Nịt bụng bao lâu có hiệu quả

Sau khi trải qua giai đoạn mang thai và sinh con, đa phần chị em sẽ đánh mất vóc dáng thời con gái. Để lấy lại thân hình thon thả ngày nào, rất nhiều phụ nữ đã tìm mua và sử dụng đai nịt bụng sau sinh, vì cho rằng nó sẽ giúp bó sát hông, bụng gọn gàng hơn. Vậy thực sự có nên dùng gen nịt bụng sau sinh không, hãy cùng giải đáp thông qua bài viết này nhé.

Gen nịt bụng, hay còn gọi là đai nịt bụng sau sinh có tác dụng giúp bó gọn vùng bụng và hông co lại kích thước ban đầu hoặc nhỏ hơn [đối với chị em sinh thường]. Còn với phụ nữ sinh mổ thì đeo gen nịt bụng sẽ giúp ngăn vết mổ không bị rách.

Đặc biệt hơn, đai nịt bụng sau sinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hình thể và tâm trạng của chị em phụ nữ. Một số lợi ích mà đai nịt bụng sau sinh mang lại đó là:

1.1. Nâng cao sự tự tin của phụ nữ

Sau sinh cơ thể trở nên nhão đi, lượng mỡ nhiều hơn là điều không thể tránh khỏi. Sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để cơ và da hồi phục lại trạng thái bình thường. Nên việc dùng đai nịt bụng sau sinh sẽ giúp các chị em cảm thấy tự tin hơn với thân hình của bản thân, tránh những cảm giác chán nản, buồn bã không đáng có.

1.2. Hồi phục cơ

Sau khi sinh bụng của chị em sẽ xẹp xuống và phải mất nhiều thời gian để các cơ và da lấy lại độ linh hoạt. Đai nịt bụng sau sinh sẽ giúp cố định các cơ và da ở đúng vị trí, thúc đẩy nhanh việc hồi phục.

1.3. Giữ phần cơ thể giữa ngực và lưng đứng yên

Đai nịt bụng sau sinh còn giúp ngăn ngừa sự chuyển động của vùng da ở khu vực giữa ngực và lưng vì sự chuyển động này không những khiến chị em không thoải mái mà còn tạo ra vết rạn và làm giảm tính đàn hồi của da. Do đó, việc hạn chế sự di chuyển của vùng da này sẽ giúp da khôi phục nhanh hơn.

1.4. Giúp hồi phục sau khi sinh mổ

Đối với phụ nữ sinh mổ, đeo đai nịt bụng sau sinh sẽ giúp hạn chế các cử động gây đau đớn như ho, cười, hắt xì, đứng dậy khỏi giường... và sẽ giúp giữ vết mổ không bị rách, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.

1.5. Vóc dáng thon thả khi mặc trang phục

Khi dùng đai nịt bụng sau sinh, các mẹ bỉm sữa có thể tự tin mặc lại những bộ quần áo trước khi mang thai, tự tin khi diện đồ và tiết kiệm chi phí sắm quần áo mới.

1.6. Hỗ trợ lưng

Sau khi sinh, các bệnh lý như cong vẹo cột sống, viêm dây thần kinh sẽ nặng hơn do lưng phải chịu nhiều áp lực trong quá trình mang thai. Việc sử dụng đai nịt bụng sau sinh sẽ giúp giảm áp lực và giữ thẳng lưng hiệu quả.

Đai nịt bụng sau sinh có tác dụng giúp bó gọn vùng bụng và hông, nâng cao hình thể cho phụ nữ sau sinh

2. Nhược điểm của đai nịt bụng sau sinh

Bên cạnh những lợi ích to lớn mang lại, việc sử dụng đai nịt bụng sau sinh sai cách cũng có thể dẫn đến nhiều tác hại ảnh hưởng tới cơ thể của phụ nữ sau này.

2.1. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản là do vòng bụng bị bó ép quá chặt. Thức ăn trong dạ dày khi bị dồn ép từ bên ngoài thành bụng quá lớn, sẽ có nguy cơ trào ngược lên thực quản và dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan tiêu hóa khác.

Khi axit trào ngược lên thực quản gây ợ nóng, đầy hơi chướng bụng rất khó chịu. Những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc người không tự chủ được tiểu tiện khi dùng gen nịt bụng dễ làm tăng áp lực trong ổ bụng khiến tình trạng bệnh tăng nặng hơn, gan, lá lách và thận cũng bị tổn thương.

2.2. Cản trở lưu thông máu

Trải qua quá trình sinh nở, cơ thể phụ nữ khó có thể hồi phục ngay lập tức, nếu lúc này đeo đai nịt bụng sau sinh sẽ vô tình gây ra một số tác động như khó thở, tức bụng, cản trở quy trình tuần hoàn máu khiến máu lưu thông kém, khiến sức khỏe và khả năng phục hồi của cơ thể bị chậm lại.

Ngoài ra một số bộ phận và cơ quan vì không thể nhận được đủ lượng máu một cách kịp thời sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng như: hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do thiếu oxy.

2.3. Vết sinh mổ lâu lành, bục vết mổ

Với những chị em thực hiện sinh mổ, vết mổ sau sinh thường còn mới và cần thời gian để liền lại, nếu đeo đai nịt bụng sau sinh quá sớm sẽ khiến vết mổ chậm lành hơn, nguy cơ bị bục chỉ, nhiễm trùng vết mổ, rách trở lại rất cao và nguy hiểm.

2.4. Ứ đọng sản dịch, dạ con khó co

Nếu chưa hết sản dịch mà đã đeo đai nịt bụng sau sinh có thể sẽ bị ứ đọng sản dịch, đọng máu trong khoang xương chậu, khó co dạ con lại khiến sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng.

2.5. Dị ứng, nổi mẩn đỏ

Nhiều chị em nghiện đeo đai nịt bụng sau sinh mà không biết rằng đeo đai quá nhiều cũng có thể dẫn tới tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ gây ngứa ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với đai. Ngoài ra phụ nữ mới sinh còn hay đổ nhiều mồ hôi, tích tụ lại càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong thời tiết nắng nóng.

Chưa kể việc đai nịt bụng áp sát vào bề mặt da khiến cho quá trình thoát mồ hôi vùng bụng diễn ra hạn chế và dễ bít tắc lỗ chân lông. Đối với những chị em có da nhạy cảm càng dễ dàng gặp phải tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy và các bệnh lý về da khác.

Đeo đại nịt bụng sau sinh quá nhiều có thể bị dị ứng, nổi mẩn đỏ tại những vùng da tiếp xúc trực tiếp với đai

2.6. Ảnh hưởng cấu trúc xương

Khi đeo đai nịt bụng trong một thời gian dài, các cấu trúc xương sườn có thể bị ảnh hưởng, thể tích khoang bụng thu hẹp, phổi bị siết chặt khiến việc hô hấp gặp khó khăn, chị em càng cảm thấy khó thở, nhanh hụt hơi, xuống sức.

Vậy có nên nịt bụng sau sinh? Nhìn chung, đai nịt bụng sau sinh đúng là vật mang lại nhiều lợi ích cho các chị em, tuy nhiên bất cứ điều gì có ưu thì cũng có nhược. Để tránh những tác hại và tác dụng phụ không mong muốn, các chị em nên tham khảo và tuân thủ cách dùng đai nịt bụng sau sinh đúng cách.

3. Sử dụng đai nịt bụng sau sinh đúng cách

Dưới đây là một số gợi ý để các chị em có thể dùng đai nịt bụng sau sinh hiệu quả hơn:

  • Đối với phụ nữ sinh thường, nên đợi khoảng 20 ngày để sản dịch thoát hết rồi mới nên đeo đai. Với phụ nữ sinh mổ, để tránh đau vết mổ thì cần đợi 1-2 tháng hoặc đến khi vết thương lành hẳn thì mới nên dùng đai.
  • Không nên đeo đai nịt bụng trong nhiều giờ liên tục, đặc biệt là không đeo ban đêm khi ngủ.
  • Tăng thời gian nịt bụng dần dần để cơ thể kịp thích nghi. Ví dụ: 1 giờ/ngày sau sinh 20 ngày; 2 giờ/ngày sau 3 tháng, 4-6 giờ/ngày sau 6 tháng.
  • Nên kết hợp tập luyện thể thao và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để giảm mỡ nhanh chóng.
  • Chọn đai nịt bụng sau sinh loại chuẩn và chất lượng, kết hợp với đeo đúng cách để có hiệu quả tốt nhất.
  • Ngừng đeo đai nếu cảm thấy khó chịu. Luôn vệ sinh và làm sạch đai nịt bụng để tránh nhiễm trùng, kích ứng.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về việc đeo đai nịt bụng sau sinh. Chị em nên cân nhắc và tham khảo để có kế hoạch đeo đai sao cho hiệu quả và an toàn với sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Mặc dù bạn có thể trông gầy hơn khi đeo đai nịt bụng, nhưng nịt bụng không giúp làm săn chắc cơ bụng mà chỉ tạm thời nén và phân bố lại mỡ và da quanh bụng. Để có được bụng phẳng, chế độ ăn uống và tập thể dục mới là điều quan trọng.

Việc đeo đai nịt bụng [corset] thực ra đã có lâu đời, từ khi những cô gái mặc váy xòe dài và bồng bềnh, phải sử dụng nịt bụng để định hình cột sống và giúp phần eo luôn nhỏ gọn.

Nhìn chung, đeo nịt bụng trong khi tập luyện có thể giúp bụng giảm ít nhất từ 2 - 3 cm sau một thời gian. Tuy nhiên, đai nịt bụng không có chức năng làm săn chắc cơ bụng. Cơ chế của corset chỉ là bó thắt phần eo, định hình cột sống và tạo áp lực lên phần xương sườn.

Nếu đeo đai nịt bụng một thời gian, phần xương sườn sẽ ép lại, nhỏ dần, từ đó phần eo sẽ trông nhỏ hơn. Ngoài ra, nịt bụng còn tạm thời nén và phân bố lại mỡ và da quanh bụng, giúp bạn trông ốm hơn. Nhưng chỉ phụ thuộc vào đeo nịt bụng chắc chắn không thể giúp bạn có được cơ bụng săn chắc.

Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục [aerobic/cardio] có thể giúp bạn giảm cân, bao gồm cả giảm mỡ một số vùng trên cơ thể. Trong khi hoạt động aerobic/cardio giúp đốt cháy chất béo, thì các bài tập cơ core có thể tăng cường và làm săn chắc cơ bụng. Ngoài ra, tất cả các bài tập chỉ sử dụng phần thân của cơ thể cũng giúp săn chắc cơ bụng, bao gồm cả bài tập Pilates và tập với bóng thể dục.

2.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Kết hợp giữa các chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên sẽ mang đến cho bạn cơ bụng săn chắc. Sau đây là một số lời khuyên để bạn thay đổi chế độ ăn uống và làm săn chắc cơ bụng hiệu quả:

  • Không cần ăn kiêng quá nghiêm ngặt vì cơ thể cần bổ sung glycogen để xây dựng và duy trì cơ bắp. Nếu có chế độ ăn 2.500 calo mỗi ngày, bạn được phép tiêu thụ tới 310 gram carbohydrate.
  • Thêm nhiều thực phẩm giàu protein vào thực đơn sẽ giúp xây dựng cơ bụng săn chắc cũng như đốt cháy chất béo cơ thể. Protein nạc có tác dụng sinh nhiệt cao sẽ giúp cơ thể đốt rất nhiều calo.
  • Chọn chất béo lành mạnh [chất béo không bão hòa đơn và đa] để giữ cho mức insulin ở mức bình thường, hỗ trợ giảm mỡ bụng và tạo cơ săn chắc.
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày chính là chìa khóa để duy trì giảm cân. Thêm một bữa nhẹ 3 giờ một lần để đảm bảo bạn không thèm chất béo và đồ ngọt.
  • Kiểm soát các phần ăn với carbohydrate, protein và chất béo theo đúng tỷ lệ.
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn trước khi tập luyện với sữa chua và quả mọng hoặc bơ đậu phộng với bánh mì và chuối. Sau khi tập luyện, bạn có thể uống nước bí đao.
  • Để bắt đầu ngày mới, bạn cần một bữa sáng đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ. Nhờ đó dạ dày sẽ được lấp đầy và ngăn ngừa cảm giác thèm ăn.

Đeo nịt bụng trong khi tập luyện có thể giúp bụng giảm ít nhất từ 2 - 3 cm sau một thời gian

2.2. Tập aerobic/cardio

Các bài tập Cardio cường độ cao sau đây sẽ giúp cơ bụng săn chắc:

  • Chạy bộ tại chỗ;
  • Nhảy vung tay;
  • Plank nghiêng co gối chạm cùi chỏ;
  • Chạy đá chân tới trước;
  • Nhảy chéo chân.

2.3. Bài tập cơ core

Các bài tập cơ core giúp cơ bụng săn chắc bao gồm:

  • Gập bụng;
  • Nâng chân;
  • Plank [Tư thế tấm ván];
  • Bridge [Tư thế cây cầu].

2.4. Tập Pilates

Sau đây là 4 bài tập pilates làm săn chắc cơ bụng hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Nằm ngửa, 2 tay đặt sau gáy, nâng cao đầu. Duỗi thẳng chân nâng lên cao giữ 2 giây rồi gập gối 90 độ.
  • Nằm ngửa, 2 tay đặt sau gáy, nâng cao đầu, chân duỗi thẳng hướng lên trần. Co 1 chân 90 độ rồi duỗi thẳng và co chân kia, đồng thời vặn mình và đầu sang phía chân co.
  • Nằm nghiêng, 2 chân ép sát, 1 tay duỗi thẳng, lòng bàn tay áp sát sàn, tay còn lại đặt song song với đầu sao cho 2 tay tạo thành hình chữ L. Vận dụng cơ bụng nâng 2 chân lên cao, đồng thời 1 đưa tay lên song song với 2 chân, tay còn lại vẫn đặt dưới nền.
  • Chống một tay sát nền, lòng bàn tay úp xuống, nâng người tạo thành một đường cong, chỉ có chân chạm nền. Đưa 1 tay cao lên trần rồi hạ xuống và luồn vào khoảng không giữa thân người với nền, mặt nhìn theo hướng di chuyển của tay.

2.5. Bài tập với bóng thể dục

Bóng tập thể dục là một công cụ tuyệt vời để làm săn chắc cơ bụng của bạn, cũng như các cơ core [cốt lõi khác]. Bóng thể dục có nhiều kích cỡ khác nhau. Bạn có thể chọn một quả bóng sao cho khi ngồi lên, đầu gối của bạn sẽ vuông góc với bóng và bàn chân đặt phẳng trên sàn.

Chỉ phụ thuộc vào đeo nịt bụng chắc chắn không thể giúp bạn có được cơ bụng săn chắc

Để làm săn chắc cơ bụng bằng bóng tập thể dục, hãy thử bài gập bụng:

  • Ngồi trên quả bóng thể dục, 2 bàn chân đặt trên sàn, dang rộng bằng hông.
  • Giữ lưng thẳng, khoanh tay trước ngực và siết chặt cơ bụng.
  • Ngả người ra sau cho đến khi bạn cảm thấy cơ bụng của mình căng hơn.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 3 nhịp thở sâu.
  • Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại bài tập.

Khi mới bắt đầu, bạn chỉ cần tập tối đa 5 lần nhưng phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Theo thời gian, khi đã tăng cường cơ bụng và cơ core, hãy tăng dần lên 12 - 15 lần gập bụng với bóng thể dục. Đối với hầu hết mọi người, một hiệp từ 12 - 15 lần có thể xây dựng sức mạnh và cải thiện thể lực hiệu quả như nhiều hiệp của cùng một bài tập. Đừng quên hít thở sâu và thoải mái khi sử dụng bóng thể dục.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, mayoclinic.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề