Đến tháng đau bụng ở đâu

Đau bụng dưới khi hành kinh là hiện tượng thường gặp. Nhưng mức độ đau bụng dưới và vị trí bị đau có thể khác nhau tùy vào từng người khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây chuyeneva.vn xin tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cơn đau bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Mời chị em cùng tìm hiểu.

Đau bụng dưới khi gần đến kỳ kinh?

Đau bụng dưới khi gần đến chu kỳ kinh [hay còn gọi là hội chứng đau bụng tiền kinh nguyệt] là những cơn đau bụng dưới ở mức độ nhẹ hơn so với đau bụng trong chu kỳ kinh. Nó có thể kèm theo những biểu hiện khác như: bụng to ra khi có kinh và hơi căng chướng, ngực to hơn và có cảm giác đau hoặc hơi đau khi chạm vào.

Đau bụng tiền kinh nguyệt giống như “lời thông báo” rằng “cơ thể bạn đã sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, hãy chuẩn bị sẵn sàng bạn nhé”. Thời gian bị đau bụng trước chu kỳ kinh có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày tùy thuộc vào cơ địa từng người. Đây là hiện tượng bình thường và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ.

Không phải tất cả phụ nữ đều bị đau bụng dưới khi gần đến kỳ kinh. Theo thống kê có khoảng hơn 40% chị em bị đau bụng tiền kinh nguyệt [số liệu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ – HHS, 2016].

Đau bụng dưới khi có kinh như thế nào?

Cảm giác đau bụng dưới khi có kinh

Đau bụng dưới khi có kinh [hay còn gọi là đau bụng kinh, thống kinh] là những cơn đau co thắt hoặc âm ỉ liên tục xảy ra ở vùng bụng dưới do tử cung co bóp đẩy máu kinh ra bên ngoài gây ra.

Trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ thường có cảm giác bị đau bụng dưới [xuất hiện trước hoặc sau khi thấy máu kinh vài giờ]. Sau đó, cơn đau bụng dưới có thể đau lan ra sau lưng gây đau mỏi lưng, lan xuống bắp đùi gây tức mỏi cơ đùi trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau bụng dưới khi có kinh thường đau nhiều nhất trong 2 – 3 ngày nguyệt san đầu tiên, sau đó độ đau giảm dần khi về những ngày cuối chu kỳ.

Mức độ đau bụng kinh ở mỗi người khác nhau, có người chỉ bị đau bụng ít, người đau vừa phải hoặc cũng có người bị đau bụng kinh dữ dội.

Đau bụng kinh có mấy loại?

Đau bụng kinh thường phân ra 2 loại chính là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát [Thống kinh vô căn]

  • Đau bụng kinh nguyên phát chủ yếu là các cơn đau bụng nhẹ, âm ỉ liên tục. Nó chạy dọc từ trên xuống dưới tử cung nhằm co bóp tống lớp niêm mạc tử cung [có lẫn máu] ra bên ngoài. Đau bụng kinh nguyên phát chỉ là cơn đau bụng kinh sinh lý thông thường, không gây nguy hiểm và thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi và các bé gái bắt đầu dậy thì.
Phụ nữ có thể bị đau bụng kinh nhẹ hoặc đau bụng kinh dữ dội

Đau bụng kinh thứ phát [Thống kinh thứ phát]

  • Đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở phụ nữ đã có gia đình, phụ nữ trung tuổi [từ khoảng 30 – 50 tuổi. Khác với đau bụng kinh sinh lý, đây là cơn đau bụng kinh kèm theo các dấu hiệu bất thường như: đau bụng kinh dữ dội không chịu đựng được, lượng máu kinh ra không đều trong các tháng, thời gian đau bụng kéo dài [rong kinh] bất thường, xuất hiện máu đen, máu cục, chị em có thể bị buồn nôn, hôn mê,…Đau bụng kinh thứ phát liên quan đến các bệnh lý.

Đau bụng dưới bên trái khi hành kinh?

Vị trí đau bụng kinh thường xuất hiện ở giữa vùng bụng dưới – nơi có chứa tử cung [nằm bên dưới rốn, cách rốn khoảng 4cm, cách đều 2 bên sườn bụng mỗi bên khoảng 3cm].

Nhưng nếu bạn bị đau bụng dưới bên trái khi hành kinh kéo dài trong nhiều tháng không tự khỏi thì rất có thể chị em đang phải đối mặt với những bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như:

Do mang thai ngoài tử cung: đây là tình trạng bào thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại làm tổ ở các vị trí bên ngoài tử cung như: vòi tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng.. Mang thai ngoài tử cung khiến phụ nữ bị đau bụng ở vị trí bào thai làm tổ như bụng dưới bên trái, bên phải… Mức độ đau bụng tăng dần với sự phát triển của thai nhi, bị chảy máu âm đạo [gây nhầm lẫn với hành kinh], máu có màu đỏ thẫm, thời gian ra máu kéo dài.

Do bệnh lạc nội mạc tử cung: các mô tử cung phát triển bên trong tử cung lại có xu hướng phát triển “lạc” ra bên ngoài tử cung [thường lạc ra ống dẫn trứng, buồng trứng…]. Từ đó gây đau bụng dữ dội, người bệnh cảm giác đau bụng dưới bên trái và ở giữa khi đến chu kỳ kinh. Lạc nội mạc tử cung gây tỉ lệ vô sinh đến gần 50%.

U xơ tử cung – một bệnh lý gây đau bụng dưới bên trái kéo dài trong kỳ hành kinh

U xơ tử cung: là khối u lành tính hình thành trong tử cung. Chúng chèn ép trực tiếp vào tử cung và bàng quang gây đau bụng dưới dữ dội và có thể kèm theo cơn đau bụng dưới bên trái bất thường trong những ngày hành kinh.

U nang buồng trứng: khối u nang buồng trứng thường là một khối dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường ở trên bền mặt hoặc bên trong buồng trứng. Khi trứng rụng và di chuyển về tử cung bị khối u nang cản trở gây chứng đau bụng dưới bên trái ở trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.

Viêm vùng chậu: một số bệnh viêm vùng chậu thường gặp là: viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng. Viêm vùng chậu gây ra cơn đau bụng dưới âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang bên trái hoặc bên phải bụng dưới [nếu bị viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng], gây rối loạn kinh nguyệt, rong kinh…

Để đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản cũng như phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa ngay khi có các dấu hiệu đau bụng dưới bên trái khi hành kinh.

Đau bụng dưới nhưng không có kinh [không ra máu]

Đến tháng bị đau bụng dưới nhưng không có kinh cũng là một dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới nhưng không ra máu như:

Do bị tắc kinh ứ huyết làm máu kinh không thoát ra được, máu bị ứ trong tử cung gây đau bụng dưới âm ỉ liên tục [hoặc đau dữ dội tùy mức độ].

Do rối loạn nội tiết tố nữ, cơ thể bị mất cân bằng hoặc thiếu hụt hormone progesterone và estrogen.

Thời kỳ tiền mãn kinh gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt [ảnh minh họa]

Do phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Do phụ nữ mang thai nhưng không biết. Các trường hợp này thường ở phụ nữ mới mang thai, trứng sau khi đã thụ tinh di chuyển về tử cung làm tổ và phát triển làm gây ra những cơn đau bụng lâm râm ở vùng bụng dưới giống như đau bụng kinh khiến chị em bị nhầm lẫn. Tuy nhiên thời gian đau bụng có thai không kéo dài và mức độ đau ít hơn đau bụng kinh.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai

Do tác dụng phụ của một số thuốc trị bệnh: thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc dùng trước khi hóa trị, thuốc tránh thai…

dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng… hoặc các bệnh tiết niệu như: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận…

Do căng thẳng, stress kéo dài hoặc bị tăng giảm cân đột ngột.

Bị đau bụng dưới sau khi hết kinh nguyệt?

Cơn đau bụng kinh thường đau nhiều nhất trong 2 – 3 ngày đầu tiên chu kỳ kinh và giảm dần sau đó. Khoảng 1 -2 ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt, chị em thường hết đau bụng hoặc chỉ bị đau bụng rất nhẹ với tần suất thưa. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều trường hợp vẫn bị đau bụng dưới sau khi hết kinh. Đây là hiện tượng đau bụng kinh không bình thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân:

Do niêm mạc tử cung dày:

Niêm mạc tử cung giống như “chiếc chăn ấm” để bào thai làm tổ và phát triển. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được tử cung co bóp tống ra ngoài, từ đó hình thành chu kỳ kinh nguyệt.

Độ dày niêm mạc tử cung bình thường ở một phụ nữ trưởng thành thay đổi tùy theo từng giai đoạn, cụ thể:

  • Khi bình thường: 7 – 8 mm.
  • Sau khi hành kinh: 3 – 4 mm.
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh, sát ngày rụng trứng: 8 – 12 mm.

Nhưng thực tế, có nhiều phụ nữ sau khi sạch kinh lớp niêm mạc tử cung vẫn có kích thước dày từ 7 – 10 mm, khiến các cơ tử cung tiếp tục co bóp gây ra cơn đau bụng dưới dù đã hết kinh. Niêm mạc tử cung dày có thể gặp phải tình trạng mất kinh, rong kinh, đa nang buồng trứng hoặc rối loạn phóng noãn… làm khả năng thụ thai thành công rất khó.

Do các bệnh lý vùng chậu, bệnh lý phụ khoa gây ra như:

Lạc nội mạc tử cung – bệnh lý gây cơn đau bụng dưới kéo dài
  • Hẹp tử cung.
  • U nang buồng trứng.
  • U xơ tử cung.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Viêm vùng chậu.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Viêm vòi trứng.

Đau bụng dưới bất thường khi đến chu kỳ kinh giống như “lời cầu cứu” của cơ thể với sức khỏe sinh sản phụ nữ. Vì vậy, chị em hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám phụ khoa ngay khi gặp các hiện tượng đau bụng dưới bất thường trong kỳ nguyệt san.

QueenUp – Giải pháp giảm đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt cho chị em phụ nữ từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Viên uống bổ sung nội tiết tố QueenUp – với hoạt chất Shatavadin được chiết tách từ cây Thiên môn chùm, kết hợp cùng các thảo dược thiên nhiên – Hỗ trợ giảm các triệu chứng: đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt, giảm khô hạn, giảm ham muốn, giảm bốc hỏa…nhờ 2 cơ chế tác động kép:

  • Thành phần độc quyền Shatavadin [chiết xuất giàu phytoestrogen từ rễ cây Thiên môn chùm] giúp bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh, từ đó tăng khả năng sản sinh Estrogen nội sinh.
  • Bổ sung phytoestrogen từ thực vật cho các cơ quan cần estrogen để hoạt động, từ đó giúp giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra.

Sử dụng QueenUp đủ liệu trình 2-3 tháng, kết hợp với sinh hoạt điều độ, tăng cường thể dục thể thao, chắc chắn bạn sẽ thấy tuổi xuân kéo dài bất tận. Mọi thắc mắc về sức khỏe sinh lý nữ và thông tin sản phẩm QueenUp, vui lòng gọi tới tổng đài miễn cước 18001276 [miễn cước] hoặc kết nối Zalo 0337.217.065

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao QueenUp tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán QueenUp chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề