Giá trị của biểu thức c là c = 2 mũ 3 x 3 - 1 mũ 10 + 15 chia 4 mũ 2

Chia sẻ nếu thấy tài liệu này có ích!

HƯỚNG DẪN GIẢI TOÁN LỚP 6 CHỦ ĐỀ LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

Lũy thừa với số mũ tự nhiên là khái niệm hoàn toàn mới với các em học sinh lớp 6. Đây là một trong những kiến thức quan trong nên các em cần nắm vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tổng hợp lại các kiến thức về lũy thừa với số mũ tự nhiên và làm bài tập áp dụng để các em hiểu rõ hơn.

I – Kiến thức cần nhớ

1, Lũy thừa với số mũ tự nhiên

- Định nghĩa: Lũy thừa bậc $n$ của $a$ là tích của $n$ thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng $a$:

${{a}^{n}}=\underbrace{a.a.a...a}_{n\,\,\,so\,\,\,a}\,\,\,\left[ n\ne 0 \right]$

Trong đó: $a$ được gọi cơ số, $n$ được gọi là số mũ

Đọc là: $a$ mũ $n$ hoặc $a$ lũy thừa $n$ hoặc lũy thừa bậc $n$ của $a$ .

- Ví dụ:

  • $2.2.2={{2}^{3}}$ trong đó 2 được gọi là cơ số và 3 được gọi là số mũ.

Đọc là: 2 mũ 3 hoặc 2 lũy thừa 3 hoặc lũy thừa bậc 3 của 2.

  • ${{5}^{20}}=5.5.5....5$ [20 chữ số 5] trong đó 5 được gọi là cơ số và 20 được gọi là số mũ

Đọc là: 5 mũ 20 hoặc 5 lũy thừa 20 hoặc lũy thừa bậc 20 của 5.

Chú ý:

  • ${{a}^{2}}$ còn được gọi là $a$ bình phương hay bình phương của $a$
  • ${{a}^{3}}$ còn được gọi là $a$ lập phương hay lập phương của $a$

- Quy ước:

  • ${{a}^{1}}=a$
  • ${{a}^{0}}=1$
  • ${{1}^{n}}=1\,\,\,\left[ n\in \mathbb{N} \right]$

2, Một số công thức liên quan đến lũy thừa

- Nhân hai lũy thừa cùng cơ số :

  • Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ

${{a}^{m}}.{{a}^{n}}={{a}^{m+n}}$

  • Ví dụ: ${{3}^{4}}{{.3}^{5}}={{3}^{4+5}}={{3}^{9}}$, ${{x}^{3}}.x={{x}^{3}}.{{x}^{1}}={{x}^{3+1}}={{x}^{4}}$

- Chia hai lũy thừa cùng cơ số:

  • Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số [khác 0], ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ

${{a}^{m}}:{{a}^{n}}={{a}^{m-n}}\,\,\,\left[ a\ne 0,\,\,m\ge n \right]$

  • Ví dụ: ${{7}^{8}}:{{7}^{3}}={{7}^{8-3}}={{7}^{5}}$, ${{x}^{7}}:{{x}^{2}}={{x}^{7-2}}={{x}^{5}}\,\,\left[ x\ne 0 \right]$

- Lũy thừa của lũy thừa: ${{\left[ {{a}^{m}} \right]}^{n}}={{a}^{m.n}}$

- Lũy thừa của một tích: ${{\left[ a.b \right]}^{m}}={{a}^{m}}.{{b}^{m}}$

3, So sánh hai lũy thừa

- So sánh hai lũy thừa cũng cơ số, khác số mũ:

Nếu $m>n$ thì ${{a}^{m}}>{{a}^{n}}$

- So sánh hai lũy thừa khác cơ số, cùng số mũ:

Nếu $a>b$ thì ${{a}^{m}}>{{b}^{m}}$

- Ví dụ: ${{2}^{3}}{{5}^{6}}$

II – Bài tập vận dụng

Bài 1. Viết gọn các biểu thức sau:

a] $4.4.4.4.4.4$

b] $2.4.8.8.8$

c] $10.100.1000.10000$

d] $x.x.x.x+x.x.x.x.x.x.x.x$

Bài giải

a] $4.4.4.4.4.4={{4}^{6}}$

b] $2.4.8.8.8={{2.2}^{2}}{{.2}^{3}}{{.2}^{3}}{{.2}^{3}}={{2}^{1+2+3+3+3}}={{2}^{12}}$

c] $10.100.1000.10000={{10.10}^{2}}{{.10}^{3}}{{.10}^{4}}={{10}^{1+2+3+4}}={{10}^{10}}$

d] $x.x.x.x+x.x.x.x.x.x.x.x={{x}^{4}}+{{x}^{8}}$

Bài 2. Viết các kết quả sau dưới dạng một lũy thừa:

a] ${{4}^{8}}{{.2}^{10}},\,\,\,{{9}^{12}}{{.27}^{4}}{{.81}^{3}},\,\,\,{{x}^{7}}.{{x}^{4}}.{{x}^{2}}$

b] ${{4}^{9}}:{{4}^{4}},\,\,{{2}^{10}}:{{8}^{2}},\,\,{{x}^{6}}:x\,\,\,\left[ x\ne 0 \right],\,{{24}^{n}}:{{2}^{2n}}$

Bài giải:

a] ${{4}^{8}}{{.2}^{10}}={{\left[ {{2}^{2}} \right]}^{8}}{{.2}^{10}}={{2}^{2.8}}{{.2}^{10}}={{2}^{16}}{{.2}^{10}}={{2}^{26}}$

${{9}^{12}}{{.27}^{4}}{{.81}^{3}}={{\left[ {{3}^{2}} \right]}^{12}}.{{\left[ {{3}^{3}} \right]}^{4}}.{{\left[ {{3}^{4}} \right]}^{3}}={{3}^{24}}{{.3}^{12}}{{.3}^{12}}={{3}^{24+12+12}}={{3}^{48}}$

${{x}^{7}}.{{x}^{4}}.{{x}^{2}}={{x}^{7+4+2}}={{x}^{13}}$   

b] ${{4}^{9}}:{{4}^{4}}={{4}^{9-4}}={{4}^{5}}$

${{2}^{10}}:{{8}^{2}}={{2}^{10}}:{{\left[ {{2}^{3}} \right]}^{2}}={{2}^{10}}:{{2}^{6}}={{2}^{10-6}}={{2}^{4}}$

${{x}^{6}}:x={{x}^{6}}:{{x}^{1}}={{x}^{6-1}}={{x}^{5}}$

${{24}^{n}}:{{2}^{2n}}={{\left[ {{2}^{3}}.3 \right]}^{n}}:{{2}^{2n}}=\left[ {{2}^{3n}}{{.3}^{n}} \right]:{{2}^{2n}}={{2}^{3n-2n}}{{.3}^{n}}={{2}^{n}}{{.3}^{n}}={{\left[ 2.3 \right]}^{n}}={{6}^{n}}$

Bài 3. Thực hiện các phép tính sau [tính hợp lí nếu có thể]

a] ${{3}^{2}}.5+{{2}^{3}}.10-81:3$

b] ${{5}^{13}}:{{5}^{10}}-{{25.2}^{2}}$

c] $84:4+{{3}^{9}}:{{3}^{7}}+{{1999}^{0}}$

d] $\left[ {{1}^{3}}+{{2}^{3}}+{{3}^{3}} \right].\left[ 1+{{2}^{2}}+{{3}^{2}}+{{4}^{2}} \right].\left[ {{3}^{8}}-{{81}^{2}} \right]$

Bài giải:

a] ${{3}^{2}}.5+{{2}^{3}}.10-81:3$

$={{3}^{2}}.5+{{2}^{3}}.2.5-{{3}^{4}}:3$

$={{3}^{2}}.5+{{2}^{3+1}}.5-{{3}^{4-1}}$

$={{3}^{2}}.5+{{2}^{4}}.5-{{3}^{3}}$

$=\left[ {{3}^{2}}.5-{{3}^{3}} \right]+{{2}^{4}}.5$

$={{3}^{2}}\left[ 5-3 \right]+16.5$

$={{3}^{2}}.2+80$

$=9.2+80$

$=98$

b] ${{5}^{13}}:{{5}^{10}}-{{25.2}^{2}}$

$={{5}^{13-10}}-{{5}^{2}}{{.2}^{2}}$

$={{5}^{3}}-{{5}^{2}}{{.2}^{2}}$

$={{5}^{2}}\left[ 5-2 \right]$

$=25.3$

$=75$

c] $84:4+{{3}^{9}}:{{3}^{7}}+{{1999}^{0}}$

$=21+{{3}^{9-7}}+1$

$=21+{{3}^{2}}+1$

$=21+9+1$

$=31$

d] $\left[ {{1}^{3}}+{{2}^{3}}+{{3}^{3}} \right].\left[ 1+{{2}^{2}}+{{3}^{2}}+{{4}^{2}} \right].\left[ {{3}^{8}}-{{81}^{2}} \right]$

$=\left[ {{1}^{3}}+{{2}^{3}}+{{3}^{3}} \right].\left[ 1+{{2}^{2}}+{{3}^{2}}+{{4}^{2}} \right].\left[ {{3}^{8}}-{{\left[ {{3}^{4}} \right]}^{2}} \right]$

$=\left[ {{1}^{3}}+{{2}^{3}}+{{3}^{3}} \right].\left[ 1+{{2}^{2}}+{{3}^{2}}+{{4}^{2}} \right].\left[ {{3}^{8}}-{{3}^{4.2}} \right]$

$=\left[ {{1}^{3}}+{{2}^{3}}+{{3}^{3}} \right].\left[ 1+{{2}^{2}}+{{3}^{2}}+{{4}^{2}} \right].\left[ {{3}^{8}}-{{3}^{8}} \right]$

$=\left[ {{1}^{3}}+{{2}^{3}}+{{3}^{3}} \right].\left[ 1+{{2}^{2}}+{{3}^{2}}+{{4}^{2}} \right].0$

$=0$

Bài 4. Tìm $x$ biết:

a] ${{2}^{x}}{{.16}^{2}}=1024$

b] ${{3}^{4}}{{.3}^{x}}:9={{3}^{7}}$

c] ${{\left[ 2x+1 \right]}^{3}}=125$

d] ${{4}^{x}}={{19}^{6}}:\left[ {{19}^{3}}{{.19}^{2}} \right]-{{3.1}^{2016}}$

Bài giải :

a] ${{2}^{x}}{{.16}^{2}}=1024$

$\Leftrightarrow {{2}^{x}}.{{\left[ {{2}^{4}} \right]}^{2}}={{2}^{10}}$

$\Leftrightarrow {{2}^{x}}{{.2}^{8}}={{2}^{10}}$

$\Leftrightarrow {{2}^{x}}={{2}^{10}}:{{2}^{8}}$

$\Leftrightarrow {{2}^{x}}={{2}^{2}}$

$\Leftrightarrow x=2$

b] ${{3}^{4}}{{.3}^{x}}:9={{3}^{7}}$

$\Leftrightarrow {{3}^{4}}{{.3}^{x}}:{{3}^{2}}={{3}^{7}}$

$\Leftrightarrow {{3}^{4+x-2}}={{3}^{7}}$

$\Leftrightarrow {{3}^{2+x}}={{3}^{7}}$

$\Leftrightarrow 2+x=7$

$\Leftrightarrow x=5$

c] ${{\left[ 2x+1 \right]}^{3}}=125$

$\Leftrightarrow {{\left[ 2x+1 \right]}^{3}}={{5}^{3}}$

$\Leftrightarrow 2x+1=5$

$\Leftrightarrow 2x=4$

$\Leftrightarrow x=2$

d] ${{4}^{x}}={{19}^{6}}:\left[ {{19}^{3}}{{.19}^{2}} \right]-{{3.1}^{2016}}$

$\Leftrightarrow {{4}^{x}}={{19}^{6}}:{{19}^{5}}-3.1$

$\Leftrightarrow {{4}^{x}}=19-3$

$\Leftrightarrow {{4}^{x}}=16$

$\Leftrightarrow {{4}^{x}}={{4}^{2}}$

$\Leftrightarrow x=2$

Bài 5: So sánh

a] ${{2}^{6}}$ và ${{8}^{2}}$

b] ${{2}^{6}}$ và ${{6}^{2}}$

Bài giải:

a] Ta có ${{8}^{2}}={{\left[ {{2}^{3}} \right]}^{2}}={{2}^{3.2}}={{2}^{6}}$

$\Rightarrow {{2}^{6}}={{8}^{2}}$

b] ${{2}^{6}}={{2}^{3.2}}={{\left[ {{2}^{3}} \right]}^{2}}={{8}^{2}}>{{6}^{2}}$

$\Rightarrow {{2}^{6}}>{{6}^{2}}$

Bài 6: Cho giá trị của biểu thức $A=1+2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+...+{{2}^{100}}$

 Bài giải

$A=1+2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+...+{{2}^{100}}$

$\Rightarrow 2A=2\left[ 1+2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+...+{{2}^{100}} \right]$

$\Rightarrow 2A=2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+...+{{2}^{101}}$

$\Rightarrow 2A-A=\left[ 2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+...+{{2}^{101}} \right]-\left[ 1+2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+...+{{2}^{100}} \right]$

$\Rightarrow A={{2}^{101}}-1$

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết tổng hợp Chương 1 [hay, chi tiết]

Với 25 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Toán lớp 6 Chương 1 chọn lọc, có lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.

Quảng cáo

I. Nhận biết

Câu 1: Cho tập hợp N = {2, 4, 6, 8}, có bao nhiêu phần tử trong tập hợp N?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị đáp án

Lời giải Tập hợp N có 4 phần tử là: 2; 4; 6; 8.

Đáp án: D

Câu 2: A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 5. Hãy viết tập hợp A bằng các liệt kê.

A. A = {1; 2; 3; 4; 5}.

B. A = {1; 2; 3; 4}.

C. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

D. A = {0; 1; 2; 3; 4}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 5 bao gồm: 0; 1; 2; 3; 4; 5.

Vậy A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

Đáp án: C

Câu 3: Điền vào chỗ trống để có được ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần : 49, ...., ....

A. 50; 51.

B. 51; 53.

C. 48; 47.

D. 59; 69.

Hiển thị đáp án

Lời giải Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần: 49; 50; 51.

Đáp án: A

Câu 4: Số La Mã biểu diễn số 29 là?

A. XIX;

B. XXIX;

C. XXXI;

D. XXVIV.

Hiển thị đáp án

Lời giải Số La Mã biểu diễn cho số 29 là: XXIX.

Đáp án: B

Câu 5: B là tập hợp các chữ cái trong từ "TAP HOP", vậy B =?

A. B = {T; A; P; H; O; P}.

B. B = {T; A; P; H}.

C. B = {T; A; P; H; O}.

D. B = {T; P; H; O}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các chữ cái trong từ tập hợp: T; A; P; H; O; P.

Vì trong tập hợp mỗi phần tử chỉ được liệt kê 1 lần nên B = {T; A; P; H; O}.

Đáp án: C

Câu 6. Trong phép tính mà chỉ chứa phép nhân và phép chia thì thứ tự thực hiện phép tính như thế nào?

A. Nhân trước, chia sau.

B. Chia trước, nhân sau.

C. Thực hiện lần lượt từ phải sang trái.

D. Thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

Hiển thị đáp án

Lời giải Trong phép tính mà chỉ chứa phép nhân và phép chia thì thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

Đáp án: D

Câu 7. Trong số 723 650, chữ số 5 có giá trị bao nhiêu?

A. 5 là chữ số hàng chục.

B. 5 có giá trị 5.10 = 50.

C. 5 có giá trị 723 65.

D. 5 có giá trị 5.

Hiển thị đáp án

Lời giải Trong số 723 650 chữ số 5 có hàng chục và có giá trị là 5.10 = 50.

Đáp án: B

Câu 8. Trong số nào dưới đây, chữ số 7 nằm ở hàng nghìn.

A. 127 000 000.

B. 870 900.

C. 547.

D. 7 200.

Hiển thị đáp án

Lời giải

+] Số 127 000 000, chữ số 7 nằm ở hàng triệu.

+] Số 870 900 090, chữ số 7 nằm ở hàng chục nghìn.

+] Số 547, chữ số 7 nằm ở hàng đơn vị.

+] Số 7 200, chữ số 7 nằm ở hàng nghìn.

Đáp án: D

Câu 9.  “Chín bình phương” là cách đọc của số nào dưới đây?

A. 93;

B. 92;

C. 9.2;

D. 94.

Hiển thị đáp án

Lời giải Chín bình phương là cách đọc của số 92.

Đáp án: B

Câu 10. Kết quả của phép nhân 125.8.

A. 10;

B. 100;

C. 1000;

D. 200.

Hiển thị đáp án

Lời giải 125.8 = 1000.

Đáp án: C

II. Thông hiểu

Câu 1. Viết gọn tích sau dưới dạng một lũy thừa: 2.3.36.

A. 23.33;

B. 63;

C. 62;

D. 22.32.

Hiển thị đáp án

Lời giải Ta có: 2.3.36 = 2.3.6.6 = 6.6.6 = 63.

Đáp án: B

Câu 2. Thực hiện phép tính: 110 – 72 + 22:2 ?

A. 72;

B. 107;

C. 41 [dư 1];

D. 62.

Hiển thị đáp án

Lời giải

110 – 72 + 22:2 

= 110 – 49 + 11

= 61 + 11

= 72.

Đáp án: A

Câu 3. Giá trị của biểu thức C là: C =  23.3 - [110 + 15] : 42

A. C = 23;

B. C = 24;

C. C = 25;

D. C = 26.

Hiển thị đáp án

Lời giải

C = 23.3 - [110 + 15] : 42

   = 8.3 - [1+15] : 16

   = 24 - 16:16

   = 24 -1

   = 23.

Đáp án: A

Câu 4. Tìm số tự nhiên x, thỏa mãn: [75:3 + 2.92]:x = 11.

A. x = 11;

B. x = 17;

C. x = 14;

D. x = 16.

Hiển thị đáp án

Lời giải

[75:3 + 2.92]:x = 11

[25 + 162]:x = 11

187:x = 11

x = 187: 11

x = 17.

Đáp án: A

Câu 5. Cho tập hợp M = {x ∈ N* | 2x + 5 = 5}. Số phần tử của tập hợp M là:

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Xét 2x + 5 = 5

2x = 5 – 5 

2x = 0

x = 0.

Mà x ∈ N* nên x = 0 [loại].

Vậy tập hợp M không có phần tử nào.

Đáp án: A

Câu 6. Đưa kết quả phép tính 122 + 32 về dưới dạng một lũy thừa cơ số 15 với số mũ là:

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Hiển thị đáp án

Lời giải

122 + 32  = 144 + 81 = 225.

225 = 15.15 = 152.

Vậy số mũ là 2.

Đáp án: B

Câu 7. Cho biểu thức 7x3 – [8y]2. Tính giá trị biểu thức tại x = 3 và y =1.

A. 189;

B. 64;

C. 125;

D. 115.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Thay x = 3 và y = 1 vào biểu thức 7x3 – [8y]2, ta được:

7.33 – [8.1]2 = 7.27 – 82 = 189 – 64 = 125.

Đáp án: C

Câu 8. Ghép mỗi phép tính ở cột A với lũy thừa tương ứng của nó ở cột B:

Cột A

Cột B

1. 37.33

a. 517

2. 59:57

b. 23

3. 211:28

c. 310

4. 512.55

d.52

A. 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.

B. 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – a.

C. 1 – a; 2 – d; 3 – b; 4 – c.

D. 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – c.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta có: 37.33 = 37+3 = 310

59:57 = 59-7 = 52

211:28 = 211-8 = 23

512.55 = 512+5 = 517

Vậy 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.

Đáp án: A

Câu 9. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 năm 2020 dân số được làm tròn là 98 000 000 người. Em hãy viết dân số của Việt Nam dưới dạng tích của một số với một lũy thừa của 10.

A. 98.106;

B. 98.105;

C. 98.104;

D. 98.103.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta có: 98 000 000 = 98.106 [người].

Vậy dân số Việt Nam năm 2020 là: 98.106 người.

Đáp án: A

Câu 10. Tính một cách hợp lý: 30.40.50.60

A. 3 600;

B. 3 600 000;

C. 36 000;

D. 360 000.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta có: 30.40.50.60

= [30.60].[40.50]

= 1 800.2 000

=3 600 000.

Đáp án: B

III. Vận dụng

Câu 1. Viết biểu thức tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật [hình dưới] theo a, b, c. Tính giá trị của biểu thức đó khi a = 5cm; b = 4cm; c = 3cm.

A. 54 cm2;

B. 94 cm2;

C. 40 cm2;

D. 84 cm2.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 2.c.[a + b]

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là: a.b

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: Stp = Sxq + 2Sday = 2.c.[a+b] + 2.a.b

Khi a = 5cm, b = 4cm, c = 3cm thì diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

2.c.[a+b] + 2.a.b = 2. 3. [ 5 + 4] + 2. 5 . 4 = 6.9 + 40 = 54 + 40 = 94 [cm2]

Vậy diện tích của hình hộp chữ nhật là 94 [cm2].

Đáp án: B

Câu 2. Khối 6 có 320 học sinh đi tham quan. Nhà trường cần thuê ít nhất bao nhiêu xe ô tô 45 chỗ ngồi để đủ chỗ cho tất cả học sinh?

Hiển thị đáp án

Lời giải

Vì 320 : 45 = 7 [dư 5] nên xếp đủ 7 xe thì còn dư 5 học sinh, do đó cần thêm 1 xe để chở hết 5 học sinh đó.

Vậy cần tất cả: 7 + 1 = 8 [xe ô tô]

Câu 3. Một phòng chiếu phim có 18 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 18 ghế. Giá một vé xem phim là 50 000 đồng. Tối thứ Sáu, số tiền bán vé thu được là 10 550 000 đồng. Hỏi có bao nhiêu vé không bán được?

A. 324 vé;

B. 112 vé;

C. 113 vé;

D. 115 vé.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Số ghế của phòng chiếu phim là: 18.18 = 324 [ghế]

Như ta thấy, mỗi ghế sẽ tương ứng với 1 vé xem phim nên số vé nhiều nhất có thể bán được là 324 vé.

Số vé bán được trong tối thứ Sáu là: 10 550 000: 50 000 = 211 [vé].

Số vé không bán được trong tối thứ Sáu là: 324 – 211 = 113 [vé].

Đáp án: C

Câu 4. Tính giá trị của biểu thức: .

A. 210;

B. 2 100;

C. 1 890;

D. 1 980.

Hiển thị đáp án

Lời giải

21.[[1 245 + 987]:23 – 15.12] + 21

= 21.[2 232:8 – 180] + 21

= 21.[279 – 180] + 21

= 21.99 + 21

= 21[99 + 1]

= 21.100

= 2 100.

Đáp án: B

Câu 5. Nhóm Lan dự định thực hiện một kế hoạch nhỏ với số tiền cần có là 200 000 đồng. Hiện tại các bạn đang có 80 000 đồng. Các bạn cần thực hiện gây quỹ thêm bằng cách thu lượm và bán giấy vụn, mỗi tháng được 20 000 đồng. Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong mấy tháng?

A. 4 tháng;

B. 5 tháng;

C. 6 tháng;

D. 7 tháng.

Hiển thị đáp án

Lời giải

a] Số tiền hiện tại các bạn còn thiếu là 200000 – 80000 = 120000 đồng.

Vậy số tiền hiện tại các bạn còn thiếu là 120 000 đồng.

b] Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong số tháng là: 120000 : 20000 = 6 tháng.

Vậy cần phải thực hiện gây quỹ trong 6 tháng.

Đáp án: C

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục]. Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề