Vì sao chiến lược chiến tranh đặc biệt bị phá sản

Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?


A.

B.

C.

D.

Theo kế hoạch Staley Taylor một phần trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mỹ, việc bình định miền Nam Việt Nam sẽ bao gồm ba giai đoạn chính. Trong đó, giai đoạn một được coi là giai đoạn quan trọng nhất đó chính là bình định miền Nam bằng cách dồn dân vào Ấp chiến lược. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Việc dồn dân vào trong các ấp chiến lược, sinh sống dưới sự quản lý của quân đội Sài Gòn cùng sự chỉ huy của cố vấn Mỹ được cho là biện pháp hữu hiệu nhất để tách dân thường và du kích, giải phóng ra với nhau. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuy nhiên, khi lập kế hoạch này người Mỹ hoàn toàn không hiểu được bản tính của người dân Việt Nam vốn dĩ không ai muốn rời bỏ mảnh đất tổ tiên mình để lại, kết quả là kế hoạch này đã gặp khó khăn ngay từ khi thực hiện. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Thêm vào đó, lực lượng du kích, quân giải phóng liên tục gây áp lực, khiến việc thành lập và đảm bảo an ninh cho các ấp chiến lược trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tới năm 1962, về cơ bản là kế hoạch Ấp chiến lược của Mỹ và quân đội Sài Gòn đã phá sản hoàn toàn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiến hành giai đoạn 2 của kế hoạch Staley Taylor - đó là khôi phục kinh tế và tăng cường sức mạnh cho lực lượng quân đội Sài Gòn. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuy nhiên, kế hoạch này cũng được đánh giá là bất khả thi và cuối năm 1963, sau khi Mỹ quyết định sẽ đưa quân vào Việt Nam, việc sử dụng quân đội Sài Gòn để chiến đấu đã bị gạt sang một bên, cuộc chiến chủ yếu được định đoạt bởi binh lính Mỹ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Chính với việc đưa thêm binh lính Mỹ vào chiến trường Việt Nam đã dẫn tới việc số lượng binh lính Mỹ bỏ mạng trên chiến trường ngày càng tăng cao. Kế hoạch Staley Taylor chính thức kết thúc từ lúc quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và từ "Chiến tranh Đặc biệt", phía Mỹ chuyển sang "Chiến tranh Cục bộ" với việc dùng người Mỹ đánh người Việt. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Máy bay của Quân đội Mỹ rải chất diệt cỏ để tạo ra những "vùng đệm" không có cây cối, tránh việc bị quân giải phóng và du kích đột nhập từ trên rừng xuống đồng bằng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Kèm theo đó là những cuộc hành quân quy mô lớn nhắm vào các vị trí được cho là của Quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam với mục đích nhằm triệt tiêu sinh lực của ta ở đây. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mỹ kéo vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc chúng mang tới đây những loại vũ khí nguy hiểm, hiện đại có sức công phá cao. Tuy nhiên, những loại vũ khí này dường như vẫn không đủ để đối phó với sự mưu trí của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Bản thân Tổng bí thư Lê Duẩn cùng Bộ Chính trị nhận định, "Mỹ không thể thắng được ta trong Chiến tranh Đặc biệt và chúng sẽ sớm thay đổi chiến lược ở miền Nam Việt Nam". Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cũng nhờ nhận định mang tính chiến lược này mà Quân Giải phóng đã chủ động thay đổi cách đánh trên chiến trường cho phù hợp với thế trận, đảm bảo được sinh lực của ta cũng như gây áp lực lớn cho mọi lực lượng Mỹ đưa vào chiến trường. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cũng chính vì thất bại của Chiến tranh Đặc biệt, Mỹ đã sử dụng chiến tranh Cục bộ và tăng quân số ở miền Nam Việt Nam lên đỉnh điểm là hơn 550.000 quân. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Việc tăng quân số và leo thang chiến tranh ở miền Nam Việt Nam cũng khiến thương vong của Mỹ tăng theo, lên tới hơn 55.000 quân, tương đương với 10% quân số Mỹ triển khai ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuấn Anh [Kiến Thức]

Từ các nhà hoạch định chiến lược

Ngày 29-2-1968, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara từ chức. Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson chỉ định Clark M. Clifford thay thế. Với mục đích tiên quyết là đánh giá lại tình hình và tìm ra chiến lược mới, vào ngày 28-2, “nhóm Clifford” gồm 10 chuyên gia được thành lập khẩn cấp.

Clifford được biết đến là người có quan điểm ủng hộ leo thang chiến tranh và phản đối xu hướng từ chủ chiến chuyển sang “nhượng bộ” của McNamara giai đoạn trước khi rời nhiệm sở. Nhưng khi vừa mới nhậm chức, quan điểm của Clifford đảo ngược hoàn toàn. Ông cho rằng xuống thang để đàm phán là lựa chọn duy nhất của Mỹ lúc này.

“Nhóm Clifford” đưa ra lời khuyên cho Tổng thống Johnson chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam và rút quân về nước, một quyết định bị Johnson phản đối gay gắt. Nhưng lúc này tình hình trong nước và chiến sự tại Việt Nam khiến đại đa số các cố vấn đều tán thành việc thay đổi đường lối của Mỹ. Họ không tìm được phương án nào khác để thay thế cho chiến lược chiến tranh cũ đã bị phá sản hoàn toàn.

Tổng thống Johnson [bên trái] và Bộ trưởng McNamara khi nghe báo cáo tình hình chiến sự ngày 7-2-1968. Ảnh: Wikipedia.

Trước năm 1968, Lầu Năm Góc theo đuổi chiến lược “Chiến tranh cục bộ” tại bán đảo Đông Dương, đẩy mạnh các hoạt động ném bom phá hoại, hành quân “tìm và diệt” mà theo họ, sẽ làm tiêu hao sức chiến đấu của quân đội và nhân dân Việt Nam.

Ngoài việc ném bom miền Bắc, Mỹ tập trung đánh phá tuyến đường huyết mạch Trường Sơn. Đỉnh điểm của nỗ lực ngăn chặn là vành đai chống xâm nhập “Hàng rào điện tử McNamara”, hoàn thiện vào năm 1967, một trong những dự án tiêu tốn nhiều ngân sách nhất của Mỹ khi đó.

Chiến lược tiêu hao của Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã sụp đổ khi cuộc tổng tiến công bùng nổ và chính thức cáo chung khi Mỹ rút khỏi căn cứ Khe Sanh, bàn đạp uy hiếp tuyến đường của miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Dự án đầy tham vọng “Hàng rào điện tử McNamara” bị phá sản hoàn toàn.

“Vết nứt” trong Quốc hội Hoa Kỳ

Ngày 26-2-1968, tướng William Westmoreland, Tổng chỉ huy các lực lượng quân sự Mỹ-ngụy ở miền Nam Việt Nam gửi điện về Washington yêu cầu đưa thêm 206.000 lính Mỹ tới chiến trường, bằng 40% số lính Mỹ đang tham chiến tại Việt Nam. Số quân tăng viện đồng nghĩa với việc phải tổng động viên gấp nửa triệu quân dự bị trong nước và tăng ngân sách quốc phòng năm 1968 lên 100 tỷ đô-la Mỹ [tương đương 712 tỷ đô-la năm 2017].

Khi ấy xuất hiện sự chia rẽ sâu sắc giữa phe chính trị gia “diều hâu” chủ chiến và phe “bồ câu” đòi giảm hiện diện quân sự ở Việt Nam. Cuối cùng, yêu cầu tăng quân là điều không thể chấp nhận được đối với cả Tổng thống Johnson lẫn các quan chức hiếu chiến nhất trong Quốc hội Mỹ.

Chỉ tính riêng số quân dồn vào chiến trường Việt Nam trong thời điểm xảy ra chiến dịch tổng tiến công đã tước đi một nửa khả năng tác chiến của khối NATO, vốn có “xương sống” là quân đội Hoa Kỳ. Trong khi đó, hơn một triệu binh lính Mỹ-ngụy cùng trang bị vũ khí hùng hậu đã tỏ rõ thực trạng không thể bảo vệ các đô thị trước đối phương lép vế hơn. Họ sợ hãi cho rằng, mọi chuyện ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Giới quân sự Mỹ không còn mơ đến chiến thắng

Trong thông điệp mừng năm mới ngày 1-1-1968, Tổng thống Johnson đã tuyên bố Hà Nội không còn hy vọng có được một chiến thắng quân sự ở miền Nam Việt Nam. Nhưng sau cuộc tổng tiến công, Tổng thống Johnson đã có những quyết định lịch sử đi ngược lại tuyên bố đầu năm của mình.

Các cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam bị hủy bỏ và nước Mỹ phải xuống thang, chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán hòa bình ở Paris [Pháp]. Ngày 9-6-1968, Tổng thống Johnson ra quyết định bãi nhiệm tướng Westmoreland, thay thế bằng tướng Creighton W. Abrams, buộc phải giảm bớt cường độ tham chiến của binh lính Mỹ. Mặc dù được hưởng quyền tự do hoạch định chiến lược, mọi nỗ lực quân sự mà tướng Westmoreland cố gắng thực hiện ở Việt Nam đều thất bại, thể hiện rõ nhất ở việc Mỹ phải rút quân khỏi vùng nông thôn, co cụm về phòng thủ bị động tại các đô thị. Quyết định bỏ căn cứ Khe Sanh càng thể hiện sự bế tắc của Mỹ, phải từ bỏ các vị trí chiến lược để bảo toàn lực lượng, bỏ thế “tìm và diệt”, chuyển qua thế phòng thủ thụ động trên chiến trường.

Các chiến dịch tốn kém do quân Mỹ làm chủ lực không những chịu tổn thất lớn về người mà còn thể hiện sự kém hiệu quả, mặc dù có lợi thế áp đảo về quân số lẫn hỏa lực. Sau khi căng mình chống đỡ chiến dịch tổng tiến công, quân đội Mỹ cùng chư hầu dần rút khỏi vai trò chính trong các chiến dịch sau đó, đẩy quân đội ngụy Sài Gòn vốn yếu về sức chiến đấu lên tuyến đầu.

Tướng William E. DePuy, tư lệnh sư đoàn bộ binh số 1 “anh cả đỏ” của lục quân Mỹ, cộng sự thân cận của tướng Westmoreland thừa nhận: “Chúng ta đã lâm vào tình cảnh không còn bất kỳ kế hoạch hành động nào có thể giúp kết thúc cuộc chiến trong tình thế có lợi”.

ĐĂNG SƠN

Video liên quan

Chủ Đề