Hợp đồng kinh tế khác hợp đồng mua bán như thế nào

"Hợp đồng dân sự" là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".Luật  thương mại năm 2005 thay thế Luật thương mại năm 1997. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.Bộ luật Dân sự 2015 thay thế Bộ luật dân sự 2005. Trước đó Bộ luật này thay thế Bộ luật dân sự năm 1995. Đáng lưu ý là kể từ ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực thì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29 tháng 9 năm 1989 hết hiệu lực.  

Như vậy, đã từ lâu, kể từ ngày Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự có hiệu lực và ngày Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực, nhưng đến nay trong quá trình tư vấn pháp lý Công ty luật Thái An vẫn được các rất nhiều câu hỏi từ các doanh nghiệp “Bây giờ, chúng tôi muốn ký kết hợp đồng kinh tế thì căn cứ vào văn bản pháp luật nào?”. Ngoài ra, khi tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, chúng tôi vẫn thấy tồn tại các mẫu hợp đồng căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989.

Trước thực trạng đó, bài viết "Hợp đồng kinh tế hay Hợp đồng thương mại" này giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát để làm sao ký kết hợp đồng đúng luật, tránh rủi ro pháp lý do hợp đồng vô hiệu. 

1. Căn cứ pháp lý để ký kết hợp đồng là gì?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, do Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực, tùy thuộc vào chủ thể ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các yếu tố khác cấu thành hợp đồng mà các doanh nghiệp ký kết hợp đồng căn cứ vào Luật Thương Mại 2005 hay Bộ Luật Dân sự 2015 hay luật chuyên ngành.

2. Tên gọi hợp đồng thế nào?

Trước đây, khi ký hợp đồng trong kinh doanh thì hầu như các doanh nghiệp đều đặt tên “Hợp đồng kinh tế”. Giờ đây, khi không còn Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì về mặt pháp lý không thể tồn tại khái niệm hay tên gọi “Hợp đồng kinh tế”. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn “sính” tên gọi “Hợp đồng kinh tế”. Họ cho rằng với tên gọi như vậy hợp đồng có vẻ quan trọng hơn…

Nếu đó chỉ là thói quen trong việc gọi tên thì không vấn đề gì. Dẫu sao, trên hợp đồng chính thức và đặc biệt là căn cứ để áp dụng pháp luật thì cần phải chính xác và đúng quy định pháp luật. Do đó, cùng với việc bỏ căn cứ vào “Pháp lệnh hợp đồng kinh tế”, thì khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp cũng rất nên thôi dùng tên “Hợp đồng kinh tế”.

3. Dùng tên gọi Hợp đồng nào đây? 

Có một số ý kiến cho rằng chỉ cần dùng tên “Hợp đồng” là được. Nhưng với cái tên như vậy cũng không ổn, bởi không nói rõ được nội dung của hợp đồng, mà quy định pháp luật lại điều chỉnh ngay ở tiêu đề đầu tiên.

Như vậy, tốt hơn cả là sử dụng chính phân loại hợp đồng được điều chỉnh trong Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự hay các luật khác.

4. Luật Thương mại quy định các loại hợp đồng như sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá [Điều 24, Luật Thương mại],- Hợp đồng dịch vụ [Điều 74].Để cho chi tiết, cụ thể  hơn nữa, đối với từng loại hàng hóa và dịch vụ lại gắn với tên của hàng hóa và dịch vụ đó. Ví dụ:- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại [Điều 110, Luật Thương mại],- Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ [Điều 124],- Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại [Điều 140], - Hợp đồng đại diện cho thương nhân [Điều 142], 

- Hợp đồng uỷ thác [[Điều 159], 


- Hợp đồng đại lý [Điều 168],
- Hợp đồng gia công [Điều 179], - Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá [Điều 193], - Hợp đồng dịch vụ quá cảnh [Điều 251], - Hợp đồng cho thuê hàng hoá  [Điều 274], 

- Hợp đồng nhượng quyền thương mại [Điều 285].

5. Bộ luật Dân sự quy định các loại hợp đồng như sau:

- Hợp đồng mua bán tài sản [Điều 428], - Hợp đồng mua bán nhà [[Điều 450], - Hợp đồng trao đổi tài sản [Điều 463] - Hợp đồng tặng cho tài sản [Điều 465], 

- Hợp đồng vay tài sản [Điều 468], Hợp đồng thuê tài sản [Điều 480]; 

- Hợp đồng thuê nhà [Điều 492], - Hợp đồng thuê khoán tài sản [Điều 501], - Hợp đồng mượn tài sản [Điều 512], 

- Hợp đồng dịch vụ [Điều 518], 

- Hợp đồng vận chuyển hành khách [Điều 527], - Hợp đồng vận chuyển tài sản [Điều 535]; - Hợp đồng gia công  [Điều 547], Hợp đồng gửi giữ tài sản [Điều 559], - Hợp đồng bảo hiểm [Điều 567]- Các loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự [Điều 568], 

- Hợp đồng uỷ quyền [Điều 581].

Ngoài ra, còn có các loại hợp đồng khác theo các luật khác đối với hoạt động đặc thù như Hợp đồng tư vấn pháp luật theo Luật Luật sư, Hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao đồng, Hợp đồng đại lý thuế, Hợp đồng thi công thiết kế công trình…

6. Cần thể hiện căn cứ trên hợp đồng

Việc nêu đúng căn cứ pháp lý giúp các bên áp dụng đúng các quy định có liên quan trong quá trình các bên thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng.Vấn đề đặt ra: Trong trường hợp các bên đưa các căn cứ pháp lý không đúng trong hợp đồng thì như thế nào? Trong hợp đồng các bên căn cứ vào Bộ luật dân sự, trong khi theo phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chủ thể và các yếu tố khác của hợp đồng thì phải căn cứ vào Luật Thương mại thì khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ không áp dụng căn cứ sai đó. Các cơ quan tài phán [trọng tài hoặc tòa án] sẽ áp dụng đúng các quy định của pháp luật mà giải quyết, tuyệt nhiên không theo phần căn cứ trong hợp đồng mà các bên đưa ra. Điều này cho thấy: Bên nào nhận định và áp dụng các căn cứ pháp lý không đúng đó sẽ bị chịu thiệt thòi. Do đó, việc nhận thức đúng đắn và vận dụng đúng các quy định pháp luật về hợp đồng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Những điều chúng tôi trình bày ở trên về căn cứ pháp lý và tiêu đề, tên gọi hợp đồng tưởng chừng như nhỏ nhặt, giản đơn, nhưng trên thực tế lại không hề nhỏ chút nào. Bởi vì quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có thể bị ảnh hưởng, nhất là trong hoạt động thương mại.LƯU Ý: Việc xác định đúng, áp dụng đúng, ký kết đúng hợp đồng thương mại ngay từ đầu sẽ định hướng tốt cho mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn hợp đồng trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết, thực hiện hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng của các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Hiện nay các quy định pháp luật trên mọi lĩnh vực được ban hành với số lượng lớn và có có xu hướng thay đổi nhanh. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với những quy phạm pháp luật quốc tế thì các doanh nghiệp cần phải biết và áp dụng cho đúng, tránh trường hợp “thua trên sân nhà”. Chỉ có sự chuyên nghiệp trong tư vấn pháp lý mới có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Nếu bạn còn bất gì điều gì vướng mắc, hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

Hợp đồng kinh tế hợp đồng thương mại

Hợp đồng kinh tế là một cụm từ không quá xa lạ đối với bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên để soạn thảo một hợp đồng kinh tế đúng mẫu, phụ lục hợp lý là một vấn đề mà được khá nhiều khách hàng quan tâm.

Vậy hợp đồng kinh tế là gì, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh tế như thế nào. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý khách hàng bài viết dưới đây.

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên.

Thông qua việc giao kết hợp đồng thì các bên sẽ ghi nhận chi tiết về việc thực hiện công việc mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật cùng với các điều khoản, thoả thuận khác nhằm mục đích kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho cả 02 bên với những quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng.

Có thể hiểu rằng hợp đồng kinh tế có vai trò trung gian, cầu nối giao kết giữa các chủ thể, phần lớn các cá nhân, tổ chức làm kinh doanh đều phải ký kết hợp đồng kinh tế, chính vì thế đây là văn bản đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay

Đối tượng của hợp đồng kinh tế rất rộng và đa dạng và mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể lại có những nét đặc trưng riêng. Với những đặc trưng riêng đó thì lại được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan khác nhau để 02 bên tham gia áp dụng đúng quy định pháp luật.

Hiện nay các loại hợp đồng kinh tế chúng ta thường thấy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại như:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa;

– Hợp đồng kinh tế song ngữ.

– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh..

– Hợp đồng kinh tế xây dựng.

– Hợp đồng kinh tế thương mại.

–Hợp đồng dịch vụ;

– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh,

– Hợp đồng liên doanh liên kết;

–Hợp đồng thương mạiđặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Nhắc đến hợp đồng kinh tế, chúng ta có thể nhắc đến 03 đặc điểm nổi trội có thể kể đến như:

Mục đích của hợp đồng kinh tế là gắn liền với hoạt động kinh doanh. Tức là hợp đồng sẽ gắn với các hoạt động mua bán, sản xuất, hoặc việc trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh và trong hoạt động đó thì một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận.

Đặc điểm của chủ thể hợp đồng thì một bên phải là pháp nhân, bên còn lại có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc là pháp nhân theo quy định. Và nội dung hợp đồng kinh tế đã giao kết phải phù hợp với lĩnh vực, hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.

Hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được thực hiện bằng văn bản hoặc các tài liệu chứng minh giao dịch và phải có chữ ký xác nhận của các bên về điều khoản, nội dung 02 bên đã thoả thuận dưới các hình thức khác nhau như qua công văn, thư điện tử, điện báo…

Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

Download [DOCX, 18KB]

Để có một mẫu hợp đồng kinh tế đúng mẫu, đúng quy định của pháp luật thì phải có đầy đủ nội dung, cách trình bày chính xác, rõ ràng thể hiện rõ quyền và lợi ích của các chủ thể khi cam kết ký hợp đồng. Luật Hoàng Phi xin chia sẻ mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

HỢP ĐỒNG ĐỒNG KINH TẾ

SỐ: ……./HĐMB

– Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.

– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm 20…, tại trụ sở chính CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……………………………………………………

A/ Đại diện bên A:

Bên mua : …………………………………………..………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: …………..……Điện thoại:………………………

Đại diện : [Ông/Bà] …………………………………… Chức vụ: Giám đốc

B/ Đại diện bên B:

Bên mua : …………………………………………..……

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: …………………… Điện thoại: …………………

Đại diện: [Ông/Bà] …………….. Chức vụ: Giám đốc

Hai bên cùng nhau thoả thuận và thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Bên A đồng ý giao cho bên B nhận thi công công trình với khối lượng công việc cụ thể như sau:

– Dựng cột bê tông đơn 6,5m: 4 cột

– Dựng cột bê tông đôi 6,5m: 1 cột

– Đổ bê tông gốc cột đơn: 5 ụ

– Đổ bê tông gốc cột ghép:3 ụ

– Căng chỉnh độ chùng cáp đồng treo: 1 km

– Căng chỉnh độ chùng cáp đồng treo: 3 km

Điều 2: Địa điểm thi công:

Số 12 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng , quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điều 3: Tiến độ và nghiệm thu công việc hoàn thành

– Ngày khởi công: Ngày 1 tháng 1 năm 2021

– Ngày hoàn thành: Ngày 12 tháng 12 năm 2021

Điều 4 :Giá trị và hình thức thanh quyết toán:

– Giá trị hợp đồng trước thuế là:…………………………………..

– Thuế VAT 10%: …………………………………………………….

– Tổng giá trị hợp đồng: ………………………………………….

Bằng chữ:………………………………………………..

– Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản vào công ty.

– Sau khi đã tiến hành bàn giao công trình đã hoàn thành hai bên phải thực hiện nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Điều 5: Trách nhiệm của bên A

– Tiến hành bàn giao mặt bằng cho bên B thi công, cung cấp đầy đủ hồ sơ thiết kế thi công.

– Trực tiếp cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình sửa chữa thi công công trình và giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.

Điều 6: Trách nhiệm của bênB

– Lập phương án thi công trên cơ sở thiết kế kỹ thuật.

– Theo phương án được duyệt huy động nhân lực, máy móc thi công đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật công trình, đúng thời gian dự kiến hoàn thành.

– Tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều 7: Trách nhiệm về vật chất trong việc thực hiện hợp đồng.

– Nếu một trong hai bên thực hiện không đúng theo điều khoản hợp đồng, không đúng với thoả thuận về chất lượng, tiến độ công trình, thời hạn thanh toán thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

– Nếu bên B thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng của công trình thì phải sửa chữa và làm lại.

– Việc vi phạm hợp đồng của các bên mà gây thiệt hại vật chất cho phía bên kia thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giá trị thực tế.

Điều 8: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh tế

Soạn thảo hợp đồng kinh tế phải đảm bảo những nội dung chính như sau:

– Tên gọi hợp đồng: Quý khách hàng có thể chọn các loại hợp đồng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ngoại thương…

– Thời gian ký hợp đồng.

– Ghi rõ thông tin, địa chỉ, mã số thuế bên mua, bên bán trong hợp đồng kinh tế.

– Số lượng, trọng lượng, kích cỡ, màu sắc, kích thước….của hàng hoá.

– Phương thức thanh toán.

– Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng.

– Điều khoản giải quyết tranh chấp.

– Hiệu lực hợp đồng, địa điểm ký kết.

Hợp đồng kinh tế mua bán

Cũng tương tự như Hợp đồng kinh tế thông thường thì Hợp đồng kinh tế mua bán là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc mua bán sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mua bán mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.

Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng kinh tế mua bán dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…

Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản…

– Các nội dung cần có trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa:

Trong hợp đồng kinh tế nói chung hay hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa cần có đầy đủ các điều khoản, nội dung chính bao gồm: đối tượng của hợp đồng; điều khoản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp nếu như có tranh chấp xảy ra; thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng; phương thức thanh toán hợp đồng; chủ thể của hợp đồng kinh tế là ai?; giá; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên; sự kiện bất khả kháng; thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế?

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng:

– Phải sử dụng đúng tên loại hợp đồng ký kết.

– Hợp đồng kinh tế đúng quy cách, đúng chuẩn mẫu quy định của pháp luật phải có đầy đủ các nội dung trong hợp đồng như tên hợp đồng, thông tin bên bán, bên mua, điều khoản hợp đồng, chữ ký các bên.

– Khi soạn thảo hợp đồng từ ngữ phải đúng chính tả, trình bày rõ ràng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về hợp đồng kinh tế của Luật Hoàng Phi. Quý khách hàng còn nhiều thắc mắc và muốn hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 19006557.

Video liên quan

Chủ Đề