra khỏi tô rồi đun sôi với nước lọc.
  • Khi nước sôi được 10 phút thì lấy bông cúc ra. Lúc này bạn cho nhãn nhục, đường phèn vào nồi, tiếp tục đun cho tới khi đường tan ra.

Nước sâm bông cúc nhãn nhục mát, ngọt, thanh nhiệt giải khát, đồng thời giúp tinh thần cảm thấy được thư giãn. 

3. Cách nấu nước sâm bông cúc

Sự kết hợp giữa hương hoa cúc với đường phèn, ngò rí tạo nên thức uống độc đáo nhưng phù hợp với khẩu vị nhiều người.

3.1. Nguyên liệu 

  • 30g bông cúc khô
  • 50g ngò rí
  • 50g đường phèn

3.2. Cách nấu nước sâm lạnh đơn giản

Đun sôi hoa cúc với nước, sau đó cho rau mùi đã rửa sạch vào đun cùng khoảng 3 phút trước khi tắt bếp, lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước.

Tiếp theo bạn cho đường phèn vào nồi, khuấy đều là hoàn thành.

Để nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh, uống lạnh sẽ ngon hơn và bảo quản được lâu hơn.

4. Cách nấu nước sâm rong biển

Vào ngày nắng nóng đừng quên nấu nước sâm rong biển để thanh lọc giải khát với mùi thơm thoang thoảng của rong biển và lá dứa.

4.1. Nguyên liệu cần dùng

  • 100g rong biển khô
  • 5 lá dứa; 
  • 10g thực địa
  • 60g đường phèn
  • 1 thìa cafe vani
Cách nấu nước sâm thuốc bắc

4.2. Cách nấu nước sâm

Nấu sôi rong biển với nước, thục địa. Sau đó bạn cho thêm lá dứa rồi đun khoảng 6 phút. Nhớ đậy nắp nồi trong lúc nấu nhé. 

Lọc bã, chỉ giữ lại nước trong nồi, tiếp theo cho đường phèn và chút vani vào nồi. Khuấy thật đều, khi nước sâm nguội, bạn chiết ra từng chai nhỏ để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

5. Cách nấu nước sâm lạnh giải nhiệt

Sâm giải nhiệt được chế biến với nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau:

5.1. Nguyên liệu 

  • 300 mía lau
  • ​50g rau bắp
  • 1 lá dứa
  • 10g cỏ tranh
  • 1 nhánh mã đề
  • 2 lá cây lẻ bạn
  • 30g lá thuốc giòi
  • 5g ngò rí già [lá mùi già]
  • 30g đường phèn

5.2. Cách làm nước sâm 

  • Rửa sạch mía rồi đập cho dập hoặc chẻ mía thành miếng mỏng. Các nguyên liệu khác cũng rửa sạch và để cho thật ráo nước.
  • Sau đó cho lát mía xuống đáy nồi nấu, thêm các loại lá mát, rồi tiếp theo lại là các lát mía lên trên.
  • Nước đổ ngập phần nguyên liệu trong nồi. Đun cho tới khi nước sôi thì ninh trên lửa nhỏ, nhớ vớt bỏ bọt khi đun nhé. Đun khoảng 5-7 phút thì thêm đường rồi khuấy cho tan đường. Tắt bếp và đợi sâm nguội là sử dụng được rồi.Bạn chỉ nên dùng nước sâm giải nhiệt trong vòng 24 giờ sau khi nấu và bảo quản nước trong ngăn mát tủ lạnh nhé.
  • Thường xuyên sử dụng các loại nước sâm giải nhiệt trên sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn đấy. Vì thế hãy chuẩn bị sẵn loại nước sâm yêu thích trong tủ lạnh để thưởng thức ngay nhé.

6. Cách nấu nước sâm lạnh tiên thảo

6.1. Nguyên liệu cần có:

  •  Lá tiên thảo khô 50 gr
  •  Táo tàu 5 quả
  • Thục địa 3 lát
  •  La hán 1 quả
  •  Bí đao 1 quả
  •  Lá nước mát 1 bó
Cách nấu nước sâm bông cúc

6.2. Cách nấu sâm tiên thảo

Bước 1. Nấu lá tiên thảo

  • Cho một cái nồi nhỏ lên bếp, bỏ lá tiên thảo vào với 1 lít nước, nấu khoảng 30 phút tới khi nhừ.
  • Vò kỹ lá sau đó lọc lấy nước.

Bước 2. Nấu bó lá mát

  • Cho bó lá nước mát và 4 lít nước vào nồi nấu, khi nước sôi thì hạ lửa vừa, tiếp tục nấu thêm chừng 30 phút.
  • Tắt bếp, để nguội xíu rồi lọc lại nước.

Bước 3. Nấu bí đao

  • Bỏ bí đao và 1 lít nước vào nồi nấu sôi rồi hạ lửa, tiếp tục nấu khoảng 30 phút, lọc lấy nước.
  • Hòa chung nước bí đao và nước lá mát.
  • Bạn cho nửa phần nước với thục địa, nấu đến khi nở ra khoảng 30 phút.
  • Lọc bỏ xác, đổ nước này vào nửa phần nước còn lại, pha thêm nước tiên thảo vào.

Bước 4. Hoàn thành

  • Nấu la hán quả đến khi phần thịt rã hết, lọc lấy nước.
  • Cho táo tàu vào nước la hán quả nấu khoảng 20p trên lửa nhỏ rồi tắt bếp.
  • Rót ra ly và thưởng thức khi còn nóng hay thêm đá đều ngon.

Như vậy là bạn đã có thêm 6 cách nấu nước sâm lạnh cực hấp dẫn và đơn giản rồi. Hy vọng với những công thức này, bạn sẽ tha hồ trổ tài cho cả gia đình thưởng thức nhé. 

#3 cách xào thịt bê ngon mềm không hôi hay khó nuốt 

Hé lộ cách xào thịt bò mềm ngon ai ăn cũng nghiền 

[Hỏi&đáp] Nama chocolate là gì và cách làm nama chocolate 

Nguồn tham khảo: //michelia.vn/

Nước sâm là thức uống mùa nóng quen thuộc của nhiều gia đình. Ảnh Internet 
  • 1 nắm lá dứa thơm
  • 1 ít rễ cỏ tranh
  • 2 khúc mía lau
  • 1 khúc lá cây lẻ bạn
  • 1 nắm nhỏ cây thuốc dòi
  • 2 cây mã đề
  • 1.5 lít nước
  • 1 thìa canh đường phèn [tùy chọn]

Lưu ý : Bạn có thể mua nguyên bó nguyên liệu nấu nước sâm tại các chợ. 

Nguyên liệu nấu nước sâm. Ảnh Internet 

1.2. Cách nấu nước sâm

  • Lá dứa thơm rửa sạch, xé sợi hoặc vò dập cho dễ ra mùi thơm, bó lại.
  • Mía lau rửa sạch, chặt khúc, chẻ nhỏ hoặc đập dập.
  • Các loại lá khác, rễ cỏ tranh nhặt sạch, rửa sạch.
  • Cho mía lau xếp đáy nồi. Kế đến cho các loại rau lá khác lên trên. Cho nước vào nấu với lửa lớn. Nước sôi giảm lửa, nấu thêm 15 phút cho các loại lá tiết hết chất là có thể tắt bếp.
  • Vớt bỏ xác lá & mía. Cho đường phèn vào khuấy đều đến khi tan hết. Lược nước qua rây để có nước sâm trong không có cặn.
  • Nước sâm nguội rót vào chai để lạnh và dùng dần.
  • Nước sâm nấu kỹ, để nguội, giữ ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong 2-3 ngày. 
Cách nấu nước sâm. Ảnh Internet 

2. Nước sâm có tác dụng gì

Khi nói đến nước sâm, có lẽ ai cũng biết, đây là loại nước mát thanh nhiệt, giảm nóng. Thậm chí, chúng ta nhiều người còn quen gọi là nước mát. Điểm cộng của món nước này chính xác là cụm từ ai cũng thích dùng đến "ngon, bổ, rẻ".

Có thể nói rằng, trước khi bạn biết nước sâm vừa ngon, vừa bổ và rẻ, thì trong Đông y, loại nước này từ lâu đã là vị thuốc bình dân thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, an thần. Tính thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và an thần của nước sâm được phát huy nhờ hội tụ những vị thuốc tự nhiên dễ tìm. Những vị thuốc này có thể kể đến như mía lau, rau bắp, rễ cỏ tranh, mã đề, thuốc dòi, lá cây lẻ bạn....Chúng đều có tính thảo dược. 

Nước sâm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần. Ảnh Internet 

3. Ai không nên uống nước sâm

Dù nước sâm là thức uống lành mạnh tốt cho sức khỏe và giải khát tốt nhưng không phải ai dùng cũng được. Để loại nước này bảo đảm tốt cho đúng người dùng, thì các trường hợp sau đây không nên dùng nước sâm:

  • Người mắc bệnh mãn tính : Vì các thành phần thảo dược có thể làm giảm tác dụng của thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
  • Người đang bị tiêu chảy : Vì, nước sâm lợi tiểu có thể làm tăng tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.
  • Người có bệnh huyết áp thấp : Vì nước sâm có thể tăng tình trạng hạ huyết áp.
  • Phụ nữ có thai : Vì trong nước sâm có thể chứa một số thảo dược không có lợi cho phụ nữ mang thai. Như cây thuốc dòi chẳng hạn. Theo Đông y, cây thuốc này có tác dụng điều kinh, nên không tốt cho phụ nữ mang thai. Hay như rễ tranh có tính hàn mạnh, cũng không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Những người có bệnh tiểu đường, bệnh thận, lao phổi nếu dùng nước sâm thường xuyên cần có ý kiến của bác sỹ. 

Người đang đau bụng tiêu chảy không nên uống nước sâm. Ảnh Internet 

Khi mua nguyên liệu nấu nước sâm, chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta không tránh khỏi thắc mắc về tính thảo dược của chúng. Thông thường, một bó lá nấu nước sâm [nước mát] sẽ gồm các nguyên liệu phổ biến như mía lau, rễ cỏ tranh, lá dứa thơm, cây mã đề, râu bắp, cây thuốc dòi, lá lẻ bạn và thậm chí là cây ngò già. Các loại này theo Đông y đều có dược tính, có lợi ích nhất định cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Mía lau : Theo Đông y, mía lau có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đàm, giải độc. Ngoài ra, mía lau còn được dùng như vị thuốc để trị hôi miệng, viêm họng, táo bón, hạ đường huyết.
  • Rễ cỏ tranh : Rễ cỏ tranh có tính hàn, Tác dụng của nó có thể giúp thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ cỏ tranh còn được dùng như vị thuốc trị bí tiểu, tiểu ra máu hay chảy máu cam. 
Rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Ảnh Internet 
  • Lá dứa thơm : Lá dứa thơm không chỉ dùng để tạo mùi tạo màu mà còn có tác dụng chữa bệnh. Theo nghiên cứu gần đây, người ta đã tìm ra tác dụng ức chế tế bào ung thư vú của chiết xuất từ lá dứa này. Ngoài tra, một lượng lớn lá dứa cũng có khả năng làm hạ đường huyết.
  • Cây mã đề : Mã đề có lẽ không xa lạ với nhiều bà nội trợ. Vì, loại cây này vừa là rau vừa là thuốc. Mã đề có tác dụng trị tiểu rắt, bệnh kiết lị, đau mắt đỏ và rất lợi tiểu. 
Cây mã đề. Ảnh Internet 
  • Râu bắp : Theo Đông y, râu bắp có tính bình, có tác dụng lợi mật, lợi tiểu. Râu bắp có thể góp phần trị sỏi thận và hạ đường huyết.
  • Cây thuốc dòi : Cây này có tên gọi khác là cây bọ mắm. Theo Đông y, cây thuốc dòi có tác dụng tiêu đờm, chữa viêm họng, ho khan, tiêu viêm, thông sữa và thông tiểu. Cây thuốc dòi còn có tác dụng điều kinh. Do đó nó cũng được cho là dễ gây sảy thai. Đây chính là lý do nước sâm có câu thuốc dò thì phụ nữ mang thai không nên dùng.  
Cây thuốc dòi. Ảnh Internet 
  • Cây lẻ bạn : Cây này còn có tên là cây hoa sò huyết. Theo Đông y, cây lẻ bạn có tính mát, dùng như vị thuốc. Cây có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, cầm máu, chữa ho, giải độc và cầm máu. 
Cây lẻ bạn. Ảnh Internet 
  • Ngò : Cây ngò từ lâu được sử dụng như một vị thuốc chứ không chỉ dừng lại ở một loại gia vị rau thơm. Theo nhiều nghiên cứu, cây ngò có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Hiện nay trong ngành công nghiệp thực phẩm lẫn cả y học, cây ngò được dùng nhiều nhờ đặc tính kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật và có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng.

4. Các loại nước sâm đổi vị

Ngoài loại nước sâm phổ biến nhất nấu từ các nguyên liệu như trên, bạn cũng có thể dùng các nguyên liệu khác để nấu nước sâm đổi vị. Đương nhiên thay đổi nguyên liệu ngoài đổi vị còn có lợi ích khác biệt do từng nguyên liệu bạn thay thế mang lại.

Các loại nước sâm khác vị bạn có thể tham khảo như dưới đây:

4.1. Nước sâm bí đao

Nước sâm bí đao phổ biến không kém nước sâm thông thường nấu với rễ cỏ tranh, râu bắp và cây mã đề. Nước sâm bí đao sẽ dùng các nguyên liệu gồm bí đao, la hán quả, thục địa, bông cúc khô, mía lau và lá dứa.

So với nấu nước sâm thông thường như trên, nấu sâm bí đao sẽ công phu hơn một chút. Việc nấu bí đao sẽ cần bạn chú ý chọn bí và sơ chế. Điều này sẽ giúp nước sâm bí đao thơm ngon không bị chua .

Về tác dụng, nước sâm bí đao có các tác dụng như lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó sâm bí đao còn có tác dụng làm đẹp gia và góp phần giảm cân. 

Nước sâm bí đao tốt cho tiêu hóa và tim mạch. Ảnh Internet 

4.2. Nước sâm bông cúc

Nước sâm bông cúc [ hoa cúc ] dùng khá ít nguyên liệu. Thường cách nấu sẽ dùng chỉ hoa cúc khô, ngò và đường phèn. Tuy nhiên, một số người sẽ không dùng đường phèn mà dùng mía lau thay thế để giảm độ ngọt.

Nước sâm bông cú có mùi thơm rất đặc trưng và dễ gây nghiện nếu ai dùng quen. Tác dụng của nước sâm này là an thần, giải nhiệt và giảm cân.

4.3. Nước sâm rong biển

Nước sâm rong biển nấu từ nguyên liệu như rong biển khô, thục địa, đường phèn và lá dứa thơm.

Tác dụng của sâm rong biển cũng là giải nhiệt giải độc, thanh nhiệt. Nước sâm này khá tốt cho sức khỏe và còn có ác dụng làm đẹp da. 

Nước sâm rong biển có tác dụng thanh nhiệt giải độc tốt. Ảnh Internet 

4.4. Nước sâm nhãn nhục

Cách nấu nước sâm như nước sâm nhãn nhục cũng khá đơn giản. Bạn dùng các nguyên liệu gồm nhãn nhục, bông cúc và đường phèn.

Tác dụng tiêu biểu của nước sâm nhãn nhục là an thần, thanh nhiệt và giải độc.

4.5. Nước sâm nấu theo kiểu nước mát của Hàn Quốc

Nước sâm này còn gọi là nước sâm Hàn Quốc hay nước mát Hàn Quốc. Đây là loại nước sâm mới, cho vị ngọt thanh, thơm như mùi thuốc bắc nhẹ.

Nguyên liệu sử dụng để nấu nước sâm kiểu Hàn Quốc gồm có táo tàu , táo đỏ, nhãn nhục và đường phèn. Bạn có thể cho thêm các nguyên liệu khác như gừng, quế và mật ong. Phiên bản dùng gừng, quế, mật ong thường được dùng nhiều trong mùa lạnh.

Nước sâm hay nước mát Hàn Quốc cũng là thức uống được dùng nhiều vào mùa nóng. Thức uống này có ác dụng giải nhiệt, an thần, tốt cho dạ dày, tim mạch. Ngoài ra, nước sâm này còn góp phần giảm stress và giảm cân. 

Nước sâm Hàn Quốc có tác dụng an thần, giải nhiệt. Ảnh Internet 

Bạn thấy đấy, cách nấu nước sâm thật đa dạng. Tác dụng của nước sâm như Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn đã đề cập cũng khá phong phú. Tùy theo sở thích về vị và mục đích sử dụng, bạn hoàn toàn có thể linh động chọn nấu nước sâm phù hợp. Và, điều thú vị là, dù bạn chọn công thức nào, nguyên liệu cũng đều dễ tìm, nấu dễ dàng, cho vị ngon như ý mà không khi nào thất bại.

Cát Lâm tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề