Giá vàng tăng có phải lạm phát không

[PLO]- Giới đầu tư đang đặt cược vào vàng vì kinh tế đang ngày càng bất ổn.

Ông Randy Smallwood, Giám đốc điều hành Công ty vàng Wheaton Precious Metals đánh giá, Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] đã nâng thêm lãi suất 0,75% nhưng chưa chắc đã chế ngự được đà tăng lạm phát.

Lạm phát của Mỹ khó có thể dừng ở mức 8,6%, mà còn có thể lao lên cao hơn với khả năng chạm mức hai con số. Chúng ta sẽ sớm thấy lạm phát trở thành "con quái vật".

Trong tình huống này, vàng sẽ nổi lên là tài sản chống lạm phát. Một chỉ dấu gần đây cho thấy, theo thống kê của Hội vàng vàng quốc tế [WGC], 25% các ngân hàng trung ương trên thế giới đang mua nhiều vàng hơn như một hàng rào chống lại lạm phát và bất ổn địa chính trị.

Ông Edward Moya, chuyên gia phân tích Quỹ OANDA cho biết, vàng hiện đang có vẻ khá hấp dẫn khi giới đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ suy thoái. Lạm phát và những bất ổn kinh tế thường hỗ trợ cho vàng.

Tuy nhiên, ông Carsten Menke, Giám đốc Hãng nghiên cứu thị trường Next Generation Research lại cho rằng, sức hấp dẫn với vai trò nơi trú ẩn an toàn của vàng có thể mất dần đi nếu Fed chống lạm phát thành công mà không đẩy kinh tế Mỹ đi vào suy thoái kinh tế.

Sáng nay [17-6], vì đồng USD lao dốc, nên giá vàng thế giới leo lên 1.848 USD/ounce, tương đương 52,2 triệu đồng/lượng.

Vàng PNJ và SJC hiện bán ra tại thị trường trong nước là 55 và 68,7 triệu đồng/lượng.

PHƯƠNG MINH

Theo CNBC, Kitco

Giá vàng hôm nay 30-7: Lạm phát tại Mỹ nóng lên, vàng tăng giá mạnh

[NLĐO] – Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tăng mạnh trong bối cảnh dữ liệu liên quan đến lạm phát tại Mỹ đi lên, nhà đầu tư mạnh tay bán ra USD, lãi suất trái phiếu Mỹ đi xuống

  • Giá vàng hôm nay 29-7: Nhảy vọt khi kinh tế Mỹ suy yếu

  • Giá vàng hôm nay 28-7: Vàng SJC loạn giá

  • Giá vàng hôm nay 27-7: Bị đè nén trước áp lực của đồng USD

  • Giá vàng hôm nay 26-7: Vàng SJC giảm giá mạnh

Giá vàng hôm nay của thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước tăng vọt theo đà hồi phục rất mạnh của giá vàng quốc tế.

Lúc 9 giờ 30 phút, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 65,8 triệu đồng/lượng, bán ra 66,8 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua. Đây là mức tăng rất mạnh của giá vàng SJC sau nhiều ngày lao dốc.

Dù vậy, giá vàng SJC tiếp tục có sự cách biệt giữa các doanh nghiệp, khi một số doanh nghiệp giao dịch vàng SJC mua vào 65 triệu đồng/lượng, bán ra 66 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 52,3 triệu đồng/lượng mua vào, 53,2 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 250.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua.

Như vậy, giá vàng SJC đã tăng mạnh hơn gấp đôi so với đà đi lên của giá vàng nhẫn.

Tỉ giá trung tâm sáng nay được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.176 đồng/USD, giảm 25 đồng/USD so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch quanh 23.200 đồng/USD mua vào, 23.480 đồng/USD bán ra, giảm 30 đồng/USD so với hôm qua.

Đầu ngày 30-7, giá vàng hôm nay thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.767 USD/ounce, tăng thêm 10 USD/ounce sau khi đã tăng tổng cộng 36 USD/ounce trong hai phiên giao dịch trước.

Như vậy, qua 3 phiên giao dịch [từ 28 đến rạng sáng 30-7], giá vàng thế giới đã tăng 46 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay [30-7] ở nước ta sẽ được các doanh nghiệp công bố lúc 8 giờ 30 phút. Theo đó, giá vàng trong nước có thể biến động khó lường

Trước đó, do từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 29-7 giá vàng thế giới tăng mạnh nên trong khoảng thời gian này giá vàng SJC tăng 500.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 66,7 triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, giá vàng hôm nay biến động mạnh khi dữ liệu liên quan đến lạm phát tại Mỹ nóng lên. Cụ thể đêm qua, Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân cốt lõi [PCE] tháng 6-2022 tăng 0,6%, cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo là 0,5%. Theo đó, PCE tính theo năm leo lên 4,8% - mức cao nhất trong 40 năm qua, báo hiệu lạm phát tại Mỹ chưa hạ nhiệt.

Phản ứng thông này, giới đầu tư tài chính giảm mức độ nắm giữ USD, khiến giá trị của đồng tiền này lao xuống dốc, tạo động lực cho giá vàng hôm nay vọt lên.

Do USD giảm giá nên lãi suất trái phiếu Mỹ giảm theo. Từ đó, một số nhà đầu tư dịch chuyển một phần vốn vào kim loại quý. Giá vàng hôm nay có thêm sức mạnh để bật tăng.

Một số nhà phân tích cho rằng dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ là con dao hai lưỡi đối với thị trường vàng. Bởi lẽ, lạm phát tiếp tục tăng có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] thắt chặt chính sách tiền tệ nhiều hơn. Đồng USD có thể tăng giá trong tương lai, tạo sức ép lên giá vàng thế giới.

Phillip Streible - chiến lược gia thị trường tại sàn giao dịch hàng hóa Blue Line Futures [Mỹ] nhận định nếu lạm phát vẫn còn gia tăng thì FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ làm cho đà tăng của giá vàng thế giới bị hạn chế.

Thế nhưng, ông Louise Street, nhà phân tích tại Hội đồng vàng thế giới [WGC] nhận xét thị trường vàng sẽ mang lại cơ hội và thách thức trong nửa cuối năm 2022. Nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn sẽ tiếp tục khuyến khích hoạt động đầu tư vàng vì nhiều quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế.

Thy Thơ - Thái Phương Ảnh: Tấn Thạnh - Đồ họa: Ngọc Trinh

Lạm phát có nguy cơ tăng cao đang là mối lo với giới đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, giá vàng liên tục lập lập đỉnh mới càng khiến các nhà đầu tư phân vân. Trong khuôn khổ chương trình Bí mật Đồng tiền ngày 09/03, các chuyên gia đã có bình luận về hai yếu tố này.

Bà Nguyễn Hằng Nga - Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Vietcombank [ghế giữa] và ông Phạm Lưu Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư Chứng khoán SSI [tham gia trực tuyến] tại chương trình Bí mật Đồng tiền ngày 09/03

Khách mời của chương trình, bà Nguyễn Hằng Nga - Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Vietcombank nêu quan điểm: 'Khi có biến động trong nền kinh tế, mọi người nghĩ vàng là hầm trú ẩn an toàn. Chính vì thế mỗi khi có biến động, giá vàng lúc nào cũng tăng. Tôi nghĩ tâm lý đó hoàn toàn bình thường tuy nhiên hầm trú ẩn đó chỉ thực sự an toàn khi bạn có sẵn vàng trong tay. Khi giá vàng tăng sẽ là cái bù trừ giảm ở cổ phiếu. Còn nếu giá lên mới đi mua thì rất nguy hiểm, sau 2 năm nữa có khi lại... sập hầm”.

Bà Nga cho hay để có lãi khi đầu tư vàng thì phải mua giá thấp bán giá cao còn việc mua cao rồi hy vọng bán cao hơn sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Lưu Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư Chứng khoán SSI cho rằng việc giá vàng tăng không tác động nhiều đến thị trường chứng khoán. Theo ông Hưng, trong tình hình khó khăn, người dân tìm đến vàng làm kênh trú ẩn cũng giống như trời mưa phải tìm chỗ tránh là hết sức bình thường. Hơn nữa hiện nay có nhiều hình thức khác để tránh rủi ro chứ không chỉ mỗi vàng. Mặt khác, ảnh hưởng của giá vàng lên chính sách ngoại hối cũng khá thấp.

Bên cạnh giá vàng, giá cả nhiều loại hàng hóa cơ bản trên thế giới đang tăng cao, cũng dấy lên lo ngại về lạm phát sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Theo bà Nga, nỗi lo lạm phát với thị trường Việt Nam là không quá lớn. Vì hiện tại, cầu về hàng hóa vẫn chưa tăng cao, minh chứng bởi việc tăng trưởng doanh số bán lẻ 2 tháng đầu năm vẫn thấp hơn so với cùng kỳ.

Nếu lạm phát tăng cao, các ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, không phải lúc nào các ngân hàng trung ương cũng phản ứng hết sức quyết liệt khi lạm phát vừa tăng.

Vị phó tổng giám đốc quỹ này dẫn chứng về cách điều hành của Việt Nam. Cụ thể, thông thường mục tiêu điều hành lạm phát của chính phủ Việt Nam là dưới 4%. Khi lạm phát vượt mốc này, không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải hành động để giảm lạm phát ngay lập tức. Thay vào đó, họ sẽ đánh giá liệu lạm phát sẽ kéo dài trong ngắn hạn hay dài hạn. Nếu ngân hàng trung ương cho rằng lạm phát có thể kéo dài trong dài hạn và vượt xa hơn nhiều so với 4%, họ chắc chắn sẽ có các biện pháp để kiềm chế lạm phát.

Về phía ông Hưng đánh giá, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ gần như không chịu ảnh hưởng bởi lạm phát vì hầu như chúng ta đã có thể kiểm soát về giá của hầu hết các mặt hàng. Nhà đầu tư nên quan tâm đến câu chuyện đình lạm [lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế kém] trong dài hạn, khi mà nền kinh tế phục hồi kém hơn so với kỳ vọng của thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề