Các biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng tối đa trong bao lâu

Mục lục bài viết

  • 1. Biện pháp tự vệ là gì?
  • 2. Yếu tố "Thiệt hại nghiêm trọng" được xác định như thế nào?
  • 3. Quy định về biện pháp tự vệ trong Hiệp định GATT và WTO
  • 3.1 Quy định của GATT 1947
  • 3.2. Quy định của WTO.

1. Biện pháp tự vệ là gì?

Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.

Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO [về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ]. Doanh nghiệp cần chú ý đến công cụ này để có thể yêu cầu Chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hoá nhập khẩu nước ngoài khi cần thiết

Các biện pháp tự vệ là các biện pháp mà căn cứ vào các điều khoản tự vệ hay miễn trách, cho phép một bên trong hiệp định thương mại tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ đã được quy định trong hiệp định nhằm chống lại những diễn biến bất ngờ có hại cho nền kinh tế nước mình hoặc cho một ngành kinh tế và có những nguyên nhân góc rễ nêu trong hiệp định. Trong hầu hết các trường hợp, những diễn biến xấu này là sự gia tăng hàng nhập do các biện pháp mở cửa hoặc tự do hóa theo hiệp định, với số lượng tới mức mà ngành hàng tương ứng trong nước bị để dọa thiệt hại nghiêm trọng. Các biện pháp tự vệ này có thể bao gồm việc tái áihyp dụng thuế quan hay các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác.

Vấn đề xem ra có vẻ nghịch lý các biện pháp tự vệ theo định nghĩa trên có tính chất phương tiện nhằm thực hiện mức độ tự do ngày càng cao trong việc xâm nhập thị trường và tự do hóa thương mại. Nếu không có các biện pháp tự vệ này, những người đi đàm phán có thể do dự khi thỏa thuận những bước tiếp theo trong xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch, dỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan v.v... vì họ biết quá rõ rằng có những diễn biến mà khi xảy ra thì phạm vi và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với nước họ khó có thể tiên liệu trước và chúng có thể gây những ảnh hưởng có hại cho nền kinh tế trong nước vì sự tự vệ bằng thuế quan và những hạn chế về số lượng[QRs] v.v... sẽ không còn tồn tại. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao các hiệp định thương mại quốc tế lớn, bắt đầu từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại [GATT]/ Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] và bao gồm hầu như toàn bộ các thỏa thuận ưu đãi, đều dự phòng một mạng lưới an toàn để chống nhũng biến cố như trên bằng cách đưa vào nội dung cơ hội áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, không phải là bất kỳ biện pháp nào cũng được các điều kiện căn cứ vào đó mà các biện pháp tự vệ được áp dụng và các thủ tục phải được tuân theo thường được quy định rõ ràng.

Điều XIX, Hiệp định GATT được xem là khuôn mẫu chính cho điều khoản này.

Định nghĩa trên không bao gồm các biện pháp chung, các tập quán kinh doanh không công bằng [như phá giá hay trợ giá] để bảo đảm an toàn và an ninh cho dân chúng, và để thi hành các ngoại lệ khác được quy định trong các hiệp định. Một vụ kiện đường biển là những biện pháp cán cân thanh toán được đưa ra thảo luận ngắn vào cuối chương này.

Khái niệm các biện pháp tự vệ có nguồn góc trong lĩnh vực kinh doanh hàng hỏa. Tuy nhiên, sự cần thiết thiết lập một mạng lưới an toàn trong trường hợp có những diễn biến không thể lường trước cũng xuất hiện trong các khu vực kinh tế khác [dịch vụ, di chuyên về người], nơi mà các biện pháp tự do hoá được áp dụng.

Ngoài việc mô tả rõ những điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ, các quy tắc thủ tục đơn giản và minh bạch, trong trường hợp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, về.nguyên tắc, các biện pháp tự vệ không được thực hiện trước khi cơ quan trung ương của hiệp định liên quan được thông báo và các cuộc tham vấn được tiến hành. Trường hợp ngoại lệ duy nhất cho hành động đơn phương không cần phải được phép trước là nếu không làm như thế thì thiệt hại không thể khôi phục, thì sẽ xảy ra.

Thủ tục ủy quyền minh bạch như vậy là vì lợi ích của tất cả cảc bên. Bên bị ảnh hưởng của các biện pháp tự vệ như vậy bị đặt vào thế phải kiểm tra xem liệu các điều kiện để áp dụng chúng trên thực tế có được thực hiện đầy đủ không, và phải xác minh rằng không có khả năng khác để làm giảm nhẹ căn nguyên của vấn đề. Bên trông iậy vào biện pháp tự vệ đó có lợi ích vì những bên bị ảnh hưởng có thể đưa ra các biện pháp đối phó, và lợi ích của một ngành kinh tế có thế trở thành thêm chuyển gánh nặng cho ngành khác hoặc cho người tiêu dùng

2. Yếu tố "Thiệt hại nghiêm trọng" được xác định như thế nào?

Một trong các điều kiện để có thể áp dụng biện pháp tự vệ là phải điều tra chứng minh được rằng ngành sản xuất nội địa phải chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việc hàng nhập khẩu tăng ồ ạt. Cụ thể:

- Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại [nguy cơ rất gần];

- Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức nghiêm trọng [tức là ở mức cao hơn so với thiệt hại đáng kể trong trường hợp của các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp];

- Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa [ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…]

Trong cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, việc chứng minh thiệt hại nghiêm trọng chủ yếu thuộc trách nhiệm của ngành sản xuất nội địa liên quan. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của mình, ngành sản xuất nội địa cần có sự chuẩn bị kỹ về các số liệu, tập hợp trong một thời gian tương đối dài để có đủ dữ liệu chứng minh.

3. Quy định về biện pháp tự vệ trong Hiệp định GATT và WTO

3.1 Quy định của GATT 1947

Điều XIX Hiệp định GATT 1947 giải thích rõ những điều kiện và các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ để đối phó với tình trạng nhập khấu gia tăng. Rõ ràng là, số lượng thông báo thấp cho thấy sự viện dẫn tới các biện pháp tự vệ như quy định của điều này vừa nêu không được phổ biến trong các thành viên. Lý do chính dường như là một số nước thành viên không hài lòng về hai trong các điều kiện được nêu trong điều này:

[1] thuế phải được tái áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nước đối với ngành kinh tế liên quan chứ không thể chỉ nhằm vào những nước xuất xứ của vấn đề;

[2] về phần mình, các nước bị ảnh hưởng được phép ngừng thực hiện các nghĩa vụ khác.

Dường như các giải pháp thay thế cho các vấn đề nêu trên được ưa thích hơn, nhất là các biện pháp cân cân thanh toán và các thỏa thuận “hạn chế xuất khẩu tự nguyện” [VER] hoặc “sắp xếp thị trường có trật tự’ [OMA]. số lượng các giải pháp thay thế gia tăng này được coi là “các biện pháp trong miền xám” và ngoài phạm vi Hiệp định GATT, là nguyên nhân chính dẫn tới việc kêu gọi củng cố các quy tắc và cơ chế cưỡng chế thực thi hệ thống kinh doanh đa biên này. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm lối ra cho tình trạng bế tắc này, song giải pháp chỉ được tìm ra trong Vòng đàm phán Uruguay.

3.2. Quy định của WTO.

Các nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ trong WTO được quy định tại: Điều XIX GATT 1994; và Hiệp định về biện pháp tự vệ [Hiệp định SG]. Các nước thành viên khi xây dựng pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc này của WTO. Các vụ kiện, việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành theo pháp luật nội địa của từng nước nhập khẩu, phù hợp với quy định liên quan của WTO.

HỘP 2 ​- CÁC NHÓM NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TỰ VỆ

- Nhóm các quy định về điều kiện được phép áp dụng biện pháp tự vệ;

- Nhóm các quy định về thủ tục điều tra và cách thức áp dụng biện pháp tự vệ;

- Nhóm các quy định về biện pháp bồi thường;

- Nhóm các quy định ưu tiên dành cho các nước đang phát triển;

Hiệp định mới của WTO về các Biện pháp tự vệ, chỉ ra các biện pháp tự vệ như là các hành động khẩn cấp có thể áp dụng trong trường hợp nhập khẩu gia tăng như nêu trong Điều XIX. Sau khi các cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên có liên quan tiến hành điều tra và phù hợp với các thủ tục nội địa đã được công bố trước, các biện pháp bảo vệ được áp dụng có thế bao gồm hạn chế lượng nhập khẩu hay tăng thuế lên cao hơn mức thuế quy định [theo WTO]. Các biện pháp này phải là tạm thời và phải được xóa bỏ dần dần. Về nguyên tắc, các biện pháp này phải là phi chọn lựa [tức là áp dụng đối với nhập khẩu từ tất cả các nuớc đối với ngành sản phẩm có liên quan] và nước thành viên áp dụng các biện pháp tự vệ này phải bồi thường cho các nước bị ảnh hưởng. Việc khởi sự điều tra, tìm ra thiệt hại nghiêm trọng cũng như quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ phải được thông báo lên ủy ban phụ trách về các Biện pháp tự vệ được thành lập qua Hiệp định SG.

Một số thuật ngữ chính như thiệt hại nghiêm trọng, để dọa gây thiệt hại nghiêm trọng, công nghiệp trong nước v.v... đều được định nghĩa trong Hiệp định này. Trong quá trình điều tra, những bên liên quan có thể trình bày quan điểm và nhận xét của mình về quan điểm và ý kiến của các bên khác.

Điều khoản này cùng với nội dung khác sẽ bổ trợ cho việc xác định liệu biện pháp phác thảo này có phải vì lợi ích công chúng hay không, chứ không chỉ có lợi cho một ngành công nghiệp cụ thể nào. Sau khi cuộc điều tra kết thúc, các nhà chức trách buộc phải công bố báo cáo về kết quả điều tra. Trước khi áp dụng một biện pháp tự vệ, cần phải tổ chức các cuộc tham vấn với các nước thành viên khác của WTO có quyền lợi to lớn như các nước xuất khẩu các sản phẩm có liên quan.

Từ lâu, nhiều nước có thuế suất thực tế ở mức thấp hơn thuế suất ràng buộc theo WTO, ho có thể tăng chúng đến mức ràng buộc mà không viện dẫn đến Điều XIX. Sự mềm dẻo tương tự tồn tại liên quan đến sản phẩm ở nơi không có jhue suất ràng buộc. Tuy nhiên khi thuế suất cao hơn thuế ràng buộc được coi là cần thiết để giảm dòng nhập khẩu ồ ạt được viện dẫn là những biện pháp tự vệ phù hợp với Điều XIX.

Hiệp định SG còn xác định rằng một biện pháp chỉ nên quy định ở mức cần thiết để tránh thiệt hại, và về nguyên tắc không nên duy trì biện pháp này quá bốn năm. Néu cần kéo dài tới đa thêm bốn năm nữa, thì cần làm lại từ đầu một thủ tục tương tự và cần phải chứng minh được rằng ngành công nghiệp bị ảnh hưởng đang tiến hành điều chỉnh. Đối với bất kỳ biện pháp nào kéo dài hơn ba năm, cần phải tiến hành rà soát “giữa kỳ”. Hiệp định SG hạn chế việc tái áp dụng cùng một biện pháp đối với cùng ngành sản phẩm.

Nếu sự trì hoãn do đòi hỏi của thủ tục lại gây ra thiệt hại khó có thể sửa chữa, thì các biện pháp tạm thời [như chỉ tăng thuế] có thể được áp dụng, song chỉ trong tới đa là 200 ngày. Những quyết định này cần phải được thông báo lên ủy ban phụ trâch về các Biện pháp Tự vệ và các cuộc tham vấn phải được bắt đầu ngay.

Hiệp định SG cấm các biện pháp “miền xám” mới, và những biện pháp hiện hành phải được thông báo dựa trên quan điểm chúng phải được bỏ dần trong vòng 4 năm sau khi WT0 có hiệu lực.

Theo Hiệp định SG, một ủy ban về các Biện pháp Tự vệ đã được thành lập phụ trách theo dõi Hiệp định, rà soát lại những thông báo về biện pháp tự vệ, hỗ trợ tổ chức các cuộc tham vấn v.v... Cơ chế Giải quyết Tranh chấp WTO có thể được áp dụng cho lĩnh vực này theo các điều khoản liên quan.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề