Chậm kinh bao lâu thì siêu âm được

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Ảnh Internet

1. Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm

1.1 Chậm kinh bao lâu thì nên đi siêu âm

  • Theo các chuyên gia thì khi chị em đã có quan hệ tình dục không an toàn và bị chậm kinh trên 1 tuần, thì khả năng mang thai là rất cao. Vì vậy khi bị chậm kinh khoảng 1 tuần chị em hãy đi siêu âm để biết chắc chắn liệu mình có thai hay không hoặc phát hiện ra những vấn đề ở cơ thể bạn làm bạn bị chậm kinh.
  • Thông thường chu kì kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 đến 32 ngày với 3-5 ngày hành kinh. Nếu chu kỳ kinh của bạn có sự thay đổi thì cũng chỉ chậm 1-2 ngày mà thôi. Tuy nhiên sau khi thụ thai thành công, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung làm tổ, các lớp niêm mạc ở tử cung dày lên để tạo điểm bám vững chắc cho phôi thai khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không diễn ra.
  • Siêu âm thai là một trong những phương pháp giúp chị em biết được mình đang có thai hay không và tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi hiện tại như thế nào. Việc siêu âm thai nhi cần tiến hành vào đúng thời điểm là yếu tố quyết định đến kết quả siêu âm của thai nhi.
  • Siêu âm có thể cho kết quả chính xác là sau khi trễ kinh 1-2 tuần. Vì sau khi quan hệ từ 7 – 8 ngày, thai nhi sẽ di chuyển vào tử cung của người mẹ nhưng quá trình cấy thai với thời gian trung bình khoảng 9 ngày.
  • Trước lúc đó bạn có thể sử dụng que thử thai để biết việc bạn có con hay không, nhờ hoocmon beta HCG mà thai nhi tiết ra giúp bạn có thể kiểm tra được mình có thai và đi siêu âm sau đó.
Trước khi đi siêu âm bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra liệu mình có thai hay không. Ảnh Internet

1.2 Các phương pháp siêu âm thai nhi phổ biến

1.2.1 Siêu âm đầu rò
  • Phương pháp siêu âm này có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện thai kỳ sớm. Sau khi chậm kinh 7 ngày chị em có thể siêu âm đâu rò và cho kết quả gần như chính xác vì phương pháp này nhận biết được thai kỳ 17 ngày sau khi có hiện tượng thụ tinh.
  • Việc siêu âm sớm hơn có thể vẫn chưa cho kết quả chính xác. Thậm chí có nhiều trường hợp sau 10 ngày chậm kinh mới thấy thai vào buồng tử cung.
  • Khi siêu âm đầu rò thì sẽ cho ta thấy chính xác nhất hình ảnh túi thai trong buồng tử cung. Thời điểm này do phôi thai rất nhỏ, chỉ vài mm nên nếu siêu âm đường bụng thì sẽ rất khó để chẩn đoán.
Siêu âm đầu rò là phương pháp siêu âm nhận biết có sự xuất hiện của thai nhi sớm nhất. Ảnh Internet 1.2.2 Siêu âm vùng bụng
  • Siêu âm vùng bụng sẽ đoán biết chính xác khả năng mang thai của nữ giới muộn hơn so với siêu âm đầu rò, có nghĩa là khoảng 6 tuần sau khi thụ tinh.
  • Chậm kinh khoảng 3-4 tuần, chị em có thể đi siêu âm vùng bụng để biết chính xác tình trạng của thai kỳ.
  • Thời gian trễ kinh càng dài kết quả siêu âm càng chính xác.
  • Nếu sau khi chậm kinh từ 10 – 15 ngày, siêu âm vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung, thì bạn nên đi kiểm tra để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Siêu âm vùng bụng cho bạn có kết quả sau khi bạn chậm kinh 3 - 4 tuần. Ảnh Internet

2. Những nguyên nhân khác khiến bạn chậm kinh

2.1 Mắc bệnh phụ khoa

Khi bạn bị chậm kinh và kèm theo những dấu hiệu như đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ, tiểu buốt… thì có thể chị em đang gặp vấn đề về bệnh lý đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…

2.2 Do nạo hút thai không an toàn

Khi phụ nữ thực hiện những lần nạo, phá thai thì chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ cũng bị ảnh hưởng không ổn định vì khi đó tử cung bị dính trong quá trình tiểu phẫu dẫn tới tình trạng ứ huyết gây hiện tượng chậm kinh.

2.3 Mất cân bằng nội tiết

Tất cả các rối loạn về hormone trong giai đoạn dậy thì, cho con bú, tiền mãn kinh,... của người phụ nữ sẽ làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh thậm chí gây mất kinh.

2.4 Tác dụng phụ của thuốc

Khi bạn sử dụng thuốc cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Các loại thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tim mạch… sử dụng dài ngày, không đúng cách đều có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và biểu hiện chậm kinh.

Khi bị áp lực, căng thẳng thì nội tiết cơ thể thay đổi gây ra rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Chậm kinh ở phụ nữ có rất nhiều nguyên nhân, việc mang thai cũng khiến phụ nữ chậm kinh hoặc mất kinh. Ảnh Internet

3. Cách khắc phục chậm kinh

3.1 Chậm kinh do mang thai

Chị em nên đến bác sĩ tiến hành siêu âm và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Lên kế hoạch khám thai và chăm sóc cả mẹ và thai nhi một cách tốt nhất. Đối với các trường hợp mang thai ngoài ý muốn sẽ được bác sỹ tư vấn về các phương pháp đình chỉ thai an toàn.

3.2 Chậm kinh do các yếu tố về tâm – sinh lý

Đến bác sĩ và những nơi tư vấn tâm lý để chị em phụ nữ lấy lại cân bằng cuộc sống, giảm mệt mỏi, căng thẳng và thực hiện những chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe.

3.3 Chậm kinh do bệnh lý phụ khoa

Chị em sẽ điều trị bằng thuốc của bác sĩ kê cho, chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm, cân bằng thuốc nội tiết… Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông y nhằm tăng sức đề kháng, điều hòa khí huyết, ổn định chức năng của buồng trứng, bảo vệ khả năng sinh sản của chị em.

Khi xảy ra hiện tượng chậm kinh bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ảnh Internet

4. Các dấu hiệu mang thai sớm nhất

Khi bạn bị chậm kinh và kèm theo các dấu hiệu mang thai dưới đây thì bạn nên đi siêu âm, vì có lẽ thiên thần nhỏ của bạn đã xuất hiện rồi đấy.

4.1 Ngực căng, đau và lớn hơn

Sau khi trứng gặp tinh trùng thụ tinh thành công, sẽ có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hooc môn trong cơ thể của người phụ nữ làm cho lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn khiến bầu ngực cương lên, tức, có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.

4.2 Ra máu báo thai và dịch âm đạo thay đổi

  • Máu báo thai xuất hiện khi thai nhi vào làm tổ trong buồng tử cung. Nó là những đốm máu đỏ tươi, phớt hồng, chỉ dính một ít trên đáy quần lót trong thời gian rất ngắn.
  • Dịch âm đạo thay đổi khi phôi thai được hình thành, lớp dịch nhầy âm đạo trở nên đặc quánh hơn, cổ tử cung đóng khít để phục vụ cho phôi thai dễ bám vào thành âm đạo và phát triển. Chất dịch có màu trắng và đục như màu sữa.

4.3 Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều về đêm

Khi bạn mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ to ra chèn ép vào bàng quàng kết hợp với nồng độ HCG thai kỳ tăng lên đột biến khiến phụ nữ thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn cả ngày lẫn đêm.

4.4 Thay đổi thói quen ăn uống, ốm nghén và nhạy cảm với mùi

  • Bạn cảm thấy đói, thèm ăn ở những tuần thai đầu tiên vì hoocmon trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi.
  • Phụ nữ có sự nhạy cảm hơn với các mùi xung quanh, mùi gì cũng có thể làm bạn khó chịu, nặng hơn nữa là cảm giác buồn nôn, nôn ọe.
  • Nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên làm mẹ bầu thính hơn dễ nhạy cảm với mùi.

4.5 Mệt mỏi

  • Bạn sẽ xuất hiện các tình trạng như đau đầu, hoa mắt do sự tăng đột biến hooc môn và sự thiếu hụt hồng cầu.
  • Thân nhiệt tăng cao hơn so với mức bình thường.
  • Đau mỏi lưng.

4.6 Chướng bụng

Do sự gia tăng hoóc môn progesterone và estrogen sẽ làm nhão các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ của đường ruột. Theo đó, cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều khi ga trong bụng hơn nên gây ra chướng bụng.

Nếu bạn chậm kinh và xuất hiện những dấu hiệu mang thai trên thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và siêu âm. Ảnh Internet

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn cũng đã trả lời cho bạn được câu hỏi chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm rồi phải không. Hãy quan sát cơ thể bạn thường xuyên và đi siêu âm đúng thời điểm để kiểm tra chắc chắn việc mình có thai hay không và có cách chăm sóc mẹ và thai nhi phù hợp nhé các bạn.

Chi Lê tổng hợp

Chậm kinh bao lâu thì đi khám thai là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em đang mong ngóng tin vui trong lần mang thai đầu tiên. Có thể nói, chậm kinh là biểu hiện đặc trưng nhất để phái yếu nhận biết mình mang thai hay không. Vậy ngoài chậm kinh, còn triệu chứng khác để nhận biết mang thai? Nữ giới theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời chính xác.

Trễ kinh bao lâu thì đi khám thai lần đầu? 

Đối với câu hỏi chậm [trễ] kinh bao lâu thì nên đi khám thai, bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài đang công tác tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Chị em nên chờ cho tới khi trễ kinh từ 5 – 7 ngày mới nên đi khám thai. 

Việc khám thai quá sớm có thể vẫn chưa cho kết quả thai di chuyển vào trong buồng tử cung. Nhiều trường hợp thai di chuyển chậm nên có thể phải sau khoảng 10 ngày trễ kinh thì thai mới vào buồng tử cung.

Trễ kinh bao lâu thì nên đi khám thai được?

Việc khám thai lần đầu có ý nghĩa rất quan trọng với thai phụ. Chỉ khi thai đã di chuyển vào buồng tử cung mới có thể đảm bảo cho một thai kỳ bình thường. 

Chị em nữ giới không cần nóng vội thăm khám quá sớm và quá nhiều lần. Thay vào đó, chị em cần nắm được quá trình phát triển của thai để thăm khám vào thời điểm thích hợp.

Cách tính tuổi thai chính xác nhất cho mẹ bầu

Ngoài việc quan tâm chậm kinh bao lâu thì đi khám thai được, chị em còn quan tâm cách tính tuổi thai như thế nào chính xác nhất? Hiện nay, có 5 cách tính tuổi thai nhi được sử dụng phổ biến. 

1. Cách tính tuổi thai nhi dựa vào kỳ kinh nguyệt cuối

Để tính tuổi thai dựa vào phương pháp này, chị em phải nhớ được ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất. 

Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến thời điểm mang thai hiện tại. Ví dụ bạn có kinh từ ngày 1/11 thì đến 28/2 là bạn có thai được 8 tuần rồi.

2. Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và ngày rụng trứng

Nếu nữ giới nhớ chính xác được ngày quan hệ có khả năng thụ thai thì dựa vào ngày đó sẽ tính được tuổi thai nhi. Vì trứng chỉ tồn tại trong tử cung khoảng 24h. Tinh trùng chỉ có thể kết hợp với trứng tạo thành phôi thai trong thời gian này.

3. Cách tính tuổi thai nhi theo siêu âm

Siêu âm là phương pháp tính tuổi thai chính xác hơn so với các phương pháp truyền thống. Thai phụ không cần nhớ ngày kinh cuối hoặc ngày rụng trứng.           

4. Cách tính tuổi thai dựa vào đo chiều cao tử cung

Khi tuổi thai khoảng 20 – 30 tuần, bác sĩ sẽ đo đường kính lưỡng đỉnh để tính tuần tuổi thai: Bằng cách đo độ dài từ phía trên lớp mu đến đáy tử cung để xác định tuổi thai nhi.

Căn cứ khoảng cách chiều cao, không chỉ đưa ra tính toán chính xác về độ tuổi thai nhi, còn cho thấy sự phát triển kích thước thai nhi.

Sau khi có kết quả đo chiều cao tử cung, cách tính như sau: Chiều cao tử cung chia 4, cộng với 1 [quy ước đơn vị tính là cm].

5. Cách tính tuổi thai ivf

Trong quá trình thụ tinh nhân tạo, bác sĩ và mẹ bầu sẽ biết chính xác ngày tinh trùng gặp trứng. Tuổi thai và ngày dự sinh được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên ghi nhớ

Như vậy, chậm kinh bao lâu thì đi khám thai đã có câu trả lời. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần ghi nhớ? Có thể nói, thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với mẹ cũng như thai nhi. Mẹ bầu nên ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng dưới đây để theo dõi sự phát triển từng ngày của thai nhi.

1. Buổi khám thai đầu

Khám thai lần đầu khi nào? Lần khám thai đầu diễn ra khi thai phát triển được 5 – 8 tuần. Trong buổi khám này, chị em được khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ nắm được chỉ số cơ bản của cơ thể, tình trạng huyết áp, tính tuổi thai, dự đoán ngày sinh...

Người mẹ được tiến hành một số xét nghiệm để phát hiện sớm có mang bệnh truyền nhiễm không. Điều này vô cùng quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển ổn định.

Khám thai lần đầu khi thai được 5-8 tuần [Hình ảnh minh họa] 

Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên giúp sức khỏe mẹ và bé được ổn định. Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

2. Đi khám khi thai đạt 8 tuần tuổi

Lần khám này cũng như lần đầu, bác sĩ kiểm tra một số chỉ số cơ bản, tình trạng sức khỏe thai nhi phát triển ổn định hay không.

3. Đi khám khi thai được 11 – 14 tuần

Trong tuần thứ 11 – 14, khi đi khám định kỳ, bác sĩ đo độ mờ da gáy của trẻ nhỏ. Từ đó phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh down của thai nhi, đưa ra lời khuyên hợp lý.

4. Đi khám khi thai được 21 – 24 tuần

Từ tuần 21 – 24, thai phụ được tiến hành siêu âm 4D. Điều này giúp bạn biết được em bé phát triển bình thường hay không.

5. Đi khám khi thai được 31 – 33 tuần

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, các mốc khám thai cần được quan tâm đặc biệt. Bác sĩ cho biết, thai phụ nên đi khám 2 tuần/lần để phát hiện vấn đề của mẹ và bé.  

Mẹ bầu được siêu âm để chẩn đoán ngôi thai. Cũng như có thể phát hiện bất thường ở tim thai, não... Đặc biệt, thời điểm này, mẹ bầu nên tiêm vắc xin uốn ván cuống rốn sơ sinh.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần thuộc “nằm lòng”

6. Đi khám khi thai được 35 – 36 tuần

Chắc chắn cha mẹ đang nóng lòng muốn biết thời điểm em bé chào đời, vậy đừng quên đi khám thai vào tuần 35 – 36 của thai kỳ nhé. Đây là mốc khám thai không thể bỏ qua. Bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh nở để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất, chào mừng em bé ra đời.

Đi khám thai nên mặc gì hợp lý nhất?

Không chỉ thắc mắc trễ kinh bao nhiêu ngày thì nên đi khám thai được, mẹ bầu còn băn khoăn không biết đi khám thai nên mặc gì hợp lý nhất? Khi mang thai, mẹ bầu nên có sự điều chỉnh trong ăn mặc sao cho phù hợp với sự phát triển của cơ thể và thai nhi. 

Một số loại trang phục mẹ bầu nên mặc khi đi khám thai:

  • Không nên mặc váy liền gây khó khăn và mất thời gian khi khám.
  • Tuyệt đối không mặc quần áo chật, bó sát vào cơ thể, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi để thuận tiện trong việc siêu âm. Váy rộng là cái tên được khuyến khích. Hoặc có thể mặc quần thun co giãn hoặc mặc đồ bộ rộng rãi...

Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không?

Nhiều mẹ bầu đặt câu hỏi chậm kinh bao lâu thì đi khám thai, khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không? Bác sĩ CKI Sản phụ khoa Lê Thị Nhài cho biết, khám thai lần đầu vô cùng quan trọng, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để biết thai nhi đã ổn định chưa.

Đi khám thai lần đầu thường có xét nghiệm máu nên tốt nhất mẹ bầu không nên ăn gì trước khi khám khoảng 12 giờ để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Lý do: Vì xét nghiệm máu như xét nghiệm đường huyết, ure... sẽ sai lệch khá nhiều bởi lượng đường trong máu và chất béo tăng lên sau khi ăn trong vài giờ. 

Sau khi xét nghiệm, thăm khám xong, chị em có thể ăn nhẹ, tránh tình trạng hạ đường huyết, dễ ngất xỉu, ảnh hưởng thai nhi.

Chị em đi khám thai lần đầu có thể đi vào buổi sáng hoặc chiều. Nhưng để có kết quả chính xác nhất, bác sĩ khuyên nên đi buổi sáng. Nếu có thể thu xếp đi khám buổi sáng thì chị em nên nhịn ăn sáng.

Dù nhịn ăn nhưng bác sĩ khuyên chị em nên uống nhiều nước trước khi siêu âm thai nhi. Đồng thời nhịn đi tiểu để bàng quang đầy nước. Bàng quang có căng đầy mới có thể đẩy ruột ra và tử cung lên giúp sóng siêu âm đi nhanh hơn, hình ảnh siêu âm trong tử cung rõ nét hơn.

Đi khám thai ở đâu tốt và an toàn?

Có thể nói, những thông tin như chậm kinh bao lâu thì nên thử que và đi khám thai ở đâu tốt, an toàn nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. 

Chắn hẳn rất nhiều người đắn đo chưa biết nên chọn địa chỉ nào để đi khám và siêu âm thai định kỳ. Nếu còn băn khoăn thì hãy tham khảo về dịch vụ của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng [số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội].

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Phòng khám trực thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Sở Y tế Hà Nội. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn tốt, trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề...

Một trong những điều đáng tự hào của phòng khám là cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của người bệnh. Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng có siêu âm thai 2D, 4D với chi phí khoảng 120 – 300 nghìn đồng. 

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết chậm kinh bao lâu thì đi khám thai, hay các mốc khám thai quan trọng không thể bỏ qua. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí. 

Video liên quan

Chủ Đề