Hệ thống xử lý nước thải bị hư

Hướng dẫn khắc phục sự cố hệ thống xử lý nước thải thường gặp sau của Bách Khoa sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết hợp lý và hiệu quả nhất.

Hệ thống xử lý nước thải bị hư

Trong một hệ thống xử lý nước thải bất kỳ đều phải có sự tham gia hỗ trợ của rất nhiều thiết bị, giai đoạn xử lý khác nhau để nguồn nước xả đầu ra đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khó tránh khỏi những lúc hệ thống gặp trục trặc, xảy ra những hư hỏng ngoài ý muốn. Khi nắm được nguyên nhân gây lỗi, chúng ta mới có thể đưa ra hướng xử lý thích hợp nhất.
Sau đây là những sự cố thường gặp nhất trên hệ thống xử lý nước thải:
1. Máy bơm không dẫn nước lên
Nếu máy bơm hoạt động nhưng nước không được bơm lên thì có thể do các nguyên nhân:

  • Cánh bơm của thiết bị có vật lạ chèn vào
  • Nguồn cung cấp điện không bình thường

Đối với trường hợp này, chúng ta phải nhanh chóng kiểm tra sửa chữa kịp thời. Bên cạnh đó, chúng cũng nên trang bị máy bơm dự phòng để đảm bảo vận hành cho cả hệ thống.

2. Sự cố về sinh khối

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh khối bị sẫm màu là do nguồn oxy cung cấp trong quá trình sục khí không đủ, bị cắt. Nếu quan sát thấy có các dấu hiệu này thì nên giảm lượng lưu lượng cấp nước thải vào (hoặc ngưng lại). Sau đó tiến hành sục khí mạnh cho lượng nước thải cũ để đảm bảo về vấn đề oxy.
Nếu sinh khối nổi lên mặt nước thì có thể vấn đề do tải lượng hữu cơ. Lúc này chúng ta nên kiểm tra lại để thay đổi lượng hữu cơ cho phù hợp.
Trường hợp sinh khối phát triển tản mạn thì phải nhanh chóng kiểm tra để giảm tải lượng hữu cơ.
Nếu sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc thì nên tăng tải trọng, tăng lượng oxy, ổn định lại độ pH và bổ sung chất dinh dưỡng.

3. Sự cố trên hồ chứa nước
Các sự cố có thể xảy ra: hình thành vũng nước nhỏ trên bề mặt lớp đệm, khả năng loại bỏ BOD và TSS giảm, xuất hiện mùi khó chịu,…
Nguyên nhân của hiện tượng này là do dòng thải tuần hoàn không đủ để cung cấp cho sự pha loãng, do tải lượng thủy lực không đủ hoặc do yếu tố thời tiết gây ra.
Khắc phục: Tiến hành kiểm tra và loại bỏ hết các vật cản trên lớp đệm, gia tăng dòng tuần hoàn cho sự pha loãng trong hệ thống, sử dụng dòng nước áp suất cao chảy để làm đầy diện tích hồ chứa.

4. Sự cố bùn vi sinh
Bùn có màu nâu đen kèm theo bọt trắng nổi to lên thường là do vi sinh vật bị chết quá nhiều, đồng thời lượng vi sinh tiết ra chất nồng tạo nên các bọt khí.
Khắc phục: Tiến hành tắt sục khí lắng trong 1 giờ, sau đó bơm nước thải ra. Tiếp đến, bơm nước sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, cuối cùng bơm nước ra.

Hiện tượng hay gặp tiếp theo trên bùn vi sinh chính là bùn lắng chậm, nước thải sau khi lắng khoảng 30 phút sẽ có màu vàng. Nếu gặp phải tình trạng này thì có thể bùn vi sinh đã bị mất hoạt tính (nguyên nhân thường là do vi sinh vật thiếu thức ăn), không phát triển.
Khắc phục: Chúng ta có 2 cách khắc phục đơn giản sau

  • Tăng thêm lượng nước thải cần xử lý vào bể
  • Cung cấp chất hữu cơ tự nhiên để tạo nguồn thức ăn cho vi sinh vật

Trên đây là một số sự cố thường gặp trong hệ thống xử lý nước thải. Nhìn chung, các khâu này nếu không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng chung đến hoạt động của hệ thống, làm giảm chất lượng nước thải.

Những sự cố nào thường gặp ra trong quá trình hoạt động của hệ thống? Xử lý những sự cố đó bằng cách nào? Bằng cách nào để phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra?

Sự cố trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải là điều không ai mong muốn, tuy nhiên là những cán bộ kỹ thuật chúng ta không thể để các sự cố cứ thường xuyên diễn ra và chạy theo để giải quyết chúng. Để có thể ngăn ngừa các hư hỏng có thể bất chợt xảy ra thì việc duy nhất chúng ta có thể làm là nhận ra được các mối nguy đó, sự cố đó và đưa ra biện pháp phòng ngừa. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải , Công ty môi trường Đức Tài có thể phân loại và giới thiệu đến Quý bạn đọc:

NHẬN DIỆN CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.Tràn hố thu – tràn bể điều hòa

Thông thường 2 bể này có thiết kế dùng bơm để bơm qua các bể xử lý phí sau và được điều khiển auto bằng phao. Do đó trong trường hợp hư bơm, hư đường ống, hư phao sẽ dẫn đến tràn nước tràn bề mặt tại bể hoặc tràn ngược tại nguồn xả. Mà đặc biệt đây là nước chưa qua xử lý nên khi bị tràn thì thảm họa ra sao các bạn biết rồi đấy! Đây là sự cố trong hệ thống xử lý nước thải thường gặp và thường xuyên xảy ra, do đó các bạn cần phải lưu ý.

Hệ thống xử lý nước thải bị hư

2. Hóa lý 1 không đạt tiêu hoặc lượng hóa chất châm vào bể không đạt.

Note: các thiết kế không có cụm châm hóa chất thì có thể bỏ qua không cần quan tâm phần này bạn nhé!

Vấn đề này khá là dài nên mình sẽ có một bài viết riêng cho phần vận hành cụm hóa lý. Ở phạm vi bài viết này đại loại củ thể là nồng độ châm hóa chất chưa đúng, bông cặn không tạo được nước sau hóa lý đục… hoặc sự cố trong quá trình pha hóa chất vd: Pha Acid thì phải châm gần đầy bồn nước rồi mới cho acid vào (châm acid vào nước chứ không châm nước vào acid) vì acid hóa nước có thể gây nguy hiểm khi pha. Pha Polime thì phải rắc nhẹ đều tay, mở khuấy tránh vốn cục khi pha…

3. Tràn nước tại bể vi sinh hoặc bể biochip (MBBR)

Bể này thường bơm từ điều hòa qua và tự chảy tràn qua bể lắng doa đó vì 1 lý do nào đó làm tắc đường ống dẫn qua bể lắng thì dẫn đến tràn bể vd: nghẹt lưới chắn giá thể, có vật cản như túi nilon, bao cám gạo, ván costpha… còn sót lại trong quá trình thi công dẫn đến tắc đường ống dẫn. Tràn bể này củng thảm họa vì làm mắt vi sinh giảm khản năng xử lý và củng khá cực khi đi dọn hết cái đóng tràn.

                                                                    

Hệ thống xử lý nước thải bị hư

4. Nổi bùn bể lắng

Ở bể lắng thường có hiện tượng nổi bùn, sự cố này thường có nhiều lý do như hư bơm hoàn lưu bùn, nghẹt các van một chiều của bơm, bùn vi sinh nhiều, bùn già lâu ngày không xả bùn, nito cao củng gây nổi bùn …các bạn đang vận hành có thể loại trừ từng khả năng để đánh giá lại sự cố đó.

Hệ thống xử lý nước thải bị hư

5. Bể khử trùng – bể sau xử lý

Đối với bể này thì các hệ thống tự chảy tràn không có vấn đề gì nhưng các hệ thống dùng bơm để thoát nước thì củng thường xảy ra các sự cố như tràn nước do hư bơm hoặc hư phao

6. Tủ điều khiển

Các hư hỏng máy bơm nói chung đều nhận diện được trên tủ điện điều khiển như báo đèn off CB … các thiết bị điện khi quá dòng, chạm vỏ, nghẹt rác gây quá dòng, hư bạc đạn… thông thường sẽ báo lỗi trên tủ điều khiển các thiết bị tự ngắt và dẫn đến tràn nước ở các bể. Trường hợp thiết bị báo lỗi đừng vội khởi động lại các bạn nhé. Đa số các hệ thống thiết kế đều có 2 thiết bị A-B, bạn hãy cho chạy tay thiết bị còn lại để bơm bớt nước sau đó cẩn thạn tìm nguyên nhân sự cố trước rồi mới khởi động lại thiết bị. Cơ chế nhảy CB báo đèn là để bảo vệ thiết bị đó nếu chúng ta ép thiết bị chạy lại có thể gây cháy hoặc kéo theo hỏng luôn các thiết bị khác.

Bài viết liên quan :

  • Các sự cố và biện pháp khắc phục trong vận hành hệ thống nước thải
  • Các sự cố thường gặp ở bể vi sinh vật

PHÒNG NGỪA CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG BẰNG CÁCH NÀO?

Có nhiều biện pháp phòng ngừa sự cố, tại Công ty Đức Tài với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có đầy đủ quy trình ứng phó sự cố, quy trình phòng ngừa rủi ro, thiết bị ứng cứu khẩn cấp. Nếu tòa nhà hoặc nhà máy của bạn cần đơn vị bảo trì định kỳ, mời bạn tham khảo thêm Dịch vụ vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải. Hoặc bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được miễn phí tư vấn và báo giá ưu đãi nhất

Đây là vài ý kiến cá nhân của Công ty Đức Tài nếu bạn đọc có góp ý gì thêm vui lòng bình luận xuống dưới để cùng nhau thảo luận nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỨC TÀI

Chuyên kiểm tra - tư vấn, thiết kế - thi công, vận hành - bảo trì trọn gói các loại hệ thống xử lý nước thải.