Hạch toán nộp thuế môn bài trên misa năm 2024

Thuế môn bài là khoản thuế mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải nộp. Theo đó, việc hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán rất quan trọng và cần thiết. Vậy, cách hạch toán lệ phí môn bài trên misa như thế nào? Hãy cùng làm rõ nội dung này trong bài viết dưới đây.

Hạch toán nộp thuế môn bài trên misa năm 2024

Căn cứ pháp lý

Nghị định 139/2016/NĐ-CP

Thông tư 200/2014/TT-BTC

Thông tư 133/2016/TT-BTC

1.Lệ phí môn bài là gì?

Lệ phí môn bài (thuế môn bài) là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Nội Dung Chính

2. Các đối tượng đóng lệ phí môn bài

Đối tượng đóng lệ phí môn bài bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu/năm.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ không thường xuyên hoặc địa điểm kinh doanh không cố định theo quy định của BTC (Bộ Tài chính).
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh muối.
  • Tổ chức, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và các dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá.
  • Điểm bưu điện cơ quan báo chí, cơ quan văn hóa xã.
  • Liên hợp tác xã, hợp tác xã có hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định được ban hành của cơ quan có thẩm quyền liên quan.
  • Quỹ tín dụng, chi nhánh văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hợp tác xã và những doanh nghiệp tư nhân có hoạt động kinh doanh trên khu vực miền núi.

3.Cách hạch toán lệ phí môn bài

Hạch toán lệ phí môn bài là nghiệp vụ kế toán rất quan trọng, cần thiết đối với doanh nghiệp. Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC nghiệp vụ được thực hiện áp dụng cho TK 3338 và TK 3339. Trong đó, kế toán viên có thể lựa chọn một trong những tài khoản sau:

  • TK 33381: Số thuế phải nộp, số thuế chưa nộp và sẽ phải nộp trong tương lai
  • TK 33382: Số thuế phải nộp khác
  • TK 3339: Phí và các lệ phí phải nộp khác

3.1.Hạch toán lệ phí môn bài khi nộp tờ khai

Dựa vào tờ khai lệ phí môn bài đã nộp cho cơ quan thuế để hạch toán chính xác số thuế phải nộp vào các tài khoản.

Khi nộp tờ khai, ta thực hiện hạch toán lệ phí môn bài.

  • Đối với trường hợp sử dụng Thông tư 200:

Nợ 6425: Thuế, phí và lệ phí

Có TK 3338: (TK 33382) Các loại thuế khác

  • Đối với trường hợp hạch toán theo Thông tư 133:

Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 3338: (TK 33382) Các loại thuế khác

3.2.Hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền vào ngân sách

Khi nộp tiền vào ngân sách, dù doanh nghiệp dựa vào Thông tư 133 hay Thông tư 200 đều sử dụng cùng một phương pháp hạch toán. Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách khi nộp đúng thời hạn, hạch toán thuế môn bài như sau:

Nợ TK 3338: (TK 33382) Các loại thuế khác

Có TK 111/112: Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng

3.3.Hạch toán tiền chậm nộp thuế môn bài

  • Khi doanh nghiệp chậm nộp thuế môn bài, sẽ bị xử phạt. Doanh nghiệp nhận được Quyết định xử phạt của Cơ quan thuế, cần hạch toán như sau:

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

  • Khi nộp tiền phạt vào ngân sách, dựa vào giấy nộp tiền, cần thực hiện:

Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Có TK 111/112: Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng

  • Khi kết chuyển vào cuối kỳ, cần thực hiện bút toán:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811: Chi phí khác

3.Mức đóng lệ phí môn bài

Bậc thuế môn bài đối với doanh nghiệp, tổ chức:

Bậc thuế Căn cứ Số tiền 1 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 03 triệu đồng/năm 2 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 02 triệu đồng/năm 3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 01 triệu đồng/năm

Bậc thuế môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh:

STT Doanh thu Số tiền 1 Trên 500 triệu đồng/năm 01 triệu đồng/năm 2 Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm 3 Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

4.Hạch toán lệ phí môn bài trên misa

Hạch toán lệ phí môn bài trên misa có hai bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tính thuế môn bài: Vào Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác:

Nợ TK642/Có TK3338\ Cất

Hạch toán nộp thuế môn bài trên misa năm 2024

Bước 2: Nộp thuế môn bài:

Vào Ngân hàng hoặc Quỹ\ Chi tiền (chọn lý do chi là chi khác), hoàn thiện chứng từ\ Cất:

Nợ TK3338/Có TK111,112

Hạch toán nộp thuế môn bài trên misa năm 2024

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hạch toán lệ phí môn bài trên misa. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Thuế môn bài hạch toán vào đầu?

*Đối với doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì hạch toán lệ phí môn bài như sau: - Nợ 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: chi án phí, lệ phí thi hành án, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.

Thuế môn bài năm 2024 là bao nhiêu?

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Mức thuế môn bài cả năm Bậc
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm Bậc 1
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm Bậc 2
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm Bậc 3

Các mức đóng thuế môn bài 2024 mới nhất - Kế Toán Thiên Ưngketoanthienung.net › cac-bac-thue-mon-bai-moi-nhatnull

Thuế môn bài là tài khoản bao nhiêu?

Ngoài ra, theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài còn được đổi tên thành lệ phí môn bài và được phản ánh tại TK 3339. Vậy nên kế toán viên có thể sử dụng TK 3338 hoặc TK 3339 khi thực hiện hạch toán.

Tiền phạt chậm nộp thuế hạch toán vào đầu?

– Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào Tài khoản 811.